Nhân câu hỏi của bác PLCP ,tui tìm thấy cái QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 992/2003/QĐ-BGTVT NGÀY 09 THÁNG 4 NĂM 2003 BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT, SỬA CHỮA ÔTÔ
Thấy cũng hay hay pót lên đây các bác tham khảo để tự mình biết mà bảo dưỡng con xe yêu dấu (đã bỏ bớt phần dành cho rờ mooc )
CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định về bảo dưỡng kỹ thuật (sau đây gọi là bảo dưỡng), sửa chữa ôtô để thống nhất các chế độ bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ôtô trong điều kiện khai thác ở Việt nam nhằm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; bảo đảm điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới.
Điều 2: Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các loại ôtô, nửa rơ moóc (sơmirơmoóc), rơ moóc tham gia giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là ôtô) .
Điều 3: Giải thích từ ngữ
Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo dưỡng ô tô là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành nhất định trong khai thác ôtô theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật tốt của ôtô;
2. Chu kỳ bảo dưỡng ôtô là quãng đường xe chạy hoặc khoảng thời gian khai thác giữa 02 lần bảo dưỡng.
3. Sửa chữa ô tô là công việc khôi phục khả năng hoạt động của ô tô bằng cách phục hồi hoặc thay thế các chi tiết, cụm, tổng thành, hệ thống đã bị hư hỏng.
4. Chẩn đoán kỹ thuật ôtô là công việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật của ôtô, tổng thành, hệ thống bằng phương pháp không cần tháo rời và được coi là một nguyên công công nghệ trong bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ôtô.
5. Chạy rà ô tô (rodage) là giai đoạn mài trơn các chi tiết đã lắ ghép trong cụm, hệ thống nhằm cải thiện nâng cao chất lượng bề mặt tiếp xúc của các chi tiết, phát hiện thiếy sót trong quá trình lắp ráp các chi tiết, tổng thành của ô tô.
Điều 4: Quy định chung về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ôtô.
1. Tính năng và tình trạng kỹ thuật của ôtô được duy trì bằng biện pháp bảo dưỡng kỹ thuật bắt buộc và sửa chữa theo yêu cầu cần thiết.
2. Trước khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa phải kiểm tra tính năng kỹ thuật của ôtô để đề ra giải pháp phù hợp.
3. Khi ôtô hoạt động đến chu kỳ bảo dưỡng đã qui định, phải làm công tác bảo dưỡng.
4. Căn cứ theo yêu cầu của nhà chế tạo và đặc thù trong khai thác ôtô (địa hình hoạt động, phân vùng lãnh thổ, khí hậu, yêu cầu kỹ thuật) để hoạch định chu kỳ bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp.
CHƯƠNG II: BẢO DƯỠNG Ô TÔ
Điều 5: Nội dung bảo dưỡng ô tô
Bảo dưỡng gồm các công việc: Làm sạch, chẩn đoán, kiểm tra, điều chỉnh, xiết chặt, thay dầu, mỡ, bổ sung nước làm mát, dung dịch ắc quy.
Điều 6: Phân cấp bảo dưỡng.
Căn cứ vào chu kỳ bảo dưỡng và nội dung công việc. Bảo dưỡng kỹ thuật ôtô được chia làm hai cấp:
- Bảo dưỡng hàng ngày (Bảo dưỡng thường xuyên) viết tắt là: BDHN
- Bảo dưỡng định kỳ, viết tắt là: BDĐK
Điều 7: Bảo dưỡng hàng ngày
Bảo dưỡng hàng ngày do lái xe, phụ xe hoặc công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe đi hoạt động hàng ngày, cũng như trong thời gian vận hành. Nội dung công việc thực hiện đối với ôtô được quy định tại phụ lục 1, đối với rơ moóc và nửa rơ moóc được quy định tại phụ lục 2.
Điều 8: Bảo dưỡng định kỳ
Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện sau một kỳ hoạt động của ôtô được xác định bằng quãng đường xe chạy hoặc thời gian khai thác. Nội dung công việc thực hiện đối với ôtô được quy định tại phụ lục 1, đối với rơ moóc và nửa rơ moóc được quy định tại phụ lục 2.
Điều 9: Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ
1. Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường hoặc thời gian khai thác của ôtô, tuỳ theo định ngạch nào đến trước.
2. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện như sau:
a. Đối với những ôtô có hướng dẫn khai thác sử dụng của hãng sản xuất thì chu kỳ bảo dưỡng định kỳ phải tính theo quy định của nhà chế tạo.
b. Đối với những ôtô không có hướng dẫn khai thác sử dụng thì chu kỳ bảo dưỡng định kỳ phải tính theo quãng đường ôtô chạy hoặc theo thời gian khai thác của ô tô được quy định trong bảng 1.
Bảng 1
3. Đối với ôtô hoạt động ở điều kiện khó khăn (miền núi, miền biển, công trường ....) cần sử dụng hệ số 0,8 cho chu kỳ quy định tại khoản 2 điều này
4. Đối với ôtô chuyên dùng và ôtô tải chuyên dùng (ôtô cần cẩu, ôtô chở xăng dầu, ôtô đông lạnh, ôtô chữa cháy, ôtô thang, ôtô cứu hộ...), căn cứ vào đặc tính sử dụng và hướng dẫn của nhà chế tạo để xác định chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng cho những hệ thống, thiết bị chuyên dùng ngoài những bộ phận của ôtô đã quy định trong văn bản này.
5. Đối với ôtô mới hoặc ôtô sau sửa chữa lớn phải thực hiện bảo dưỡng trong thời kỳ chạy rà trơn nhằm nâng cao chất lượng đôi bề mặt ma sát của các chi tiết tiếp xúc động, giảm khả năng hao mòn và hư hỏng của các chi tiết, để nâng cao tuổi thọ tổng thành, hệ thống của ôtô.
a. Đối với ôtô mới, phải thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật và quy trình bảo dưỡng của nhà sản xuất.
b. Đối với ôtô sau sửa chữa lớn thời kỳ chạy rà trơn được qui định là 1500km đầu tiên. Trong đó phải tiến hành bảo dưỡng ở giai đoạn 500km và 1500km.
Nội dung các công việc trong thời kỳ này được quy định tại phụ lục số 3.
6. Khi ôtô đến chu kỳ quy định của bảo dưỡng kỹ thuật, phải tiến hành bảo dưỡng. Phạm vi sai lệch không được vượt quá 5% so với chu kỳ đã ấn định.
