Hạng C
5/6/09
698
42
28
48
Sài Gòn
<h3> Người dân có thể phải gánh 2 loại phí lưu hành xe</h3> (Dân trí) - Bộ Giao thông vận tải vừa đưa ra đề xuất thu phí lưu hành đối với xe mô tô, gắn máy, xe ô tô cho quỹ bảo trì đường bộ. Như vậy, nếu tính cả việc Hà Nội, TPHCM thu phí ùn tắc, người dân có thể phải gánh 2 khoản phí lưu hành xe.
Theo ông Đỗ Văn Quốc, Vụ trưởng Vụ Tài chính (Bộ Giao thông vận tải): Cục Đường bộ đã xây dựng hai phương án thu phí bảo trì đường bộ: thu phí phương tiện qua giá xăng dầu hoặc thu phí các loại xe qua đăng ký, đăng kiểm mới.




Phương án 1 là thu qua giá xăng dầu. Theo đó, tổ chức cá nhân nhập khẩu hoặc sản xuất chế biến xăng dầu có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí xăng dầu vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế. Phí xăng dầu được tập trung toàn bộ cho ngân sách Trung ương quản lý, sử dụng theo Luật ngân sách nhà nước hiện hành.

Mức thu cụ thể là 1.000đ/lít đối với xăng các loại và 500đ/lít đối với dầu diezel. Theo phương án này, 50% số phí thu được (ước khoảng 3.400 tỷ đồng) sẽ chuyển vào quỹ bảo trì đường bộ.

Tuy nhiên, phương án này gặp nhiều khó khăn bởi các loại hình không tham gia giao thông đường bộ như đường thủy, đường sắt, sử dụng thiết bị phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp cũng phải đóng phí.

Phương án 2 là thu theo đầu xe mô tô, xe máy đăng ký mới và thu lưu hành xe ô tô.

Về lưu hành ô tô, mức thu tính theo tháng trong chu kỳ kiểm định và theo trọng tải 5 nhóm xe được quy định. Nhóm chịu phí thấp nhất là 1,2 triệu đồng/tháng, nhóm sau tăng 20% so với nhóm trước.

Theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến ngày 31/3/2009, cả nước có hơn 982 nghìn xe ô tô, như vậy tổng số tiền dự kiến thu được khoảng 1.407 tỷ đồng. Cơ quan thuế và cơ quan đăng kiểm đứng ra thu được hưởng phần trăm, số còn lại sẽ đưa vào quỹ quản lý bảo trì đường bộ.

Về lưu hành mô tô, xe máy, các phương tiện này sẽ đóng phí một lần khi đăng ký mới, mức thấp nhất là 300.000 đồng/xe, cao nhất là 1,5 triệu đồng/xe. Theo tính toán, nguồn thu này đạt khoảng 2.103,6 tỷ đồng/năm.

Thứ trưởng Bộ GTVT ông Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh, “cần thay đổi quan niệm coi việc sử dụng đường là đương nhiên, miễn phí sang quan niệm sử dụng đường bộ cũng là sử dụng dịch vụ công cộng tương tự như nước sạch, điện, điện thoại… Người sử dụng phải trả tiền để nhận được dịch vụ ngày càng tốt hơn”.

Đề xuất thu phí lưu hành phương tiện của Bộ GTVT hoàn toàn tách rời với đề án thu phí nhằm giảm ùn tắc giao thông mà Hà Nội và TPHCM đang kiến nghị. Trong trường hợp này, người dân tại hai thành phố lớn kể trên có thể phải “cõng” hai loại phí lưu hành xe.

Dự kiến mức thu với ô tô:

- Nhóm 1: ô tô 12 chỗ ngồi trở xuống, xe tải dưới 2 tấn và xe buýt là 1,2 triệu đồng/tháng.

- Nhóm 2: ô tô 12 - 30 chỗ, xe tải 2 - 4 tấn, mức phí tăng 20% so với nhóm 1

- Nhóm 3: ô tô từ 31 chỗ trở lên, xe tải 4 - 10 tấn, mức phí tăng 20% so với nhóm 2

- Nhóm 4: ô tô 10 - 18 tấn, xe container 20 feet, mức phí tăng 20% so với nhóm 3.

- Nhóm 5: ô tô tải 18 tấn trở lên, xe chở hàng container 40 feet, mức phí tăng 20% so với nhóm 4.

Dự kiến mức thu với mô tô, xe máy:

- Xe gắn máy là 300 nghìn đồng/xe.

