Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.775
18.752
113
Lâm Đồng
Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ đã được ban hành cách đây không lâu. Nhưng cụ thể tốc độ dành cho xe ô tô/ xe máy ở từng loại đường cụ thể như thế nào? Mời các bác cùng theo dõi chi tiết:

Quy định mới về tốc độ tối đa cho các loại xe từ ngày 15/10/2019

1. Quy định

Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức ban hành Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, có hiệu lực từ ngày 15/10/2019 và thay thế cho Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa của các loại phương tiện xe cơ giới. Cụ thể như sau:

Ngoài khu vực đông dân cư
Tốc độ tối đa (km/h)
Phương tiện xe cơ giới
Đường đôi; Đường 1 chiều có 2 làn xe cơ giới trở lên
Đường 2 chiều; Đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới
- Ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt)
- Ô tô có tải trọng nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn
90​
80​
- Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt)
- Ô tô tải có tải trọng trên 3,5 tấn ( trừ ô tô xi-téc)
80​
70​
- Ô tô buýt, ô tô đầu kéo sơ-mi rơ-moóc
- Ô tô chuyên dùng, mô tô (trừ ô tô trộn vữa/ bê-tông)
70​
60​
- Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác
- Ô tô trộn vữa/ bê-tông, ô tô xi-téc
60​
50​
Khu vực đông dân cư
Phương tiện xe cơ giới
Đường đôi; Đường 1 chiều có 2 làn xe cơ giới trở lên
Đường 2 chiều; Đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới
- Các phương tiện xe cơ giới
(trừ xe máy và xe máy chuyên dùng)
60​
50​
- Xe máy chuyên dùng
- Xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự
40​
40​
Đường cao tốc
Các phương tiện xe cơ giới
Tốc độ tối thiểu (km/h)
Tốc độ tối đa (km/h)
.​
Theo biển báo​
120
Chi tiết tốc độ tối đa quy định cho các loại xe cơ giới theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT

*Lưu ý: Xe gắn máy là xe hai bánh có gắn động cơ với dung tích xi-lanh nhỏ hơn 50 cm3, xe mô tô là xe có dung tích động cơ trên 50 cm3

Quy định mới về tốc độ tối đa cho các loại xe từ ngày 15/10/2019


Ngoài ra, Thông tư 31/2019 còn quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông ứng với từng tốc độ cụ thể của xe, về trách nhiệm của các cơ quan thẩm quyền quản lí và đặt biển báo tốc độ ở từng loại đường cụ thể.

Theo đó, khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện cùng tham gia giao thông cụ thể như sau (trong điều kiện đường sá khô ráo):

Tốc độ lưu hành (km/h)
Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
V = 60​
35​
60 < V ≤ 80​
55​
80 < V ≤ 100​
70​
100 < V ≤ 120​
100​

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.

Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số trên.

Quy định mới về tốc độ tối đa cho các loại xe từ ngày 15/10/2019


2. Xử phạt

Các trường hợp điều khiển phương tiện xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định (theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT) đều là hành vi trái pháp luật, nên sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Theo đó, Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì người điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ mà chạy quá tốc độ quy định, tùy từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà sẽ bị xử phạt hành chính sau:

Đối với ô tô:

Ô tô vượt quá tốc độ quy định (km/h)
Hình thức xử phạt
5 - 10​
600.000 - 800.000 đồng​
10 - 20​
2.000.000 - 3.000.000 đồng​
20 - 35​
5.000.000 - 6.000.000 đồng
+ Tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng
> 35​
7.000.000 - 8.000.000 đồng
+ Tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng
Chạy dưới tốc độ tối thiểu
(trên đường cao tốc)​
800.000 - 1.200.000 đồng
+ Tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng

Đối với xe máy:

Xe máy vượt quá tốc độ quy định (km/h)
Hình thức xử phạt
10 - 20​
500.000 – 1.000.000 đồng​
> 20​
3.000.000 - 4.000.000 đồng
+ Tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng​

Quy định mới về tốc độ tối đa cho các loại xe từ ngày 15/10/2019


Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường bộ trong khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn (gọi chung là nội đô thị) và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; được xác định bằng biển báo hiệu là đường khu đông dân cư.

2. Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

3. Ô tô chuyên dùng là ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng công dụng đặc biệt, bao gồm: ô tô quét đường, ô tô tưới nước; ô tô hút chất thải, ô tô ép rác; ô tô trộn vữa; ô tô trộn bê tông; ô tô bơm bê tông; ô tô cần cẩu; ô tô thang; ô tô khoan; ô tô cứu hộ giao thông; ô tô truyền hình lưu động, ô tô đo sóng truyền hình lưu động; ô tô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ô tô kiểm tra cáp điện ngầm, ô tô chụp X-quang, ô tô phẫu thuật lưu động và các loại ô tô tương tự.

4. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

5. Dải phân cách giữa là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó, được dùng để phân chia mặt đường thành hai phần xe chạy ngược chiều riêng biệt (các dạng chủ yếu: bó vỉa, dải phân cách kết cấu bê tông, dải phân cách kết cấu thép, hộ lan tôn sóng hoặc dải đất dự trữ).

6. Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi).

7. Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.

8. Đường hai chiều là đường có cả hai chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa.

9. Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

### Ngoài ra:

Tại khoản 3.39 và 3.40 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN - 41:2016/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT, xe môtô và xe gắn máy được quy định như sau:

- Xe môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh. Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy;

- Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3;

Như vậy, môtô chính là xe máy theo cách gọi của phần đông người sử dụng hiện nay. Cụ thể, xe Honda, Yamaha, Vespa… được gọi chung là môtô trong các văn bản luật.
Quy định mới về tốc độ tối đa cho các loại xe từ ngày 15/10/2019Quy định mới về tốc độ tối đa cho các loại xe từ ngày 15/10/2019Quy định mới về tốc độ tối đa cho các loại xe từ ngày 15/10/2019Quy định mới về tốc độ tối đa cho các loại xe từ ngày 15/10/2019
Tổng hợp
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
8/10/11
3.077
6.244
133
Vậy là kdc đường 2 làn có lương cứng con Rim Lùn em chạy dược 60.
 
  • Like
Reactions: xlive
Hạng C
19/4/19
601
547
96
40
Ngoài khu vực đông dân cư, không có ghi xe máy (moto ấy) nhỉ?
 
Hạng C
18/4/19
577
437
91
31
Chạy dưới tốc độ tối thiểu
(trên đường cao tốc)
800.000 - 1.200.000 đồng
+ Tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng
cái này thơm nè, chứ đi đường trung tốc Trung Lương - TPHCM toàn lết
 
  • Like
Reactions: Thienthaobm
Hạng D
5/4/15
4.070
3.513
113
Không thấy có khái niệm giải phân cách cứng mềm nữa nhỉ??
 
Hạng D
16/8/12
1.986
1.602
113
Bến tre
Vậy có thay đổi gì nhỉ, em đọc mà không biết có khác gì so với quy định cũ.