Điều 10: Xây dựng, quản lý quy trình bảo dưỡng định kỳ ôtô
a. Các đơn vị, trạm bảo dưỡng phải căn cứ vào nội dung yêu cầu bảo dưỡng để xây dựng quy trình bảo dưỡng phù hợp; Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công việc trong dây chuyền bảo dưỡng và có biên bản kỹ thuật kèm theo để đảm bảo chất lượng, nội dung của bảo dưỡng.
b. Các bước nguyên công trong quy trình bảo dưỡng ôtô phải do kỹ thuật viên được đào tạo, tập huấn đảm nhận.
Điều 11: Kiểm tra ôtô
1. Trước và sau khi tiến hành bảo dưỡng phải có biên bản kiểm tra xác nhận tình trạng kỹ thuật của ôtô.
2. Khi đưa ôtô vào sử dụng phải có xác nhận kết quả bảo dưỡng định kỳ của người phụ trách trách đơn vị hoặc trạm bảo dưỡng vào sổ theo dõi quản lý bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
Nội dung sổ theo dõi quản lý bảo dưỡng, sửa chữa ô tô được quy định tại phụ lục 5
CHƯƠNG III: SỬA CHỮA
Điều 12: Nội dung sửa chữa
Sửa chữa ô tô bao gồm các công việc: Kiểm tra, chẩn đoán, tháo lắp điều chỉnh và phục hồi chi tiết, thay thế cụm chi tiết, tổng thành của ôtô.
Phân loại chi tiết, chi tiết cơ bản, chi tiết chính và tổng thành xác định tương ứng trong bảng 2.
Bảng 2
Điều 13: Phân loại sửa chữa
Căn cứ vào tính chất và nội dung công việc, sửa chữa ôtô được chia làm 2 loại:
1. Sửa chữa nhỏ: là những lẫn sửa chữa các chi tiết không phải là chi tiết cơ bản trong tổng thành, hệ thống nhằm loại trừ hoặc khắc phục các hư hỏng, sai lệch đã xảy ra trong quá trình sử dụng ôtô. Các công việc đó được thực hiện ở trạm hoặc xưởng bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ôtô.
2. Sửa chữa lớn được chia thành 02 loại:
a. Sửa chữa lớn tổng thành là sửa chữa phục hồi các chi tiết cơ bản, chi tiết chính của tổng thành đó.
b. Sửa chữa lớn ôtô là sửa chữa, phục hồi từ 5 tổng thành trở lên hoặc sửa chữa đồng thời động cơ và khung ôtô.
Nội dung công việc và những quy định cho sửa chữa lớn tổng thành và ôtô được quy định tại phụ lục 4.
Điều 14: Tổ chức sửa chữa bao gồm:
1. Sửa chữa chi tiết, cụm, bộ phận, tổng thành của ôtô.
2. Dự hoặc đảm bảo điều kiện cung cấp kịp thời những chi tiết, cụm hệ thống, tổng thành mới hoặc đã sửa chữa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo danh mục nêu tại bảng 3
Bảng 3: Các tổng thành, bộ phận, cụm chi tiết chính cần phải dự trữ
Điều 15: Quản lý kỹ thuật tổng thành
Khi thay thế tổng thành phải ghi rõ tình trạng kỹ thuật của tổng thành vào sổ theo dõi quản lý bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
chương iv: trách nhiệm thực hiện
Điều 16: Trách nhiệm của các cơ quan quản lý.
Tổ chức, phổ biến hướng dẫn, kiểm tra và theo dõi việc thực hiện quy định này đối với các đơn vị, trạm dảo dưỡng, nhà máy sửa chữa ô tô và các đơn vị liên quan.
Điều 17: Trách nhiệm của chủ ôtô và người lái xe:
1. Trước khi cho ôtô lăn bánh phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật, bảo đảm các hệ thống của ôtô hoạt động ổn định.
2. Kiểm tra kỹ thuật ôtô trước và sau một chuyến đi hoặc sau mỗi ngày hoạt động để nắm chắc tình trạng kỹ thuật ôtô. Kịp thời phát hiện, khắc phục các hư hỏng, đảm bảo cho ôtô hoạt động an toàn, ổn định nhất là hệ thống phanh, hệ thống lái, các đăng.
3. Thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu, nội dung nêu trong bản quy định này.
4. Theo rõi và chấp hành nghiêm chỉnh chu kỳ bảo dưỡng, để duy trì tình trạng kỹ thuật của ôtô theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ. Ghi chép thường xuyên và đầy đủ các diễn biến về tính năng tình trạng kỹ thuật vào sổ theo dõi quản lý bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
Điều 18: Trách nhiệm của các đơn vị, trạm bảo dưỡng, sửa chữa ôtô :
1. Có đủ các điều kiện về năng lực và trang thiết bị cần thiết để đảm bảo chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa.
2. Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình kỹ thuật cho bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với từng kiểu loại ô tô.
3. Bảo đảm chất lượng bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và tổng thành đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
4. Sử dụng thiết bị chuyên dùng, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đảm bảo an toàn, chất lượng trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa ôtô.
5. Có biện pháp thu hồi, xử lý chất thải và phế liệu (dầu, mỡ, cao su...), bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT ÔTÔ
A. BẢO DƯỠNG HÀNG NGÀY (BDHN)
I. Kiểm tra, chẩn đoán
1. Việc kiểm tra, chẩn đoán ôtô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ máy) hoặc trạng thái động (nổ máy, có thể lăn bánh).
2. Quan sát toàn bộ bên ngoài và bên trong ôtô, phát hiện các khiếm khuyết của buồng lái, thùng xe, kính chắn gió, gương chiếu hậu, biển số, cơ cấu nâng hạ kính, cửa lên xuống, nắp động cơ, khung, nhíp, lốp và áp suất hơi lốp, cơ cấu nâng hạ (nếu có) và trang bị kéo moóc...
3. Kiểm tra hệ thống điện: ắc qui, sự làm việc ổn định của các đồng hồ trong buồng lái, đèn tín hiệu, đèn pha, cốt, đèn phanh, còi, gạt nước, cơ cấu rửa kính, hệ thống quạt gió...
