QUY TRÌNH ĐÁNH BÓNG KÍNH Ô TÔ
Kính ô tô vốn là bộ phận khá quan trọng với tài xế. Kính ô tô giúp tài xế quan sát và lái xe được an toàn hơn. Nhưng làm thế nào để giữ kính ô tô luôn sáng bóng, làm thế nào để xử lý các khuyết tật thường gặp trên kính ô tô? Đánh bóng hiện đang là giải pháp tốt nhất nhằm khắc phục những sự cố liên quan về kính ô tô.
Với điều kiện thời tiết, khí hậu tại Việt Nam, nắng mưa hai mùa rõ rệt. Hẳn ô tô của bạn sẽ luôn chịu mọi tác động từ môi trường đặc biệt là kính ô tô.
Tác nhân gây hại cho kính ô tô:
- Ô tô hiện nay không đơn thuần là phương tiện di chuyển mà còn là “công cụ” thể hiện sự thành đạt, hình ảnh của bản thân chủ nhân. Và việc sử dụng ô tô thường xuyên là việc hiển nhiên. Chính vì thế mà ô tô luôn chịu những tác động trực tiếp từ môi trường.
Tác nhân gây hại cho ô tô – Hình minh họa
- Tác nhân từ môi trường: Bụi bẩn, các chất oxi hóa, ánh nắng, nước mưa… vốn là các tác nhận mà kính ô tô không thể tránh khỏi khi lưu thông trên đường. Về lâu về dài, kính ô tô sẽ gặp phải vài khuyết tật như: ố kính, bụi sơn bám trên kính, các vết trầy xước xuất hiện trên kính… và nếu không thường xuyên chăm sóc và xử lý thì việc thay kính mới là điều không thể tránh khỏi.
Vậy, làm thế nào để xử lý những khuyết tật ấy?
- Đánh bóng lại kính ô tô hiện đang là giải pháp tối ưu trong việc xử lý các khuyết tật ấy, trả lại vẻ ngoài ban đầu cho kính ô tô và sáng bóng hơn.
Mình xin chia sẻ về quy trình đánh bóng chuẩn Detailing tại AP Car Care – Trung tâm chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp, nhằm khắc phục và xử lý các khuyết tật trên kính ô tô.
Quy trình đánh bóng kính:
Bước 1: Vệ sinh kính.
- Thực hiện việc vệ sinh toàn bộ ô tô đặc biệt là phần kính.
- Dùng dung dịch vệ sinh kính chuyên dụng Ultima Glass Cleaner, khăn lau Microfiber để tiến hành vệ sinh toàn bộ kính ô tô.
Vệ sinh kính bằng Ultima Glass Cleaner
Bước 2: Xả nhám thô phá xước (nếu có).
- Trường hợp kính ô tô hiện đang có các vết xước thì bạn cần chuẩn bị giấy nhám để xử lý. Tùy thuộc vào mức độ các vết xước mà sử dụng loại giấy nhám phù hợp.
- Chỉ số giấy nhám càng nhỏ thì đồng nghĩa với hạt nhám càng thô, độ phá xước càng mạnh.
- Mục đích việc xả nhám: xóa vết xước, lấy lại bề mặt phẳng cho kính. Việc xả nhám chỉ hiệu quả mang tính tương đối.
Giấy nhám thô xử lý vết xước trên kính ô tô
Bước 3: Xả nhám tinh làm mịn.
- Sử dụng giấy nhám tinh tiếp tục xử lý vết xước trên kính ô tô.
- Mục đích của việc xả nhám tinh là hoàn tất việc xử lý các vết xước trên kính đồng thời trả lại bề mặn phẳng và mịn cho kính tuyệt đối nhất có thể.
Nhám tinh làm mịn bề mặt kính ô tô
Bước 4: Đánh bóng kính.
Sử dụng máy đánh bóng 2 tua kết hợp cùng dung dịch đánh bóng kính để tiếp tục đánh bóng kính ô tô.
Bước 5: Phủ chất bảo vệ.
- Sau khi hoàn thành việc đánh bóng, phủ lớp Nano Ceramic cho kính ô tô nhằm bảo vệ đồng thời tăng độ sáng bóng tối đó cho kính.
- Để bảo vệ cho độ bền cũng như giữ kính lúc nào cũng sáng bóng, AP Car Care khuyên bạn nên sử dụng Nano cho kính ô tô. Với sản phẩm Nano tiên tiến hiện nay, mức bảo vệ cho kính có thể tới 2 – 3 năm tùy vào cách mà bạn chăm sóc xe hơi như thế nào.
Thành quả sau khi đánh bóng kính ô tô
Bước 6: Kiểm tra.