- Mô tô có dung tích xi lanh từ 70 - 100cm3 là 600.000 đồng/xe.

- Mô tô từ 100cm3 - 175cm3 là 1.100.000 đồng/xe.

- Mô tô lớn hơn 175cm3 là 1.500.000 đồng/xe.
 
Hạng F
5/3/05
8.716
77.741
113
đây
em phải xin ngay 1 chân bảo vệ hay lao công trong Bộ Giao thông vận tải mới đc


đề xuất cho có việc bàn thế thôi, chứ chả thực hiện nổi đâu, thi thoảng các cụ tự lăng xê mình bằng mấy tuyên bố giật gân, trò này lố bịch ngang với ca sĩ tụt xxxx nhảy lên NET ngồi
 
Hạng D
8/10/07
1.045
8
0
Danang City
Em chuyển sang xe chạy than, sắp mở bể than Đồng bằng Sông hồng, nhiên liệu tha hồ rẻ !
 
Tập Lái
23/9/09
9
0
0
Thứ trưởng Bộ GTVT ông Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh, “cần thay đổi quan niệm coi việc sử dụng đường là đương nhiên, miễn phí sang quan niệm sử dụng đường bộ cũng là sử dụng dịch vụ công cộng tương tự như nước sạch, điện, điện thoại… Người sử dụng phải trả tiền để nhận được dịch vụ ngày càng tốt hơn”.

vậy thuế mà chúng ta đóng để làm gì nhỉ,chưa kể rất nhiều đường hiện nay đã thu phí rồi như vậy co phải là phí chồng phí không nhỉ,khoan sức dân là thế này à
 
nai confirmed
Hạng D
3/5/08
1.479
3.906
113
Thứ trưởng - tức là dân có học, có đào tạo (bét nhất cũng phải tốt nghiệp cấp 1 trở lên).
Vì vậy có thể phân biệt đựơc đúng và sai , có lý và vô lý.
Phát biểu:
sử dụng dịch vụ công cộng tương tự như nước sạch, điện, điện thoại...
Đúng và Có lý.
Nhưng chưa đủ nên nó trở thành:
Sai và Vô Lý.
ở chỗ:
Sử dụng ít - trả ít, sử dụng nhiều - trả nhiều; Không sử dụng - miễn trả.
Thế mà bác tận thu - triệt thu theo kiểu cá mè 1 lứa cả. Xe chạy nhiều cũng thu bằng xe treo ... dàn bếp. Đúng là N** hết chỗ nói.

… Người sử dụng phải trả tiền để nhận được dịch vụ ngày càng tốt hơn”.
Tiền trao thì cháo múc. Đúng và Có Lý.
Nhưng nó Sai và Vô lý ở chỗ:
Chỉ có tiền thì bắt thiên hạ trao ngay, vậy Cháo thì ... năm nào múc?
Và quan trọng không kém: Cháo được múc ở đâu?

 
Hạng C
29/2/08
749
8
18
vậy từ trước đến nay chúng ta phải đóng tiền mỗi lần qua trạm thu phí để làm gì nhỉ?? số tiền khổng lồ đó để làm gì ? đã đi đâu và đang dư thừa hay đang thiếu ??
 
nai confirmed
Hạng D
3/5/08
1.479
3.906
113
Góp ý thêm:
Các Bác ở Bộ GTGT nên đổi lại (phát biểu lại) như sau:
Tất cả các loại phí lưu hành đường bộ nêu trên do chú văn thư đánh máy sai nên không đúng.
Để phù hợp với các loại phí cung cấp dịch vụ khác:
Toàn dân nên chú ý và sửa thành:
PHÍ THUÊ BAO ĐƯỜNG BỘ
Tương tự như phí thuê bao điện thoại (chứ điện, nước thì không có phí này), loại phí thuê bao đường bộ được thu cố định hàng năm dù xe chạy nhiều hay ít. Thậm chí xe hư hoặc không chạy cả năm cũng phải đóng phí.
Riêng đối với các xe mà người dân nhắm không sử dụng từ 6 tháng trở lên, nên đăng ký để Sở GTGT địa phương ngừng cung cấp dịch vụ ... đường bộ! (Và dĩ nhiên chủ sỡ hữu xe được ngưng đóng loại phí này tương ứng với thời gian không sử dụng)
Loa! loa! loa! Xin bà con chú ý lắng nghe!
Riêng loại phí lưu hành sẽ tiếp tục nghiên cứu và phổ biến sau!