4. Kiểm tra hệ thống lái: Hành trình tự do của vành tay lái, trạng thái làm việc của bộ trợ lực tay lái, hình thang lái.
5. Kiểm tra hệ thống phanh: Hành trình tự do của bàn đạp phanh, trạng thái làm việc và độ kín của tổng phanh, các đường dẫn hơi, dầu, hiệu lực của hệ thống phanh...
6. Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ, các cụm, tổng thành và các hệ thống khác (hệ thống cung cấp nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, truyền lực chính, cơ cấu nâng hạ...)
II. Bôi trơn, làm sạch
7. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ, truyền lực chính, hộp tay lái. Nếu thiếu phải bổ sung.
8. Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui...
9. Kiểm tra bình chứa khí nén, thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầu lọc dầu.
10. Đối với động cơ Diesel cần kiểm tra mức dầu trong bơm cao áp, bộ điều tốc.
11. Làm sạch toàn bộ ôtô, buồng lái, đệm và ghế ngồi, thùng xe. Lau sạch kính chắn gió, gương chiếu hậu, đèn pha, cốt, đèn phanh, biển số.
B. BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ (BDĐK)
I. Công tác tiếp nhận ôtô vào trạm bảo dưỡng
1. Rửa và làm sạch ôtô.
2. Công tác kiểm tra, chẩn đoán ban đầu được tiến hành như mục I của BDHN, trên cơ sở đó lập biên bản hiện trạng kỹ thuật của ôtô.
II. Kiểm tra, chẩn đoán, xiết chặt và điều chỉnh các cụm, tổng thành, hệ thống trên ôtô. Bao gồm các tổng thành, hệ thống sau:
Động cơ, hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống phối khí
1. Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan.
2. Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn.
3. Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc tinh.
4. Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, bơm hơi, chân máy, vỏ ly hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác.
5. Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí của máy nén khí và bộ trợ lực chân không. Kiểm tra hệ thống thông gió cacte.
6. Thay dầu bôi trơn cụm bơm cao áp và bộ điều tốc của động cơ Diesel.
7. Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt ngoài của động cơ, vỏ ly hợp, hộp số, xúc rửa két nước.
8. Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm mát, tình trạng của hệ thống làm mát, sự rò rỉ của két nước, các đầu nối trong hệ thống, van bằng nhiệt, cửa chắn song két nước.
9. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supap; Độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, bơm hơi.
10. Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động...
11. Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của supáp, nhóm pittông và xi lanh.
12. Kiểm tra độ rơ của bạc lót thanh truyền, trục khuỷu nếu cần.
13. Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra các đường ống dẫn; thùng chứa nhiên liệu; xiết chặt các đầu nối, giá đỡ; kiểm tra sự rò rỉ của toàn hệ thống; kiểm tra sự liên kết và tình trạng hoạt động của các cơ cấu điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra áp suất làm việc của bơm cung cấp nhiên liệu..
Đối với động cơ xăng:
a. Kiểm tra bơm xăng, bộ chế hoà khí. Tháo, súc rửa và điều chỉnh nếu cần.
b. Điều chỉnh chế độ chạy không tải của động cơ.
c. Đối với động cơ xăng sử dụng hệ thống cấp nhiên liệu kiểu phun cần kiểm tra sự làm việc của toàn hệ thống.
Đối với động cơ Diesel:
d. Kiểm tra, xiết chặt giá đỡ bơm cao áp, vòi phun, bầu lọc nhiên liệu, các đường ống cấp dẫn nhiên liệu, giá đỡ bàn đạp ga.
đ. Kiểm tra vòi phun, bơm cao áp nếu cần thiết đưa lên thiết bị chuyên dùng để hiệu chỉnh.
e. Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu điều khiển thanh răng bơm cao áp, bộ điều tốc, nếu cần hiệu chỉnh điểm bắt đầu cấp nhiên liệu của bơm cao áp.
g. Cho động cơ nổ máy, kiểm tra khí thải của động cơ, hiệu chỉnh tốc độ chạy không tải theo tiêu chuẩn cho phép, chống ô nhiễm môi trường.
Hệ thống điện
14. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện. Bắt chặt các đầu nối giắc cắm tới máy khởi động, máy phát, bộ chia điện, bảng điều khiển, đồng hồ và các bộ phận khác.
15. Làm sạch mặt ngoài ắc quy, thông lỗ thông hơi. Kiểm tra điện thế, kiểm tra mức, nồng độ dung dịch nếu thiếu phải bổ sung, nếu cần phải súc, nạp ắc quy. Bắt chặt đầu cực, giá đỡ ắc quy.
16. Kiểm tra, làm sạch bên ngoài bộ tiết chế, máy phát, bộ khởi động, bộ chia điện, bộ đánh lửa bằng bán dẫn, dây cao áp, bô bin, nến đánh lửa, gạt mưa, quạt gió. Tra dầu mỡ theo quy định.
17. Kiểm tra khe hở má vít, làm sạch, điều chỉnh khe hở theo quy định.
18. Kiểm tra, làm sạch điện cực, điều chỉnh khe hở giữa hai điện cực của nến đánh lửa.
19. Điều chỉnh độ căng dây đai dẫn động máy phát, kiểm tra, điều chỉnh sự làm việc của rơ le .
20. Kiểm tra hộp cầu chì, toàn bộ các đèn, nếu cháy, hư hỏng phải bổ sung. Điều chỉnh độ chiếu sáng của đèn pha, cốt cho phù hợp theo quy định.
21. Kiểm tra còi, bắt chặt giá đỡ còi, điều chỉnh còi nếu cần.
22. Kiểm tra các công tắc, đầu tiếp xúc đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định
Ly hợp hộp số, trục các đăng
23. Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do của bàn đạp.
24. Kiểm tra các khớp nối, cơ cấu dẫn động và hệ thống truyền động ly hợp. Đối với ly hợp thuỷ lực phải kiểm tra độ kín của hệ thống và tác dụng của hệ truyền động, xiết chặt giá đỡ bàn đạp ly hợp.
25. Kiểm tra độ mòn của ly hợp. Nếu cần phải thay
26. Kiểm tra xiết chặt bulông nắp hộp số, các bu lông nối ghép ly hợp hộp số, trục các đăng. Làm sạch bề mặt hộp số, ly hợp, các đăng.
27. Kiểm tra độ rơ ổ trục then hoa, ổ bi các đăng và ổ bi trung gian.
28. Kiểm tra tổng thể sự làm việc bình thường của ly hợp, hộp số, các đăng. Nếu còn khiếm khuyết phải điều chỉnh lại. Các vòng chắn dầu, mỡ phải đảm bảo kín khít.
29. Kiểm tra lượng dầu trong hộp số, cơ cấu dẫn động ly hợp. Nếu thiếu phải bổ sung.
30. Bơm mỡ vào các vị trí theo sơ đồ quy định của nhà chế tạo.
Cầu chủ động, truyền lực chính
31. Kiểm tra độ rơ tổng cộng của truyền lực chính. Nếu cần phải điều chỉnh lại.
32. Kiểm tra độ kín khít của các bề mặt lắp ghép. Xiết chặt các bulông bắt giữ. Kiểm tra lượng dầu ở vỏ cầu chủ động. Nếu thiếu phải bổ sung.
Cầu trước và hệ thống lái
33. Kiểm tra độ chụm của các bánh xe dẫn hướng, độ mòn các lốp. Nếu cần phải đảo vị trí của lốp theo quy định.
34. Xì dầu khung, bôi trơn chốt nhíp, các ngõng chuyển hướng, bệ ôtô. Bôi mỡ phấn chì cho khe nhíp.
35. Bơm mỡ bôi trơn theo sơ đồ quy định của nhà chế tạo.
36. Kiểm tra dầm trục trước hoặc các trục của bánh trước, độ rơ của vòng bi moay ơ, thay mỡ, điều chỉnh theo quy định.
Kiểm tra chốt chuyển hướng, chốt cầu (rô tuyn). Nếu độ rơ vượt tiêu chuẩn cho phép, phải điều chỉnh hoặc thay thế.
37. Đối với ôtô, sử dụng hệ thống treo độc lập phải kiểm tra trạng thái của lò xo, thanh xoắn và các ụ cao su đỡ, giá treo.
38. Kiểm tra độ kín khít của hộp tay lái, giá đỡ trục, các đăng tay lái, hệ thống trợ lực tay lái thuỷ lực. Nếu rò rỉ phải làm kín, nếu thiếu phải bổ sung.
39. Kiểm tra độ rơ các đăng tay lái. Hành trình tự do vành tay lái. Nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải điều chỉnh lại.
40. Kiểm tra toàn bộ sự làm việc của hệ thống lái, đảm bảo an toàn và ổn định.
Hệ thống phanh
41. Kiểm tra áp suất khí nén, trạng thái làm việc của máy nén khí, van tiết lưu, van an toàn, độ căng của dây đai máy nén khí.
42. Kiểm tra, bổ sung dầu phanh.
43. Kiểm tra, xiết chặt các đầu nối của đường ống dẫn hơi, dầu. Đảm bảo kín, không rò rỉ trong toàn bộ hệ thống.
44. Kiểm tra trạng thái làm việc bộ trợ lực phanh của hệ thống phanh dầu có trợ lực bằng khí nén hoặc chân không.
45. Kiểm tra, xiết chặt đai giữ bình khí nén, giá đỡ tổng bơm phanh và bàn đạp phanh.
46. Tháo tang trống, kiểm tra tang trống, guốc và má phanh, đĩa phanh, lò xo hồi vị, mâm phanh, giá đỡ bầu phanh, chốt quả đào, ổ tựa mâm phanh. Nếu lỏng phải xiết chặt lại. Nếu mòn quá tiêu chuẩn phải thay.
47. Kiểm tra độ kín khít của bầu phanh trong hệ thống phanh hơi hoặc xy lanh phanh chính trong hệ thống phanh dầu. Kiểm tra mức dầu ở bầu chứa của xy lanh phanh chính
48. Điều chỉnh khe hở giữa tang trống, đĩa phanh và má phanh, hành trình và hành trình tự do của bàn đạp phanh.
49. Kiểm tra hiệu quả của phanh tay, xiết chặt các giá đỡ. Nếu cần phải điều chỉnh lại.
50. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hệ thống phanh.
Hệ thống chuyển động, hệ thống treo và khung xe
51. Kiểm tra khung xe (sat xi), chắn bùn, đuôi mõ nhíp, ổ đỡ chốt nhíp ở khung, bộ nhíp, quang nhíp, quai nhíp, bu lông tâm nhíp, bulông hãm chốt nhíp. Nếu xô lệch phải chỉnh lại. Nếu lỏng phải bắt chặt, làm sạch, sơn và bôi mỡ bảo quản theo quy định.
52. Kiểm tra tác dụng của giảm sóc, xiết chặt bu lông giữ giảm sóc. Kiểm tra các lò xo và ụ cao su đỡ. Nếu vỡ phải thay.
53. Kiểm tra vành, bánh xe và lốp, kể cả lốp dự phòng. Bơm hơi lốp tới áp suất tiêu chuẩn, đảo lốp theo quy định của sơ đồ. Gỡ những vật cứng dắt, dính vào kẽ lốp.
Buồng lái và thùng xe
54. Kiểm tra, làm sạch buồng lái, kính chắn gió, cánh cửa, cửa sổ, gương chiếu hậu, đệm ghế ngồi, cơ cấu nâng lật buồng lái, tra dầu mỡ vào những điểm quy định. Xiết chặt bu lông bắt giữ buồng lái với khung ôtô. Kiểm tra hệ thống thông gió và quạt gió.
55. Kiểm tra thùng, thành bệ, các móc khoá thành bệ, bản lề thành bệ, quang giữ bệ với khung ôtô, bu lông bắt giữ dầm, bậc lên xuống, chắn bùn.Nếu lỏng phải xiết chặt lại.
Đối với ôtô tự đổ, ôtô cần cẩu và ôtô chuyên dùng.
56. Kiểm tra cơ cấu nâng, hạ thùng ôtô, độ an toàn và kín của các đầu nối, ống dẫn dầu. Sự làm việc ổn định của hệ thống nâng hạ thuỷ lực.
57. Kiểm tra, xiết chặt các ổ tựa, hộp truyền lực, giá đỡ thùng ôtô, cơ cấu nâng hạ lốp dự phòng.
58. Rửa bầu lọc dầu của thùng chứa dầu, xả không khí trong hệ thống thuỷ lực. Kiểm tra mức dầu trong thùng dầu. Nếu thiếu phải đổ thêm. Thay dầu theo quy định.
59. Kiểm tra cáp, cơ cấu an toàn đối với ôtô cần cẩu.
60. Những nội dung bảo dưỡng đối với các cơ cấu, cụm hệ thống đặc thù phải tuân theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà chế tạo.
Thấy cũng hay hay pót lên đây các bác tham khảo để tự mình biết mà bảo dưỡng con xe yêu dấu (đã bỏ bớt phần dành cho rờ mooc )
CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định về bảo dưỡng kỹ thuật (sau đây gọi là bảo dưỡng), sửa chữa ôtô để thống nhất các chế độ bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ôtô trong điều kiện khai thác ở Việt nam nhằm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; bảo đảm điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới.
Điều 2: Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các loại ôtô, nửa rơ moóc (sơmirơmoóc), rơ moóc tham gia giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là ôtô) .
Điều 3: Giải thích từ ngữ
Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo dưỡng ô tô là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành nhất định trong khai thác ôtô theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật tốt của ôtô;
2. Chu kỳ bảo dưỡng ôtô là quãng đường xe chạy hoặc khoảng thời gian khai thác giữa 02 lần bảo dưỡng.
3. Sửa chữa ô tô là công việc khôi phục khả năng hoạt động của ô tô bằng cách phục hồi hoặc thay thế các chi tiết, cụm, tổng thành, hệ thống đã bị hư hỏng.
4. Chẩn đoán kỹ thuật ôtô là công việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật của ôtô, tổng thành, hệ thống bằng phương pháp không cần tháo rời và được coi là một nguyên công công nghệ trong bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ôtô.
5. Chạy rà ô tô (rodage) là giai đoạn mài trơn các chi tiết đã lắ ghép trong cụm, hệ thống nhằm cải thiện nâng cao chất lượng bề mặt tiếp xúc của các chi tiết, phát hiện thiếy sót trong quá trình lắp ráp các chi tiết, tổng thành của ô tô.
Điều 4: Quy định chung về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ôtô.
1. Tính năng và tình trạng kỹ thuật của ôtô được duy trì bằng biện pháp bảo dưỡng kỹ thuật bắt buộc và sửa chữa theo yêu cầu cần thiết.
2. Trước khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa phải kiểm tra tính năng kỹ thuật của ôtô để đề ra giải pháp phù hợp.
3. Khi ôtô hoạt động đến chu kỳ bảo dưỡng đã qui định, phải làm công tác bảo dưỡng.
4. Căn cứ theo yêu cầu của nhà chế tạo và đặc thù trong khai thác ôtô (địa hình hoạt động, phân vùng lãnh thổ, khí hậu, yêu cầu kỹ thuật) để hoạch định chu kỳ bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp.
CHƯƠNG II: BẢO DƯỠNG Ô TÔ
Điều 5: Nội dung bảo dưỡng ô tô
Bảo dưỡng gồm các công việc: Làm sạch, chẩn đoán, kiểm tra, điều chỉnh, xiết chặt, thay dầu, mỡ, bổ sung nước làm mát, dung dịch ắc quy.
Điều 6: Phân cấp bảo dưỡng.
Căn cứ vào chu kỳ bảo dưỡng và nội dung công việc. Bảo dưỡng kỹ thuật ôtô được chia làm hai cấp:
- Bảo dưỡng hàng ngày (Bảo dưỡng thường xuyên) viết tắt là: BDHN
- Bảo dưỡng định kỳ, viết tắt là: BDĐK
Điều 7: Bảo dưỡng hàng ngày
Bảo dưỡng hàng ngày do lái xe, phụ xe hoặc công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe đi hoạt động hàng ngày, cũng như trong thời gian vận hành. Nội dung công việc thực hiện đối với ôtô được quy định tại phụ lục 1, đối với rơ moóc và nửa rơ moóc được quy định tại phụ lục 2.
Điều 8: Bảo dưỡng định kỳ
Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện sau một kỳ hoạt động của ôtô được xác định bằng quãng đường xe chạy hoặc thời gian khai thác. Nội dung công việc thực hiện đối với ôtô được quy định tại phụ lục 1, đối với rơ moóc và nửa rơ moóc được quy định tại phụ lục 2.
Điều 9: Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ
1. Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường hoặc thời gian khai thác của ôtô, tuỳ theo định ngạch nào đến trước.
2. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện như sau:
a. Đối với những ôtô có hướng dẫn khai thác sử dụng của hãng sản xuất thì chu kỳ bảo dưỡng định kỳ phải tính theo quy định của nhà chế tạo.
b. Đối với những ôtô không có hướng dẫn khai thác sử dụng thì chu kỳ bảo dưỡng định kỳ phải tính theo quãng đường ôtô chạy hoặc theo thời gian khai thác của ô tô được quy định trong bảng 1.
Bảng 1
3. Đối với ôtô hoạt động ở điều kiện khó khăn (miền núi, miền biển, công trường ....) cần sử dụng hệ số 0,8 cho chu kỳ quy định tại khoản 2 điều này
4. Đối với ôtô chuyên dùng và ôtô tải chuyên dùng (ôtô cần cẩu, ôtô chở xăng dầu, ôtô đông lạnh, ôtô chữa cháy, ôtô thang, ôtô cứu hộ...), căn cứ vào đặc tính sử dụng và hướng dẫn của nhà chế tạo để xác định chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng cho những hệ thống, thiết bị chuyên dùng ngoài những bộ phận của ôtô đã quy định trong văn bản này.
5. Đối với ôtô mới hoặc ôtô sau sửa chữa lớn phải thực hiện bảo dưỡng trong thời kỳ chạy rà trơn nhằm nâng cao chất lượng đôi bề mặt ma sát của các chi tiết tiếp xúc động, giảm khả năng hao mòn và hư hỏng của các chi tiết, để nâng cao tuổi thọ tổng thành, hệ thống của ôtô.
a. Đối với ôtô mới, phải thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật và quy trình bảo dưỡng của nhà sản xuất.
b. Đối với ôtô sau sửa chữa lớn thời kỳ chạy rà trơn được qui định là 1500km đầu tiên. Trong đó phải tiến hành bảo dưỡng ở giai đoạn 500km và 1500km.
Nội dung các công việc trong thời kỳ này được quy định tại phụ lục số 3.
6. Khi ôtô đến chu kỳ quy định của bảo dưỡng kỹ thuật, phải tiến hành bảo dưỡng. Phạm vi sai lệch không được vượt quá 5% so với chu kỳ đã ấn định.
Điều 10: Xây dựng, quản lý quy trình bảo dưỡng định kỳ ôtô
a. Các đơn vị, trạm bảo dưỡng phải căn cứ vào nội dung yêu cầu bảo dưỡng để xây dựng quy trình bảo dưỡng phù hợp; Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công việc trong dây chuyền bảo dưỡng và có biên bản kỹ thuật kèm theo để đảm bảo chất lượng, nội dung của bảo dưỡng.
b. Các bước nguyên công trong quy trình bảo dưỡng ôtô phải do kỹ thuật viên được đào tạo, tập huấn đảm nhận.
Điều 11: Kiểm tra ôtô
1. Trước và sau khi tiến hành bảo dưỡng phải có biên bản kiểm tra xác nhận tình trạng kỹ thuật của ôtô.
2. Khi đưa ôtô vào sử dụng phải có xác nhận kết quả bảo dưỡng định kỳ của người phụ trách trách đơn vị hoặc trạm bảo dưỡng vào sổ theo dõi quản lý bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
Nội dung sổ theo dõi quản lý bảo dưỡng, sửa chữa ô tô được quy định tại phụ lục 5
CHƯƠNG III: SỬA CHỮA
Điều 12: Nội dung sửa chữa
Sửa chữa ô tô bao gồm các công việc: Kiểm tra, chẩn đoán, tháo lắp điều chỉnh và phục hồi chi tiết, thay thế cụm chi tiết, tổng thành của ôtô.
Phân loại chi tiết, chi tiết cơ bản, chi tiết chính và tổng thành xác định tương ứng trong bảng 2.
Bảng 2
Điều 13: Phân loại sửa chữa
Căn cứ vào tính chất và nội dung công việc, sửa chữa ôtô được chia làm 2 loại:
1. Sửa chữa nhỏ: là những lẫn sửa chữa các chi tiết không phải là chi tiết cơ bản trong tổng thành, hệ thống nhằm loại trừ hoặc khắc phục các hư hỏng, sai lệch đã xảy ra trong quá trình sử dụng ôtô. Các công việc đó được thực hiện ở trạm hoặc xưởng bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ôtô.
2. Sửa chữa lớn được chia thành 02 loại:
a. Sửa chữa lớn tổng thành là sửa chữa phục hồi các chi tiết cơ bản, chi tiết chính của tổng thành đó.
b. Sửa chữa lớn ôtô là sửa chữa, phục hồi từ 5 tổng thành trở lên hoặc sửa chữa đồng thời động cơ và khung ôtô.
Nội dung công việc và những quy định cho sửa chữa lớn tổng thành và ôtô được quy định tại phụ lục 4.
Điều 14: Tổ chức sửa chữa bao gồm:
1. Sửa chữa chi tiết, cụm, bộ phận, tổng thành của ôtô.
2. Dự hoặc đảm bảo điều kiện cung cấp kịp thời những chi tiết, cụm hệ thống, tổng thành mới hoặc đã sửa chữa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo danh mục nêu tại bảng 3
Bảng 3: Các tổng thành, bộ phận, cụm chi tiết chính cần phải dự trữ
Điều 15: Quản lý kỹ thuật tổng thành
Khi thay thế tổng thành phải ghi rõ tình trạng kỹ thuật của tổng thành vào sổ theo dõi quản lý bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
chương iv: trách nhiệm thực hiện
Điều 16: Trách nhiệm của các cơ quan quản lý.
Tổ chức, phổ biến hướng dẫn, kiểm tra và theo dõi việc thực hiện quy định này đối với các đơn vị, trạm dảo dưỡng, nhà máy sửa chữa ô tô và các đơn vị liên quan.
Điều 17: Trách nhiệm của chủ ôtô và người lái xe:
1. Trước khi cho ôtô lăn bánh phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật, bảo đảm các hệ thống của ôtô hoạt động ổn định.
2. Kiểm tra kỹ thuật ôtô trước và sau một chuyến đi hoặc sau mỗi ngày hoạt động để nắm chắc tình trạng kỹ thuật ôtô. Kịp thời phát hiện, khắc phục các hư hỏng, đảm bảo cho ôtô hoạt động an toàn, ổn định nhất là hệ thống phanh, hệ thống lái, các đăng.
3. Thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu, nội dung nêu trong bản quy định này.
4. Theo rõi và chấp hành nghiêm chỉnh chu kỳ bảo dưỡng, để duy trì tình trạng kỹ thuật của ôtô theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ. Ghi chép thường xuyên và đầy đủ các diễn biến về tính năng tình trạng kỹ thuật vào sổ theo dõi quản lý bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
Điều 18: Trách nhiệm của các đơn vị, trạm bảo dưỡng, sửa chữa ôtô :
1. Có đủ các điều kiện về năng lực và trang thiết bị cần thiết để đảm bảo chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa.
2. Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình kỹ thuật cho bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với từng kiểu loại ô tô.
3. Bảo đảm chất lượng bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và tổng thành đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
4. Sử dụng thiết bị chuyên dùng, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đảm bảo an toàn, chất lượng trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa ôtô.
5. Có biện pháp thu hồi, xử lý chất thải và phế liệu (dầu, mỡ, cao su...), bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT ÔTÔ
A. BẢO DƯỠNG HÀNG NGÀY (BDHN)
I. Kiểm tra, chẩn đoán
1. Việc kiểm tra, chẩn đoán ôtô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ máy) hoặc trạng thái động (nổ máy, có thể lăn bánh).
2. Quan sát toàn bộ bên ngoài và bên trong ôtô, phát hiện các khiếm khuyết của buồng lái, thùng xe, kính chắn gió, gương chiếu hậu, biển số, cơ cấu nâng hạ kính, cửa lên xuống, nắp động cơ, khung, nhíp, lốp và áp suất hơi lốp, cơ cấu nâng hạ (nếu có) và trang bị kéo moóc...
3. Kiểm tra hệ thống điện: ắc qui, sự làm việc ổn định của các đồng hồ trong buồng lái, đèn tín hiệu, đèn pha, cốt, đèn phanh, còi, gạt nước, cơ cấu rửa kính, hệ thống quạt gió...
4. Kiểm tra hệ thống lái: Hành trình tự do của vành tay lái, trạng thái làm việc của bộ trợ lực tay lái, hình thang lái.
5. Kiểm tra hệ thống phanh: Hành trình tự do của bàn đạp phanh, trạng thái làm việc và độ kín của tổng phanh, các đường dẫn hơi, dầu, hiệu lực của hệ thống phanh...
6. Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ, các cụm, tổng thành và các hệ thống khác (hệ thống cung cấp nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, truyền lực chính, cơ cấu nâng hạ...)
II. Bôi trơn, làm sạch
7. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ, truyền lực chính, hộp tay lái. Nếu thiếu phải bổ sung.
8. Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui...
9. Kiểm tra bình chứa khí nén, thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầu lọc dầu.
10. Đối với động cơ Diesel cần kiểm tra mức dầu trong bơm cao áp, bộ điều tốc.
11. Làm sạch toàn bộ ôtô, buồng lái, đệm và ghế ngồi, thùng xe. Lau sạch kính chắn gió, gương chiếu hậu, đèn pha, cốt, đèn phanh, biển số.
B. BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ (BDĐK)
I. Công tác tiếp nhận ôtô vào trạm bảo dưỡng
1. Rửa và làm sạch ôtô.
2. Công tác kiểm tra, chẩn đoán ban đầu được tiến hành như mục I của BDHN, trên cơ sở đó lập biên bản hiện trạng kỹ thuật của ôtô.
II. Kiểm tra, chẩn đoán, xiết chặt và điều chỉnh các cụm, tổng thành, hệ thống trên ôtô. Bao gồm các tổng thành, hệ thống sau:
Động cơ, hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống phối khí
1. Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan.
2. Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn.
3. Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc tinh.
4. Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, bơm hơi, chân máy, vỏ ly hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác.
5. Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí của máy nén khí và bộ trợ lực chân không. Kiểm tra hệ thống thông gió cacte.
6. Thay dầu bôi trơn cụm bơm cao áp và bộ điều tốc của động cơ Diesel.
7. Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt ngoài của động cơ, vỏ ly hợp, hộp số, xúc rửa két nước.
8. Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm mát, tình trạng của hệ thống làm mát, sự rò rỉ của két nước, các đầu nối trong hệ thống, van bằng nhiệt, cửa chắn song két nước.
9. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supap; Độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, bơm hơi.
10. Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động...
11. Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của supáp, nhóm pittông và xi lanh.
12. Kiểm tra độ rơ của bạc lót thanh truyền, trục khuỷu nếu cần.
13. Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra các đường ống dẫn; thùng chứa nhiên liệu; xiết chặt các đầu nối, giá đỡ; kiểm tra sự rò rỉ của toàn hệ thống; kiểm tra sự liên kết và tình trạng hoạt động của các cơ cấu điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra áp suất làm việc của bơm cung cấp nhiên liệu..
Đối với động cơ xăng:
a. Kiểm tra bơm xăng, bộ chế hoà khí. Tháo, súc rửa và điều chỉnh nếu cần.
b. Điều chỉnh chế độ chạy không tải của động cơ.
c. Đối với động cơ xăng sử dụng hệ thống cấp nhiên liệu kiểu phun cần kiểm tra sự làm việc của toàn hệ thống.
Đối với động cơ Diesel:
d. Kiểm tra, xiết chặt giá đỡ bơm cao áp, vòi phun, bầu lọc nhiên liệu, các đường ống cấp dẫn nhiên liệu, giá đỡ bàn đạp ga.
đ. Kiểm tra vòi phun, bơm cao áp nếu cần thiết đưa lên thiết bị chuyên dùng để hiệu chỉnh.
e. Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu điều khiển thanh răng bơm cao áp, bộ điều tốc, nếu cần hiệu chỉnh điểm bắt đầu cấp nhiên liệu của bơm cao áp.
g. Cho động cơ nổ máy, kiểm tra khí thải của động cơ, hiệu chỉnh tốc độ chạy không tải theo tiêu chuẩn cho phép, chống ô nhiễm môi trường.
Hệ thống điện
14. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện. Bắt chặt các đầu nối giắc cắm tới máy khởi động, máy phát, bộ chia điện, bảng điều khiển, đồng hồ và các bộ phận khác.
15. Làm sạch mặt ngoài ắc quy, thông lỗ thông hơi. Kiểm tra điện thế, kiểm tra mức, nồng độ dung dịch nếu thiếu phải bổ sung, nếu cần phải súc, nạp ắc quy. Bắt chặt đầu cực, giá đỡ ắc quy.
16. Kiểm tra, làm sạch bên ngoài bộ tiết chế, máy phát, bộ khởi động, bộ chia điện, bộ đánh lửa bằng bán dẫn, dây cao áp, bô bin, nến đánh lửa, gạt mưa, quạt gió. Tra dầu mỡ theo quy định.
17. Kiểm tra khe hở má vít, làm sạch, điều chỉnh khe hở theo quy định.
18. Kiểm tra, làm sạch điện cực, điều chỉnh khe hở giữa hai điện cực của nến đánh lửa.
19. Điều chỉnh độ căng dây đai dẫn động máy phát, kiểm tra, điều chỉnh sự làm việc của rơ le .
20. Kiểm tra hộp cầu chì, toàn bộ các đèn, nếu cháy, hư hỏng phải bổ sung. Điều chỉnh độ chiếu sáng của đèn pha, cốt cho phù hợp theo quy định.
21. Kiểm tra còi, bắt chặt giá đỡ còi, điều chỉnh còi nếu cần.
22. Kiểm tra các công tắc, đầu tiếp xúc đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định
Ly hợp hộp số, trục các đăng
23. Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do của bàn đạp.
24. Kiểm tra các khớp nối, cơ cấu dẫn động và hệ thống truyền động ly hợp. Đối với ly hợp thuỷ lực phải kiểm tra độ kín của hệ thống và tác dụng của hệ truyền động, xiết chặt giá đỡ bàn đạp ly hợp.
25. Kiểm tra độ mòn của ly hợp. Nếu cần phải thay
26. Kiểm tra xiết chặt bulông nắp hộp số, các bu lông nối ghép ly hợp hộp số, trục các đăng. Làm sạch bề mặt hộp số, ly hợp, các đăng.
27. Kiểm tra độ rơ ổ trục then hoa, ổ bi các đăng và ổ bi trung gian.
28. Kiểm tra tổng thể sự làm việc bình thường của ly hợp, hộp số, các đăng. Nếu còn khiếm khuyết phải điều chỉnh lại. Các vòng chắn dầu, mỡ phải đảm bảo kín khít.
29. Kiểm tra lượng dầu trong hộp số, cơ cấu dẫn động ly hợp. Nếu thiếu phải bổ sung.
30. Bơm mỡ vào các vị trí theo sơ đồ quy định của nhà chế tạo.
Cầu chủ động, truyền lực chính
31. Kiểm tra độ rơ tổng cộng của truyền lực chính. Nếu cần phải điều chỉnh lại.
32. Kiểm tra độ kín khít của các bề mặt lắp ghép. Xiết chặt các bulông bắt giữ. Kiểm tra lượng dầu ở vỏ cầu chủ động. Nếu thiếu phải bổ sung.
Cầu trước và hệ thống lái
33. Kiểm tra độ chụm của các bánh xe dẫn hướng, độ mòn các lốp. Nếu cần phải đảo vị trí của lốp theo quy định.
34. Xì dầu khung, bôi trơn chốt nhíp, các ngõng chuyển hướng, bệ ôtô. Bôi mỡ phấn chì cho khe nhíp.
35. Bơm mỡ bôi trơn theo sơ đồ quy định của nhà chế tạo.
36. Kiểm tra dầm trục trước hoặc các trục của bánh trước, độ rơ của vòng bi moay ơ, thay mỡ, điều chỉnh theo quy định.
Kiểm tra chốt chuyển hướng, chốt cầu (rô tuyn). Nếu độ rơ vượt tiêu chuẩn cho phép, phải điều chỉnh hoặc thay thế.
37. Đối với ôtô, sử dụng hệ thống treo độc lập phải kiểm tra trạng thái của lò xo, thanh xoắn và các ụ cao su đỡ, giá treo.
38. Kiểm tra độ kín khít của hộp tay lái, giá đỡ trục, các đăng tay lái, hệ thống trợ lực tay lái thuỷ lực. Nếu rò rỉ phải làm kín, nếu thiếu phải bổ sung.
39. Kiểm tra độ rơ các đăng tay lái. Hành trình tự do vành tay lái. Nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải điều chỉnh lại.
40. Kiểm tra toàn bộ sự làm việc của hệ thống lái, đảm bảo an toàn và ổn định.
Hệ thống phanh
41. Kiểm tra áp suất khí nén, trạng thái làm việc của máy nén khí, van tiết lưu, van an toàn, độ căng của dây đai máy nén khí.
42. Kiểm tra, bổ sung dầu phanh.
43. Kiểm tra, xiết chặt các đầu nối của đường ống dẫn hơi, dầu. Đảm bảo kín, không rò rỉ trong toàn bộ hệ thống.
44. Kiểm tra trạng thái làm việc bộ trợ lực phanh của hệ thống phanh dầu có trợ lực bằng khí nén hoặc chân không.
45. Kiểm tra, xiết chặt đai giữ bình khí nén, giá đỡ tổng bơm phanh và bàn đạp phanh.
46. Tháo tang trống, kiểm tra tang trống, guốc và má phanh, đĩa phanh, lò xo hồi vị, mâm phanh, giá đỡ bầu phanh, chốt quả đào, ổ tựa mâm phanh. Nếu lỏng phải xiết chặt lại. Nếu mòn quá tiêu chuẩn phải thay.
47. Kiểm tra độ kín khít của bầu phanh trong hệ thống phanh hơi hoặc xy lanh phanh chính trong hệ thống phanh dầu. Kiểm tra mức dầu ở bầu chứa của xy lanh phanh chính
48. Điều chỉnh khe hở giữa tang trống, đĩa phanh và má phanh, hành trình và hành trình tự do của bàn đạp phanh.
49. Kiểm tra hiệu quả của phanh tay, xiết chặt các giá đỡ. Nếu cần phải điều chỉnh lại.
50. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hệ thống phanh.
Hệ thống chuyển động, hệ thống treo và khung xe
51. Kiểm tra khung xe (sat xi), chắn bùn, đuôi mõ nhíp, ổ đỡ chốt nhíp ở khung, bộ nhíp, quang nhíp, quai nhíp, bu lông tâm nhíp, bulông hãm chốt nhíp. Nếu xô lệch phải chỉnh lại. Nếu lỏng phải bắt chặt, làm sạch, sơn và bôi mỡ bảo quản theo quy định.
52. Kiểm tra tác dụng của giảm sóc, xiết chặt bu lông giữ giảm sóc. Kiểm tra các lò xo và ụ cao su đỡ. Nếu vỡ phải thay.
53. Kiểm tra vành, bánh xe và lốp, kể cả lốp dự phòng. Bơm hơi lốp tới áp suất tiêu chuẩn, đảo lốp theo quy định của sơ đồ. Gỡ những vật cứng dắt, dính vào kẽ lốp.
Buồng lái và thùng xe
54. Kiểm tra, làm sạch buồng lái, kính chắn gió, cánh cửa, cửa sổ, gương chiếu hậu, đệm ghế ngồi, cơ cấu nâng lật buồng lái, tra dầu mỡ vào những điểm quy định. Xiết chặt bu lông bắt giữ buồng lái với khung ôtô. Kiểm tra hệ thống thông gió và quạt gió.
55. Kiểm tra thùng, thành bệ, các móc khoá thành bệ, bản lề thành bệ, quang giữ bệ với khung ôtô, bu lông bắt giữ dầm, bậc lên xuống, chắn bùn.Nếu lỏng phải xiết chặt lại.
Đối với ôtô tự đổ, ôtô cần cẩu và ôtô chuyên dùng.
56. Kiểm tra cơ cấu nâng, hạ thùng ôtô, độ an toàn và kín của các đầu nối, ống dẫn dầu. Sự làm việc ổn định của hệ thống nâng hạ thuỷ lực.
57. Kiểm tra, xiết chặt các ổ tựa, hộp truyền lực, giá đỡ thùng ôtô, cơ cấu nâng hạ lốp dự phòng.
58. Rửa bầu lọc dầu của thùng chứa dầu, xả không khí trong hệ thống thuỷ lực. Kiểm tra mức dầu trong thùng dầu. Nếu thiếu phải đổ thêm. Thay dầu theo quy định.
59. Kiểm tra cáp, cơ cấu an toàn đối với ôtô cần cẩu.
60. Những nội dung bảo dưỡng đối với các cơ cấu, cụm hệ thống đặc thù phải tuân theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà chế tạo.
Last edited by a moderator: