Mùi rác: Quyền được thông tin và bảo vệ sức khỏe của cư dân Nam Sài Gòn
Ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng sống, thậm chí là hiểm họa của con người. Do đó, người dân cả nước nói chung, cư dân Nam Sài Gòn nói riêng, các tổ chức xã hội và Nhà nước cùng có trách nhiệm chung tay ngăn ngừa, phòng chống… Trước thực trạng này, sáng nay 2/10, Báo Người Tiêu Dùng tổ chức tọa đàm: Mùi rác - Quyền được thông tin và bảo vệ sức khỏe của cư dân Nam Sài Gòn.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} Bãi rác Đa Phước nhìn từ trên cao. TP.HCM đã xác nhận bãi rác Đa Phước là nguyên nhân gây ra mùi hôi tại khu Nam Sài Gòn. Hàng trăm ngàn người dân tại đây phải chịu cảnh ô nhiễm mùi rác nặng nề từ bãi rác "hiện đại" của ông chủ David Dương.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Lời Tòa soạn:
Bãi rác Đa Phước là nơi được Công ty Xử lý Chất thải rắn Việt Nam sử dụng cho việc xử lý chất thải rắn tại TP.HCM.
Ngay những ngày đầu đi bãi rác này, ông chủ của công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam David Dương đã truyền thông một cách mạnh mẽ về sự đầu tư đồ sộ với 100% vốn nước ngoài. Và ông chủ này cũng không quên vấn đề then chốt nhất trong khâu truyền thông đó là công nghệ hiện đại chuẩn Hoa Kỳ. Thế nhưng, sau khi bãi rác đi vào hoạt động không lâu, người dân xung quanh bãi rác này đã phải kêu cứu đến chính quyền sở tại bởi ô nhiễm mùi hôi và nạn ruồi nhặng kinh hoàng.
Một số tờ báo đã tiến hành xác minh và thông tin đến bạn đọc. Trong đó có những phóng sự điều tra về sự biến mất bí hiểm của nước rỉ rác trong hồ chứa của bãi rác cũng như video clip được đăng tải về hồ nước này. Thế nhưng, sau đó không lâu những tác phẩm này cũng biến mất "bí hiểm" như sự "bí hiểm" của những hồ nước. Sinh sau đẻ muộn, nhưng báo Người Tiêu Dùng đã vào cuộc quyết liệt khi vòi ô nhiễm của bãi rác Đa Phước vươn tới các quận lân cận, đặc biệt là quận 7.
Từ đó, báo đã bóc gỡ từng mảng hôi thối và nhức nhối cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng mà bãi rác này mang đến. Có lúc báo Người Tiêu Dùng đã đơn độc đi trên con đường này và còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, ban biên tập vẫn kiên định mục tiêu bảo vệ người dân, bảo vệ lẽ phải dù biết rằng thế lực mà báo đang phải đối diện không hề nhỏ.
Sự kiên trì ấy đã được thể hiện bằng những tác phẩm báo chí với gần 60 bài báo, được đông đảo bạn đọc quan tâm chia sẽ. Và kiên trì đã mang lại một kết quả đáng kể, đó chính là sự vào cuộc của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Buộc họ phải thừa nhận thủ phạm gây ô nhiễm trầm trọng như hiện nay chính là bãi rác công nghệ tối tân mang tên Đa Phước.
Giờ đây, câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ làm gì? Làm như thế nào? Để bảo vệ lợi ích chính đáng mà chúng ta đáng có, cũng như đòi lại môi trường sống trong lành đã bị tước đoạt khi những cơn gió lại ùa về!
Video clip: Báo Người Tiêu Dùng đã viết 60 bài báo phản ảnh vấn đề ô nhiễm của bãi rác Đa Phước
Ở Việt Nam, thảm họa môi trường lớn nhất mới đây là vụ xả thải hàng trăm ngàn m[sup]3[/sup] chất độc hại của Tập đoàn Hưng Nguyên, Formosa Hà Tĩnh, đã làm ô nhiễm nghiêm trọng vùng biển 4 tỉnh miền Trung, để lại hệ lụy trước mắt và lâu dài về nhiều mặt, chưa thể lường tính được.
Riêng tại TP.HCM, vấn đề ô nhiễm môi sinh, môi trường đang ở mức báo động với nhiều thông số vượt ngưỡng cho phép như khói bụi, tiếng ồn, ánh sáng, nguồn nước... Thật không mấy khó khăn để thấy tận mắt những dòng kênh đen, những bãi rác tự phát ngập ngụa, những ống thải khói bụi của các cơ sở sản xuất.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, TP.HCM hiện là một trong 6 đô thị có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới. Số liệu quan trắc của Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM cho biết có đến 60-80% mẫu không khí không đạt chuẩn, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe con người. Trong đó, lượng bụi lơ lửng đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn.
Đáng lưu ý, thời gian gần đây, ô nhiễm không khí không chỉ là những hạt bụi vật lý nhìn thấy được mà còn là thứ mùi xú uế lan tỏa trong không gian, luồn lách vào từng gia đình, góc phố làm đảo lộn sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Hứng chịu những đợt "tấn công" của loại "vũ khí sinh học" này, người dân, đặc biệt là những cư dân tại Phú Mỹ Hưng, khu đô thị hiện đại, kiểu mẫu được xem là nơi đáng sống nhất đã nhiều lần lên tiếng, đề nghị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và công bố công khai những thông số cần thiết theo tinh thần "dân biết, dân bàn" và "dân kiểm tra" cũng như thể hiện quyền hiến định tiếp cận thông tin đã được cụ thể tại Luật Quyền tiếp cận thông tin vừa được Quốc hội thông qua...
Cuộc sống của con người ngày càng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Trong đó, ô nhiễm môi trường đã và đang là nỗi lo lắng của xã hội, bởi nó đã xâm hại, lấy đi những cơ sở nền tảng quan trọng nhất để con người tồn tại. Chính vì thế, giữa tháng 9 vừa qua, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ra tuyên bố sẽ thụ lý các vụ án liên quan đến hành vi hủy hoại môi trường.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Nhà báo Nguyễn Văn Khuê (A.K.), Trưởng Cơ quan đại diện phía Nam Báo Người Tiêu Dùng phát biểu.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông Nguyễn Văn Khuê, Trưởng Cơ quan đại diện phía Nam Báo Người Tiêu Dùng, cho biết: Báo Người Tiêu Dùng là đơn vị “nổ phát pháo”, vén màn bí mật tại khu liên hợp xử lý rác Đa Phước. Một dự án xử lý rác thải được ưu đãi bất thường, có vốn đầu tư hàng trăm triệu USD, mỗi năm ngốn hơn 30 triệu USD tiền xử lý rác từ ngân sách TP.HCM nhưng sử dụng công nghệ xử lý rác lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp, chôn lấp không triệt để; vị trí bãi rác ở ngay đầu hướng gió, vào đúng vùng trũng của thành phố, nơi có nhiều kênh rạch dẫn lưu khắp thành phố và ra sông Sài Gòn, sông Đồng Nai - nguồn cung cấp nước sạch cho TP.HCM; quy trình thu gom rác, quản lý bãi rác có nhiều vấn đề… là nguyên nhân gây nên tình trạng hôi thối nhức nhối cho cư dân khu vực phía Nam thành phố trong thời gian qua. Cũng từ đó, chúng tôi liên tục nhận được thông tin khiếu nại, phản ánh, kêu cứu của người dân đang ngày đêm hứng chịu hậu quả từ hoạt động của bãi rác này.
Tôi hy vọng buổi tạo đàm ngày hôm nay sẽ là cầu nối, là diễn đàn mở để người dân lên tiếng, kiến nghị, thậm chí gửi lời thỉnh cầu khẩn thiết đến các cấp lãnh đạo, các cơ quan ban ngành, các tổ chức bảo vệ môi trường… cần nhanh chóng vào cuộc, đánh giá những tác hại do ô nhiễm môi trường (bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước…) từ bãi rác Đa Phước gây ra, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống và áp lực tinh thần của hàng trăm ngàn hộ dân Nam Sài Gòn nói riêng, người dân quận 7, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh nói chung.
Người dân có quyền được thông tin minh bạch về tình trạng ô nhiễm, quy trình công nghệ xử lý rác thải; đánh giá tác động môi trường, tác hại đối với sức khỏe cũng như những chế tài đặc biệt đối với hoạt động xử lý rác tại khu liên hợp xử lý rác Đa Phước.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Bà Nguyễn Thị Hồng Hà, cư dân khu Nam Sài Gòn, phát biểu tại tọa đàm.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bà Nguyễn Thị Hồng Hà - thay mặt cho cư dân khu Nam Sài Gòn chia sẻ: “Chúng tôi rất cảm ơn Báo Người Tiêu Dùng đã tổ chức và chia sẻ thông tin, nêu các ý kiến cho các cơ quan quản lý. Đến nay đã 4 tháng, sau nhiều lần dân cư đã phản ánh, về phía Chính phủ, các cơ quản lý các cấp, đã có phản ứng rất tích cực. Chỉ ra nguyên nhân mùi hôi do bãi rác Đa Phước. Tuy nhiên, dân cư chúng tôi mong muốn mọi chuyện được giải quyết triệt để, để trả lại môi trường sống trong lành cho chúng tôi. Chúng tôi cũng mong muốn báo đài, các chuyên gia tiếp tục đồng hành với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ giải quyết mùi hôi của bãi rác Đa Phước”.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}PGS.TS. Tài nguyên môi trường Phạm Thế Hiện (áo sọc trắng), Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
PGS.TS. Tài nguyên môi trường Phạm Thế Hiện, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas), cho biết: "Không thể để tiếp tục! Chúng ta phải giải quyết chứ không thì rất tác hại, nhất là nguy cơ ung thư từ các nguồn bị ô nhiễm như nguồn nước, địa chất, không khí. Khi tất cả đều bị ô nhiễm thì hậu quả sẽ rất ghê gớm! Cả cá nhân lẫn toàn thể xã hội cùng bị nhiễm bệnh và dịch bệnh".
Ông Hiện cho biết thêm: "Chúng tôi rất bức xúc, không thể có 1 thành phố mà hôi như thế này! Như vậy, còn gì là hình ảnh thành phố xanh, sạch, đẹp trong mắt của người dân và bạn bè quốc tế".
Nói về quy trình xử lý rác, ông Hiện cho rằng: "Nếu anh chôn rác, thì chôn để làm gì? Nếu không hóa giải được ô nhiễm thì không chôn, trên thế giới vẫn có một số nước vẫn sử dụng quy trình chôn lấp rác, tuy nhiên họ không gây ô nhiễm. Vậy chúng ta cũng chôn, nhưng căn bản là chôn như thế nào mà gây ô nhiễm".
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quý (người đứng), cư dân Phú Mỹ Hưng.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quý cho rằng nếu làm đúng, chắc chắc sẽ không có những chuyện đã xảy ra. Từ bãi rác đến khu Nam Sài Gòn khoảng 7 km. Bãi rác này 4 mặt là sông rạch, mình cần lưu tâm tới. Do nằm trong vùng trũng và thấp nên việc chôn lấp rác phải rất thận trọng. Đối với đô thị lớn như ở TP.HCM, việc chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư 15 km. Khoảng cách ở bãi rác Đa Phước là chưa hợp lý.
Tại nhiều bãi rác là các ổ mầm bệnh, ruồi, muỗi cho nên vấn đề sức khỏe đáng được quan tâm. Ngoài ra, không khí và nguồn nước bị ô nhiễm nên gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân.
Nồng độ tối đa cho phép tại chỗ làm việc hiện nay 5-7ppm. Tuy nhiên, hiện tại khu vực gần bãi rác Đa Phước có thể lên tới 20-30 ppm, gây ra tình trạng cay mắt, khó chịu và mùi trứng thối. Khi tăng càng cao thì người dân rất dễ bị ngộ độc khí thải, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe, tiềm năng gây ung thư cho con người xung quanh bãi rác là rất cao.
Ít ai nói tới và thậm chí chưa ai nói tới là Pin trong rác, Pin có chứa chất gây ô nhiễm Cadmium (Cd), chì (Pb) và Thủy Ngân (hg), đây là những chất cực độc nếu không được xử lý. Tại TP.HCM, theo tính toán mức tiêu thụ Pin có thể lên tới 500 tấn/năm. Và nếu mang chôn lấp thì khả năng đất bị ô nhiễm và ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động trồng trọt chăn nuôi.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Ông Đoàn Văn Đức, Giám đốc Công ty Xây dựng Đức Hạnh, người từng biết rõ ngọn nguồn về sự hình thành bãi rác Đa Phước.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông Đoàn Văn Đức, Giám đốc Công ty Xây dựng Đức Hạnh, cho rằng bãi rác Đa Phước đã vô phương cứu chữa bởi đây là hố rác chứ không phải là nơi xử lý rác.
Ông Đoàn Văn Đức, người rất tâm huyết với việc bảo vệ môi trường chia sẻ: “Tôi là một doanh nghiệp xây dựng giao thông, làm cầu đường. Tại sao lại bước qua lĩnh vực về xử lý môi trường. Cách đây hơn 10 năm, tôi đọc báo Sài Gòn Giải Phóng, có thông tin TP.HCM có 8 điểm thông tin quy hoạch bãi rác. Khi đọc được thông tin này, tôi đã ra sức phản đối. Tôi đã gọi lãnh đạo TP.HCM lúc đó là đề xuất tôi chỉ cần 1 bãi rác là đủ”.
Lý giải điều này, ông Đức cho biết, TP.HCM là thành phố được thiên nhiên ưu đãi, sông ngòi kênh rạch bao quanh. Tôi sẽ chọn phương án, chở rác bằng đường sông, đường thủy. Nếu chọn phương án này chắc chắn chi phí sẽ rẻ hơn đường bộ rồi.
Khi ông Đức xin chủ trương để làm rác đã được lãnh đạo TP.HCM chấp nhận. Và đã tìm mọi phương án, để tìm hướng giải quyết rác cho TP. HCM. Tuy nhiên, ngay ở thời điểm đó, ông Đức cũng biết, nhảy vào lĩnh vực rác lúc đó là vô cùng khó. “Bởi rác không phải là rác mà đó chính là “tiền, là đôla” - ông Đức khẳng định.
Trong quá trình tìm kiếm đất để làm xử lý rác, thì ông Đức đã tìm được ở huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, bởi một điểm xử lý rác thì có thể xử lý được khoảng 100 năm. Đất ở đây cứng và có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể xây dựng khu xử lý rác. Tuy nhiên, trong quá trình này đã vấp phải phản đối của người dân Long An.
Trước vấn đề này, ông Đức cho biết: “Khi bị dân phản đối, tôi có nói với các lãnh đạo là tôi sẽ thuyết phục và chứng minh cho dân để cho dân hiểu. Tôi đã quyết định tổ chức một chuyến thăm quan các công nghệ xử lý rác hiện đại của các nước trên thế giới”.
Cũng trong chuyến đi này, ông Đức nhận mình là “tội đồ” khi quen và giới thiệu ông David Dương cho UBND TP.HCM. “Lúc đó tôi nghĩ ông Dương là người có tiềm lực nên đã né sang một bên để ông Dương làm. Tuy nhiên, đến nay đã 8 năm rồi, bãi rác Đa Phước vô phương cứu chữa bởi là nó là hố rác chứ không phải bãi xử lý rác” - ông Đức cho chia sẻ rõ hơn.
"Cái chết của mùi rác là cái chết từ từ". Đó là chia sẻ bên lề hội nghị của ông Bùi Anh Phương - ngụ ở khu đô thị Phú mỹ Hưng. Ông Phương cho biết thêm, có thể nói mùi rác Đa Phước được người dân "hưởng thụ" không theo nhu cầu! Nơi đây có mùi khó tả, kinh khủng hơn trứng thối, dồn dập từ sáng đến tối gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân, nhất là người già. Tại đây, người dân phải đóng cửa thường xuyên, nếu như "vô tình" mở của mà trúng luồng hơi thối táp vào nhà thì cả ngày coi như bị tra tấn bởi mùi hôi.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Ông Bùi Anh Phương, ngụ ở Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, rất bức xúc trước mùi hôi thối đang ảnh hưởng đến cư dân.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
"Muốn người dân hết bức xúc, chỉ cần có sự minh bạch, cần phải làm rõ, chỉ rõ nguyên nhân gây mùi hôi, nếu cố tình vi phạm thì xử lý nghiêm, không bao che. Cần phải lập Đoàn thanh tra toàn diện bãi rác này, trong đó cần phải có sự tham gia của các tổ chức xã hội "không ngại va chạm" như Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh để đại diện tầng lớp nhân dân nêu cao ý kiến. Tránh trường hợp bao che! Ngoài ra, cần phải giải quyết trực tiếp hôi thối bằng cách xem xét lại kỹ thuật xử lý rác. Nếu chôn rác thì là công nghệ không tiên tiến, cần phải hủy bỏ, xử lý và không né tránh. Nếu thành phố không làm được chuyện này thì không chỉ sức khỏe người dân mà chỉ số đầu tư kinh doanh còn sụt dốc vì mùi hôi. Doanh nghiệp không thể đầu tư vào nơi mà cuộc sống người dân bị ảnh hưởng! Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng không phải là bãi chôn rác" - ông Phương bức xúc.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Bà Lê Hoài Anh (hàng đầu, bên trái) - đại diện cho cư dân Nam Sài Gòn{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chia sẻ tại tọa đàm, bà Lê Hoài Anh, đại diện cho cư dân Nam Sài Gòn, cho biết: “Tôi không chỉ là cư dân mà doanh nghiệp tôi cũng đóng trên trên địa bàn Phú Mỹ Hưng. Mùi hôi từ bãi rác Đa Phước đã ảnh hưởng đến cư dân và các đơn vị hoạt động về dịch vụ ở đây. Cái mùi hôi thối này đã có từ khoảng 2-3 năm nay. Tuy nhiên, trước đó mùi chưa nặng như hiện nay”.
Nói đến ảnh hưởng cuộc sống của người dân, bà Hoài Anh khẳng định: “Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất phải kể đến là thiếu nhi và người lớn tuổi. Con em chúng tôi học ở các trường quốc tế. Ở vị trí đẹp, vậy mà khi đi học về các em phản ánh mùi nặng. Người lớn tuổi, buổi sáng đi tập thể dục, ăn trưa đều phải ngửi mùi rác. Người lớn tuổi không thích nằm máy lạnh, nhưng hiện các gia đình đã phải gắn máy lạnh để ngủ và gắn các thiết bị khử mùi khác”.
Bản thân bà Hoài Anh cũng đã thức trắng một đêm để xem mức độ nặng mùi từ bãi rác Đa Phước này tới đâu. Bà cho biết: “Vào 2h sáng là thời điểm cao điểm mùi hôi nặng nề nhất, tôi không thể nào chịu nổi. Ở Phú Mỹ Hưng, chúng tôi còn không chịu được thì các khu Đa Phước thì họ phải làm sao?”.
Bà Hoài Anh mong muốn có nghiên cứu, thành lập tổ chức của cư dân, nghiên cứu về sâu rộng về cái mùi này. Và nghiên cứu về nước ngầm, bãi rác chôn lấp như thế này thì nước đổ đi đâu. Ảnh hưởng nước ngầm, do bãi rác này gây ra như thế nào?.
“Nếu họ đang xin lên là 7.000, 10.000 tấn/ngày thì mùi này không chỉ có Phú Mỹ Hưng. Còn nước ngầm thì có thể toàn thành phố sẽ bị ảnh hưởng. Nếu chúng ta không làm ngay để có kết luận. Trước tiên giảm bớt lượng rác của họ là 3.000 tấn. Giảm tải đi. Sau đó, phải tiến tới di dời, đóng cửa bãi rác. Hoặc phải có công nghệ xử lý tiên tiến. Nếu không sẽ là một “Formosa” ở ngay TP. HCM” - bà Hoài Anh mong muốn.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Luật sư Trần Đăng Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM, một cư dân khẳng khái mong muốn khởi kiện Công ty của ông David Dương.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Luật sư Trần Đăng Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM cho hay: "Tôi đến tọa đàm để nói hết sự bức xúc của bản thân và cư dân Phú Mỹ Hưng vì mùi hôi thối từ bãi rác Đa Phước. Có rất nhiều vấn đề đằng sau bãi rác Đa Phước mà nhân dân cần biết nhưng mà chưa được biết. Rõ ràng về cơ quan quản lý có vấn đề và bản thân chủ đầu tư bãi rác này cũng có vấn đề.
Có những vẫn đề chưa được làm rõ, tôi thấy, bãi rác sau khi hoạt động 2007 đến 2008 là bắt đầu thấy mùi hôi thối, đã kiến nghị lên thành phố luôn thế nhưng không hiểu thành phố xử lý như thế nào đến nay vẫn chưa xử lý mà để tình trạng hôi thối càng nhiều hơn, bức xúc nhân dân ngày càng nhiều hơn.
Đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường mới tới kiểm tra và kết luận là chôn rác mà không xử lý rác và không đúng với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Rõ ràng đây là sai phạm.
Thắc mắc, thành phố cho phép chủ đầu tư thực hiện quy trình xử lý rác tại bãi rác này, thì không biết đã khảo sát đến hậu quả khi đi vào hoạt động chưa? Vấn đề này chưa thấy nói với nhân dân.
Ngay từ đầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không đồng ý, không cho phép tuy nhiên thành phố vẫn đồng ý. Tôi không hiểu nổi lãnh đạo thành phố đang nghĩ gì?
Ông David Dương nói công nghệ xử lý đạt chuẩn của Mỹ, tuy nhiên nếu mà đạt chuẩn thì đã không có mùi hôi thối như thế này. Dư luận cho rằng có ưu ái cho bãi rác này đã có ý kiến từ chối tuy nhiên, đã có bằng chứng để chứng minh rằng thành phố có ưu ái.
Ông David Dương không biết về tinh thần yêu nước về đầu tư bãi rác hay là về lợi nhuận?
Hướng giải quyết: Nhân dân có quyền được kiện hay không muốn kiện thì đầu tiên phải kiện chủ đầu tư. Phải điều tra xác định được mức độ hậu quả nghiêm trọng tới đâu. Phải có được các chỉ số về hóa chất độc hại ô nhiễm cụ thể. Các nhà khoa học sẽ làm được vấn đề này và chắc chắn sẽ làm được.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Bà Tô Hồng Trang, đại diện cho nhiều cư dân khu đô thị Nam Sài Gòn gửi tâm nguyện tha thiết trả lại môi trường sống trong lành cho cư dân.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bà Tô Hồng Trang, đại diện cho nhiều cư dân khu đô thị Nam Sài Gòn, đưa ra một số các câu hỏi cụ thể và xin ý kiến tư vấn của những luật sư và chuyên gia về môi trường:
"Bước tiếp theo chúng tôi phải làm gì và làm như thế nào? Lý do, người dân đã sống trong môi trường quá ô nhiễm rồi, mức độ quá cao rồi. Có nên khiếu kiện chủ đầu tư hay không, khởi kiện dân sự hay tố cáo hình sự?
Yêu cầu UBND TP.HCM phải mời các đơn vị kiểm tra độc lập về môi trường vào kiểm tra và phải có kết quả con số cụ thể được công bố rộng rãi.
Trách nhiệm của các chủ đầu tư bất đống sản tại các dự án tại đây như thế nào? Dân cư có thể khiếu kiện chủ đầu tư hay không?"
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Ông Nguyễn Nam Vinh, cư dân Phú Mỹ Hưng yêu cầu TP.HCM phải công khai với nhân dân về việc xử lý sai phạm tại bãi rác Đa Phước.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông Nguyễn Nam Vinh, cư dân Phú Mỹ Hưng, cho rằng cần công khai các số đo về tài Nguyên môi trường, số đo về không khí, phân tích về nước. Nếu thành phố không làm nổi thì phải nhờ sự trợ giúp của trung ương để công bố với nhân dân.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Bà Hồng Hà, cư dân Phú Mỹ Hưng tỏ ra lo ngại vì đạo đức kinh doanh của ông chủ bãi rác David Dương.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bà Hồng Hà, cư dân Phú Mỹ Hưng, cũng là người có sáng kiến lập group để ghi nhật ký mùi chia sẻ: "Cư dân có thể ghi hàng ngày, hàng giờ thậm chí cập nhật từng phút. Và mọi người cũng hiểu rằng mình đang sống trong môi trường quá ô nhiễm và độc hại.
Ông David Dương là người Việt Nam, tuy nhiên chưa hề thấy có một sự chia sẻ nào với người dân. Đây là điều mà người dân không thể chấp nhận.
Ông David Dương lại tiếp tục nhận được một dự án ở Long An thì tôi cảm thấy rất lo ngại cho tương lai. Qua tọa đàm này, tôi mong muốn ông David Dương có thế nghe thấy và can đảm để minh bạch thông tin. Vì không có con đường nào khác ngoài con đường minh bạch thông tin về bãi rác Đa Phước".
Ông Trần Văn Bình, cư dân của khu Nam Sài Gòn cũng là người có kinh nghiệm 30 năm làm trong lĩnh vực môi trường ở nước ngoài, cho biết: “Tôi cũng có kinh nghiệm trong lĩnh vực về môi trường ở nước ngoài. Tuy, chúng tôi về nước ở vài năm nhưng môi trường ở nước ta đang gây bức xúc và day dứt. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm thêm số liệu để kiện người gây ra thảm họa này, tước đoạt môi trường sống của chúng ta. Đã đến lúc người dân phải có thái độ, ngồi lại với nhau để giành lại quyền sống với mình.
David Dương là chủ đầu tư của dự án Đa Phước, dù vì lý do gì khi anh ta về đây, để đóng góp vào sự phát triển của đất nước, của thành phố. Tôi hiểu trong kinh doanh phải nghĩ lợi nhuận trước nhưng anh Dương đã quên đi đạo đức trong kinh doanh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng tôi. Anh đã xâm phạm vào quyền lợi của chúng tôi.
Về phía của người đi kiện nên thu thập số liệu, phải lập 1 ban giám sát, có tính cách độc lập càng tốt".
Luật sư Trần Đăng Tuấn cho biết: “Phải có số liệu thì chúng ta mới kiện được. Nên chúng ta phải đề cử là một người tâm huyết đại diện cho chúng ta để làm cuộc vận động này. Chúng ta chỉ kiện chủ đầu tư là ông David Dương, ông đã làm gần 10 năm rồi. Ông quá giàu rồi, lợi nhuận rồi. Ông phải trả lại môi trường sống trong sạch cho chúng ta”.
Theo Luật sư Trần Đăng Tuấn, chúng ta không nên gây khó khăn cho chính quyền, làm gì cũng làm đúng pháp luật, không gây rối, cứ làm đúng luật thì sẽ không sợ ai.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải phóng, Đoàn Luật sư TP.HCM chia sẻ quan điểm pháp lý về vụ việc.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải phóng, Đoàn Luật sư TP.HCM: "Đây là sự kiện rất nóng tuy nhiên chưa có giải pháp nào cả, được biết cư dân gửi đơn khiếu kiện rất nhiều nhưng vẫn chưa đi đến đâu. Điều này có thể khiếu kiện chưa đúng.
Với tư cách luật sư đã làm nhiều vụ việc liên quan đến khiếu kiện tập thể. Người dân có 3 quyền: Quyền tố cáo, quyền khiếu nại và quyền khởi kiện.
Bộ Luật dân sự, Luật Bảo vệ môi trường… là những luật có thể áp dụng để chúng ta khởi kiện.
Chúng ta cần khởi kiện, khi khởi kiện thì tòa án sẽ thụ lý và sẽ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và đi theo quy trình thủ tục tố tụng. Đây là một trong những biện pháp cư dân chúng ta có quyền thực hiện".
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Ông Đỗ Ngọc Chính, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Tư vấn tiêu dùng (Cescon) thuộc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông Đỗ Ngọc Chính, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn tiêu dùng (Cescon) thuộc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), chia sẻ: "Việt Nam là thành viên của Liên Hợp Quốc, trong đó đã công nhận 8 quyền ở cơ bản của người tiêu dùng. 1 trong 8 quyền đó, quyền thứ 8 chúng ta được sống trong môi trường an toàn bền vững. Việt Nam đã công nhận trước thế giới về quyền sống trong môi trường của dân. Trong Luật Bảo vệ môi trường, Việt Nam cũng có quy định. Bộ Luật hình sự, Điều 235, tổ chức nào vi phạm chôn trái phép 3 tấn chất thải có thể bị phạt tù 5 năm".
Ông Chính cũng mong muốn người dân nên liên hệ vấn đề với bãi rác Đa Phước. Liệu đơn vị này chôn rác như thế có được hợp pháp hay không? Chúng ta phải tìm ra được người nào, tổ chức nào vi phạm, để chỉ rõ những điều sai phạm của đơn vị này.
Kết thúc buổi Tọa đàm, kết luận của toàn thể cư dân, luật sư, các nhà khoa học là khởi kiện chủ đầu tư bãi rác Đa Phước vì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên môi trường và sức khỏe con người.
Một số hình ảnh tại Tọa đàm:
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nhóm phóng viên
Ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng sống, thậm chí là hiểm họa của con người. Do đó, người dân cả nước nói chung, cư dân Nam Sài Gòn nói riêng, các tổ chức xã hội và Nhà nước cùng có trách nhiệm chung tay ngăn ngừa, phòng chống… Trước thực trạng này, sáng nay 2/10, Báo Người Tiêu Dùng tổ chức tọa đàm: Mùi rác - Quyền được thông tin và bảo vệ sức khỏe của cư dân Nam Sài Gòn.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td} Bãi rác Đa Phước nhìn từ trên cao. TP.HCM đã xác nhận bãi rác Đa Phước là nguyên nhân gây ra mùi hôi tại khu Nam Sài Gòn. Hàng trăm ngàn người dân tại đây phải chịu cảnh ô nhiễm mùi rác nặng nề từ bãi rác "hiện đại" của ông chủ David Dương.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Lời Tòa soạn:
Bãi rác Đa Phước là nơi được Công ty Xử lý Chất thải rắn Việt Nam sử dụng cho việc xử lý chất thải rắn tại TP.HCM.
Ngay những ngày đầu đi bãi rác này, ông chủ của công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam David Dương đã truyền thông một cách mạnh mẽ về sự đầu tư đồ sộ với 100% vốn nước ngoài. Và ông chủ này cũng không quên vấn đề then chốt nhất trong khâu truyền thông đó là công nghệ hiện đại chuẩn Hoa Kỳ. Thế nhưng, sau khi bãi rác đi vào hoạt động không lâu, người dân xung quanh bãi rác này đã phải kêu cứu đến chính quyền sở tại bởi ô nhiễm mùi hôi và nạn ruồi nhặng kinh hoàng.
Một số tờ báo đã tiến hành xác minh và thông tin đến bạn đọc. Trong đó có những phóng sự điều tra về sự biến mất bí hiểm của nước rỉ rác trong hồ chứa của bãi rác cũng như video clip được đăng tải về hồ nước này. Thế nhưng, sau đó không lâu những tác phẩm này cũng biến mất "bí hiểm" như sự "bí hiểm" của những hồ nước. Sinh sau đẻ muộn, nhưng báo Người Tiêu Dùng đã vào cuộc quyết liệt khi vòi ô nhiễm của bãi rác Đa Phước vươn tới các quận lân cận, đặc biệt là quận 7.
Từ đó, báo đã bóc gỡ từng mảng hôi thối và nhức nhối cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng mà bãi rác này mang đến. Có lúc báo Người Tiêu Dùng đã đơn độc đi trên con đường này và còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, ban biên tập vẫn kiên định mục tiêu bảo vệ người dân, bảo vệ lẽ phải dù biết rằng thế lực mà báo đang phải đối diện không hề nhỏ.
Sự kiên trì ấy đã được thể hiện bằng những tác phẩm báo chí với gần 60 bài báo, được đông đảo bạn đọc quan tâm chia sẽ. Và kiên trì đã mang lại một kết quả đáng kể, đó chính là sự vào cuộc của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Buộc họ phải thừa nhận thủ phạm gây ô nhiễm trầm trọng như hiện nay chính là bãi rác công nghệ tối tân mang tên Đa Phước.
Giờ đây, câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ làm gì? Làm như thế nào? Để bảo vệ lợi ích chính đáng mà chúng ta đáng có, cũng như đòi lại môi trường sống trong lành đã bị tước đoạt khi những cơn gió lại ùa về!
Video clip: Báo Người Tiêu Dùng đã viết 60 bài báo phản ảnh vấn đề ô nhiễm của bãi rác Đa Phước
Ở Việt Nam, thảm họa môi trường lớn nhất mới đây là vụ xả thải hàng trăm ngàn m[sup]3[/sup] chất độc hại của Tập đoàn Hưng Nguyên, Formosa Hà Tĩnh, đã làm ô nhiễm nghiêm trọng vùng biển 4 tỉnh miền Trung, để lại hệ lụy trước mắt và lâu dài về nhiều mặt, chưa thể lường tính được.
Riêng tại TP.HCM, vấn đề ô nhiễm môi sinh, môi trường đang ở mức báo động với nhiều thông số vượt ngưỡng cho phép như khói bụi, tiếng ồn, ánh sáng, nguồn nước... Thật không mấy khó khăn để thấy tận mắt những dòng kênh đen, những bãi rác tự phát ngập ngụa, những ống thải khói bụi của các cơ sở sản xuất.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, TP.HCM hiện là một trong 6 đô thị có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới. Số liệu quan trắc của Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM cho biết có đến 60-80% mẫu không khí không đạt chuẩn, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe con người. Trong đó, lượng bụi lơ lửng đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn.
Đáng lưu ý, thời gian gần đây, ô nhiễm không khí không chỉ là những hạt bụi vật lý nhìn thấy được mà còn là thứ mùi xú uế lan tỏa trong không gian, luồn lách vào từng gia đình, góc phố làm đảo lộn sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Hứng chịu những đợt "tấn công" của loại "vũ khí sinh học" này, người dân, đặc biệt là những cư dân tại Phú Mỹ Hưng, khu đô thị hiện đại, kiểu mẫu được xem là nơi đáng sống nhất đã nhiều lần lên tiếng, đề nghị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và công bố công khai những thông số cần thiết theo tinh thần "dân biết, dân bàn" và "dân kiểm tra" cũng như thể hiện quyền hiến định tiếp cận thông tin đã được cụ thể tại Luật Quyền tiếp cận thông tin vừa được Quốc hội thông qua...
Cuộc sống của con người ngày càng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Trong đó, ô nhiễm môi trường đã và đang là nỗi lo lắng của xã hội, bởi nó đã xâm hại, lấy đi những cơ sở nền tảng quan trọng nhất để con người tồn tại. Chính vì thế, giữa tháng 9 vừa qua, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ra tuyên bố sẽ thụ lý các vụ án liên quan đến hành vi hủy hoại môi trường.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}Nhà báo Nguyễn Văn Khuê (A.K.), Trưởng Cơ quan đại diện phía Nam Báo Người Tiêu Dùng phát biểu.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông Nguyễn Văn Khuê, Trưởng Cơ quan đại diện phía Nam Báo Người Tiêu Dùng, cho biết: Báo Người Tiêu Dùng là đơn vị “nổ phát pháo”, vén màn bí mật tại khu liên hợp xử lý rác Đa Phước. Một dự án xử lý rác thải được ưu đãi bất thường, có vốn đầu tư hàng trăm triệu USD, mỗi năm ngốn hơn 30 triệu USD tiền xử lý rác từ ngân sách TP.HCM nhưng sử dụng công nghệ xử lý rác lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp, chôn lấp không triệt để; vị trí bãi rác ở ngay đầu hướng gió, vào đúng vùng trũng của thành phố, nơi có nhiều kênh rạch dẫn lưu khắp thành phố và ra sông Sài Gòn, sông Đồng Nai - nguồn cung cấp nước sạch cho TP.HCM; quy trình thu gom rác, quản lý bãi rác có nhiều vấn đề… là nguyên nhân gây nên tình trạng hôi thối nhức nhối cho cư dân khu vực phía Nam thành phố trong thời gian qua. Cũng từ đó, chúng tôi liên tục nhận được thông tin khiếu nại, phản ánh, kêu cứu của người dân đang ngày đêm hứng chịu hậu quả từ hoạt động của bãi rác này.
Tôi hy vọng buổi tạo đàm ngày hôm nay sẽ là cầu nối, là diễn đàn mở để người dân lên tiếng, kiến nghị, thậm chí gửi lời thỉnh cầu khẩn thiết đến các cấp lãnh đạo, các cơ quan ban ngành, các tổ chức bảo vệ môi trường… cần nhanh chóng vào cuộc, đánh giá những tác hại do ô nhiễm môi trường (bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước…) từ bãi rác Đa Phước gây ra, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống và áp lực tinh thần của hàng trăm ngàn hộ dân Nam Sài Gòn nói riêng, người dân quận 7, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh nói chung.
Người dân có quyền được thông tin minh bạch về tình trạng ô nhiễm, quy trình công nghệ xử lý rác thải; đánh giá tác động môi trường, tác hại đối với sức khỏe cũng như những chế tài đặc biệt đối với hoạt động xử lý rác tại khu liên hợp xử lý rác Đa Phước.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}Bà Nguyễn Thị Hồng Hà, cư dân khu Nam Sài Gòn, phát biểu tại tọa đàm.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bà Nguyễn Thị Hồng Hà - thay mặt cho cư dân khu Nam Sài Gòn chia sẻ: “Chúng tôi rất cảm ơn Báo Người Tiêu Dùng đã tổ chức và chia sẻ thông tin, nêu các ý kiến cho các cơ quan quản lý. Đến nay đã 4 tháng, sau nhiều lần dân cư đã phản ánh, về phía Chính phủ, các cơ quản lý các cấp, đã có phản ứng rất tích cực. Chỉ ra nguyên nhân mùi hôi do bãi rác Đa Phước. Tuy nhiên, dân cư chúng tôi mong muốn mọi chuyện được giải quyết triệt để, để trả lại môi trường sống trong lành cho chúng tôi. Chúng tôi cũng mong muốn báo đài, các chuyên gia tiếp tục đồng hành với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ giải quyết mùi hôi của bãi rác Đa Phước”.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}PGS.TS. Tài nguyên môi trường Phạm Thế Hiện (áo sọc trắng), Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
PGS.TS. Tài nguyên môi trường Phạm Thế Hiện, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas), cho biết: "Không thể để tiếp tục! Chúng ta phải giải quyết chứ không thì rất tác hại, nhất là nguy cơ ung thư từ các nguồn bị ô nhiễm như nguồn nước, địa chất, không khí. Khi tất cả đều bị ô nhiễm thì hậu quả sẽ rất ghê gớm! Cả cá nhân lẫn toàn thể xã hội cùng bị nhiễm bệnh và dịch bệnh".
Ông Hiện cho biết thêm: "Chúng tôi rất bức xúc, không thể có 1 thành phố mà hôi như thế này! Như vậy, còn gì là hình ảnh thành phố xanh, sạch, đẹp trong mắt của người dân và bạn bè quốc tế".
Nói về quy trình xử lý rác, ông Hiện cho rằng: "Nếu anh chôn rác, thì chôn để làm gì? Nếu không hóa giải được ô nhiễm thì không chôn, trên thế giới vẫn có một số nước vẫn sử dụng quy trình chôn lấp rác, tuy nhiên họ không gây ô nhiễm. Vậy chúng ta cũng chôn, nhưng căn bản là chôn như thế nào mà gây ô nhiễm".
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quý (người đứng), cư dân Phú Mỹ Hưng.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quý cho rằng nếu làm đúng, chắc chắc sẽ không có những chuyện đã xảy ra. Từ bãi rác đến khu Nam Sài Gòn khoảng 7 km. Bãi rác này 4 mặt là sông rạch, mình cần lưu tâm tới. Do nằm trong vùng trũng và thấp nên việc chôn lấp rác phải rất thận trọng. Đối với đô thị lớn như ở TP.HCM, việc chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư 15 km. Khoảng cách ở bãi rác Đa Phước là chưa hợp lý.
Tại nhiều bãi rác là các ổ mầm bệnh, ruồi, muỗi cho nên vấn đề sức khỏe đáng được quan tâm. Ngoài ra, không khí và nguồn nước bị ô nhiễm nên gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân.
Nồng độ tối đa cho phép tại chỗ làm việc hiện nay 5-7ppm. Tuy nhiên, hiện tại khu vực gần bãi rác Đa Phước có thể lên tới 20-30 ppm, gây ra tình trạng cay mắt, khó chịu và mùi trứng thối. Khi tăng càng cao thì người dân rất dễ bị ngộ độc khí thải, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe, tiềm năng gây ung thư cho con người xung quanh bãi rác là rất cao.
Ít ai nói tới và thậm chí chưa ai nói tới là Pin trong rác, Pin có chứa chất gây ô nhiễm Cadmium (Cd), chì (Pb) và Thủy Ngân (hg), đây là những chất cực độc nếu không được xử lý. Tại TP.HCM, theo tính toán mức tiêu thụ Pin có thể lên tới 500 tấn/năm. Và nếu mang chôn lấp thì khả năng đất bị ô nhiễm và ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động trồng trọt chăn nuôi.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}Ông Đoàn Văn Đức, Giám đốc Công ty Xây dựng Đức Hạnh, người từng biết rõ ngọn nguồn về sự hình thành bãi rác Đa Phước.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông Đoàn Văn Đức, Giám đốc Công ty Xây dựng Đức Hạnh, cho rằng bãi rác Đa Phước đã vô phương cứu chữa bởi đây là hố rác chứ không phải là nơi xử lý rác.
Ông Đoàn Văn Đức, người rất tâm huyết với việc bảo vệ môi trường chia sẻ: “Tôi là một doanh nghiệp xây dựng giao thông, làm cầu đường. Tại sao lại bước qua lĩnh vực về xử lý môi trường. Cách đây hơn 10 năm, tôi đọc báo Sài Gòn Giải Phóng, có thông tin TP.HCM có 8 điểm thông tin quy hoạch bãi rác. Khi đọc được thông tin này, tôi đã ra sức phản đối. Tôi đã gọi lãnh đạo TP.HCM lúc đó là đề xuất tôi chỉ cần 1 bãi rác là đủ”.
Lý giải điều này, ông Đức cho biết, TP.HCM là thành phố được thiên nhiên ưu đãi, sông ngòi kênh rạch bao quanh. Tôi sẽ chọn phương án, chở rác bằng đường sông, đường thủy. Nếu chọn phương án này chắc chắn chi phí sẽ rẻ hơn đường bộ rồi.
Khi ông Đức xin chủ trương để làm rác đã được lãnh đạo TP.HCM chấp nhận. Và đã tìm mọi phương án, để tìm hướng giải quyết rác cho TP. HCM. Tuy nhiên, ngay ở thời điểm đó, ông Đức cũng biết, nhảy vào lĩnh vực rác lúc đó là vô cùng khó. “Bởi rác không phải là rác mà đó chính là “tiền, là đôla” - ông Đức khẳng định.
Trong quá trình tìm kiếm đất để làm xử lý rác, thì ông Đức đã tìm được ở huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, bởi một điểm xử lý rác thì có thể xử lý được khoảng 100 năm. Đất ở đây cứng và có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể xây dựng khu xử lý rác. Tuy nhiên, trong quá trình này đã vấp phải phản đối của người dân Long An.
Trước vấn đề này, ông Đức cho biết: “Khi bị dân phản đối, tôi có nói với các lãnh đạo là tôi sẽ thuyết phục và chứng minh cho dân để cho dân hiểu. Tôi đã quyết định tổ chức một chuyến thăm quan các công nghệ xử lý rác hiện đại của các nước trên thế giới”.
Cũng trong chuyến đi này, ông Đức nhận mình là “tội đồ” khi quen và giới thiệu ông David Dương cho UBND TP.HCM. “Lúc đó tôi nghĩ ông Dương là người có tiềm lực nên đã né sang một bên để ông Dương làm. Tuy nhiên, đến nay đã 8 năm rồi, bãi rác Đa Phước vô phương cứu chữa bởi là nó là hố rác chứ không phải bãi xử lý rác” - ông Đức cho chia sẻ rõ hơn.
"Cái chết của mùi rác là cái chết từ từ". Đó là chia sẻ bên lề hội nghị của ông Bùi Anh Phương - ngụ ở khu đô thị Phú mỹ Hưng. Ông Phương cho biết thêm, có thể nói mùi rác Đa Phước được người dân "hưởng thụ" không theo nhu cầu! Nơi đây có mùi khó tả, kinh khủng hơn trứng thối, dồn dập từ sáng đến tối gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân, nhất là người già. Tại đây, người dân phải đóng cửa thường xuyên, nếu như "vô tình" mở của mà trúng luồng hơi thối táp vào nhà thì cả ngày coi như bị tra tấn bởi mùi hôi.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}Ông Bùi Anh Phương, ngụ ở Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, rất bức xúc trước mùi hôi thối đang ảnh hưởng đến cư dân.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
"Muốn người dân hết bức xúc, chỉ cần có sự minh bạch, cần phải làm rõ, chỉ rõ nguyên nhân gây mùi hôi, nếu cố tình vi phạm thì xử lý nghiêm, không bao che. Cần phải lập Đoàn thanh tra toàn diện bãi rác này, trong đó cần phải có sự tham gia của các tổ chức xã hội "không ngại va chạm" như Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh để đại diện tầng lớp nhân dân nêu cao ý kiến. Tránh trường hợp bao che! Ngoài ra, cần phải giải quyết trực tiếp hôi thối bằng cách xem xét lại kỹ thuật xử lý rác. Nếu chôn rác thì là công nghệ không tiên tiến, cần phải hủy bỏ, xử lý và không né tránh. Nếu thành phố không làm được chuyện này thì không chỉ sức khỏe người dân mà chỉ số đầu tư kinh doanh còn sụt dốc vì mùi hôi. Doanh nghiệp không thể đầu tư vào nơi mà cuộc sống người dân bị ảnh hưởng! Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng không phải là bãi chôn rác" - ông Phương bức xúc.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}Bà Lê Hoài Anh (hàng đầu, bên trái) - đại diện cho cư dân Nam Sài Gòn{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chia sẻ tại tọa đàm, bà Lê Hoài Anh, đại diện cho cư dân Nam Sài Gòn, cho biết: “Tôi không chỉ là cư dân mà doanh nghiệp tôi cũng đóng trên trên địa bàn Phú Mỹ Hưng. Mùi hôi từ bãi rác Đa Phước đã ảnh hưởng đến cư dân và các đơn vị hoạt động về dịch vụ ở đây. Cái mùi hôi thối này đã có từ khoảng 2-3 năm nay. Tuy nhiên, trước đó mùi chưa nặng như hiện nay”.
Nói đến ảnh hưởng cuộc sống của người dân, bà Hoài Anh khẳng định: “Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất phải kể đến là thiếu nhi và người lớn tuổi. Con em chúng tôi học ở các trường quốc tế. Ở vị trí đẹp, vậy mà khi đi học về các em phản ánh mùi nặng. Người lớn tuổi, buổi sáng đi tập thể dục, ăn trưa đều phải ngửi mùi rác. Người lớn tuổi không thích nằm máy lạnh, nhưng hiện các gia đình đã phải gắn máy lạnh để ngủ và gắn các thiết bị khử mùi khác”.
Bản thân bà Hoài Anh cũng đã thức trắng một đêm để xem mức độ nặng mùi từ bãi rác Đa Phước này tới đâu. Bà cho biết: “Vào 2h sáng là thời điểm cao điểm mùi hôi nặng nề nhất, tôi không thể nào chịu nổi. Ở Phú Mỹ Hưng, chúng tôi còn không chịu được thì các khu Đa Phước thì họ phải làm sao?”.
Bà Hoài Anh mong muốn có nghiên cứu, thành lập tổ chức của cư dân, nghiên cứu về sâu rộng về cái mùi này. Và nghiên cứu về nước ngầm, bãi rác chôn lấp như thế này thì nước đổ đi đâu. Ảnh hưởng nước ngầm, do bãi rác này gây ra như thế nào?.
“Nếu họ đang xin lên là 7.000, 10.000 tấn/ngày thì mùi này không chỉ có Phú Mỹ Hưng. Còn nước ngầm thì có thể toàn thành phố sẽ bị ảnh hưởng. Nếu chúng ta không làm ngay để có kết luận. Trước tiên giảm bớt lượng rác của họ là 3.000 tấn. Giảm tải đi. Sau đó, phải tiến tới di dời, đóng cửa bãi rác. Hoặc phải có công nghệ xử lý tiên tiến. Nếu không sẽ là một “Formosa” ở ngay TP. HCM” - bà Hoài Anh mong muốn.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}Luật sư Trần Đăng Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM, một cư dân khẳng khái mong muốn khởi kiện Công ty của ông David Dương.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Luật sư Trần Đăng Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM cho hay: "Tôi đến tọa đàm để nói hết sự bức xúc của bản thân và cư dân Phú Mỹ Hưng vì mùi hôi thối từ bãi rác Đa Phước. Có rất nhiều vấn đề đằng sau bãi rác Đa Phước mà nhân dân cần biết nhưng mà chưa được biết. Rõ ràng về cơ quan quản lý có vấn đề và bản thân chủ đầu tư bãi rác này cũng có vấn đề.
Có những vẫn đề chưa được làm rõ, tôi thấy, bãi rác sau khi hoạt động 2007 đến 2008 là bắt đầu thấy mùi hôi thối, đã kiến nghị lên thành phố luôn thế nhưng không hiểu thành phố xử lý như thế nào đến nay vẫn chưa xử lý mà để tình trạng hôi thối càng nhiều hơn, bức xúc nhân dân ngày càng nhiều hơn.
Đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường mới tới kiểm tra và kết luận là chôn rác mà không xử lý rác và không đúng với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Rõ ràng đây là sai phạm.
Thắc mắc, thành phố cho phép chủ đầu tư thực hiện quy trình xử lý rác tại bãi rác này, thì không biết đã khảo sát đến hậu quả khi đi vào hoạt động chưa? Vấn đề này chưa thấy nói với nhân dân.
Ngay từ đầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không đồng ý, không cho phép tuy nhiên thành phố vẫn đồng ý. Tôi không hiểu nổi lãnh đạo thành phố đang nghĩ gì?
Ông David Dương nói công nghệ xử lý đạt chuẩn của Mỹ, tuy nhiên nếu mà đạt chuẩn thì đã không có mùi hôi thối như thế này. Dư luận cho rằng có ưu ái cho bãi rác này đã có ý kiến từ chối tuy nhiên, đã có bằng chứng để chứng minh rằng thành phố có ưu ái.
Ông David Dương không biết về tinh thần yêu nước về đầu tư bãi rác hay là về lợi nhuận?
Hướng giải quyết: Nhân dân có quyền được kiện hay không muốn kiện thì đầu tiên phải kiện chủ đầu tư. Phải điều tra xác định được mức độ hậu quả nghiêm trọng tới đâu. Phải có được các chỉ số về hóa chất độc hại ô nhiễm cụ thể. Các nhà khoa học sẽ làm được vấn đề này và chắc chắn sẽ làm được.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}Bà Tô Hồng Trang, đại diện cho nhiều cư dân khu đô thị Nam Sài Gòn gửi tâm nguyện tha thiết trả lại môi trường sống trong lành cho cư dân.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bà Tô Hồng Trang, đại diện cho nhiều cư dân khu đô thị Nam Sài Gòn, đưa ra một số các câu hỏi cụ thể và xin ý kiến tư vấn của những luật sư và chuyên gia về môi trường:
"Bước tiếp theo chúng tôi phải làm gì và làm như thế nào? Lý do, người dân đã sống trong môi trường quá ô nhiễm rồi, mức độ quá cao rồi. Có nên khiếu kiện chủ đầu tư hay không, khởi kiện dân sự hay tố cáo hình sự?
Yêu cầu UBND TP.HCM phải mời các đơn vị kiểm tra độc lập về môi trường vào kiểm tra và phải có kết quả con số cụ thể được công bố rộng rãi.
Trách nhiệm của các chủ đầu tư bất đống sản tại các dự án tại đây như thế nào? Dân cư có thể khiếu kiện chủ đầu tư hay không?"
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}Ông Nguyễn Nam Vinh, cư dân Phú Mỹ Hưng yêu cầu TP.HCM phải công khai với nhân dân về việc xử lý sai phạm tại bãi rác Đa Phước.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông Nguyễn Nam Vinh, cư dân Phú Mỹ Hưng, cho rằng cần công khai các số đo về tài Nguyên môi trường, số đo về không khí, phân tích về nước. Nếu thành phố không làm nổi thì phải nhờ sự trợ giúp của trung ương để công bố với nhân dân.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}Bà Hồng Hà, cư dân Phú Mỹ Hưng tỏ ra lo ngại vì đạo đức kinh doanh của ông chủ bãi rác David Dương.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bà Hồng Hà, cư dân Phú Mỹ Hưng, cũng là người có sáng kiến lập group để ghi nhật ký mùi chia sẻ: "Cư dân có thể ghi hàng ngày, hàng giờ thậm chí cập nhật từng phút. Và mọi người cũng hiểu rằng mình đang sống trong môi trường quá ô nhiễm và độc hại.
Ông David Dương là người Việt Nam, tuy nhiên chưa hề thấy có một sự chia sẻ nào với người dân. Đây là điều mà người dân không thể chấp nhận.
Ông David Dương lại tiếp tục nhận được một dự án ở Long An thì tôi cảm thấy rất lo ngại cho tương lai. Qua tọa đàm này, tôi mong muốn ông David Dương có thế nghe thấy và can đảm để minh bạch thông tin. Vì không có con đường nào khác ngoài con đường minh bạch thông tin về bãi rác Đa Phước".
Ông Trần Văn Bình, cư dân của khu Nam Sài Gòn cũng là người có kinh nghiệm 30 năm làm trong lĩnh vực môi trường ở nước ngoài, cho biết: “Tôi cũng có kinh nghiệm trong lĩnh vực về môi trường ở nước ngoài. Tuy, chúng tôi về nước ở vài năm nhưng môi trường ở nước ta đang gây bức xúc và day dứt. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm thêm số liệu để kiện người gây ra thảm họa này, tước đoạt môi trường sống của chúng ta. Đã đến lúc người dân phải có thái độ, ngồi lại với nhau để giành lại quyền sống với mình.
David Dương là chủ đầu tư của dự án Đa Phước, dù vì lý do gì khi anh ta về đây, để đóng góp vào sự phát triển của đất nước, của thành phố. Tôi hiểu trong kinh doanh phải nghĩ lợi nhuận trước nhưng anh Dương đã quên đi đạo đức trong kinh doanh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng tôi. Anh đã xâm phạm vào quyền lợi của chúng tôi.
Về phía của người đi kiện nên thu thập số liệu, phải lập 1 ban giám sát, có tính cách độc lập càng tốt".
Luật sư Trần Đăng Tuấn cho biết: “Phải có số liệu thì chúng ta mới kiện được. Nên chúng ta phải đề cử là một người tâm huyết đại diện cho chúng ta để làm cuộc vận động này. Chúng ta chỉ kiện chủ đầu tư là ông David Dương, ông đã làm gần 10 năm rồi. Ông quá giàu rồi, lợi nhuận rồi. Ông phải trả lại môi trường sống trong sạch cho chúng ta”.
Theo Luật sư Trần Đăng Tuấn, chúng ta không nên gây khó khăn cho chính quyền, làm gì cũng làm đúng pháp luật, không gây rối, cứ làm đúng luật thì sẽ không sợ ai.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải phóng, Đoàn Luật sư TP.HCM chia sẻ quan điểm pháp lý về vụ việc.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải phóng, Đoàn Luật sư TP.HCM: "Đây là sự kiện rất nóng tuy nhiên chưa có giải pháp nào cả, được biết cư dân gửi đơn khiếu kiện rất nhiều nhưng vẫn chưa đi đến đâu. Điều này có thể khiếu kiện chưa đúng.
Với tư cách luật sư đã làm nhiều vụ việc liên quan đến khiếu kiện tập thể. Người dân có 3 quyền: Quyền tố cáo, quyền khiếu nại và quyền khởi kiện.
Bộ Luật dân sự, Luật Bảo vệ môi trường… là những luật có thể áp dụng để chúng ta khởi kiện.
Chúng ta cần khởi kiện, khi khởi kiện thì tòa án sẽ thụ lý và sẽ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và đi theo quy trình thủ tục tố tụng. Đây là một trong những biện pháp cư dân chúng ta có quyền thực hiện".
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}Ông Đỗ Ngọc Chính, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Tư vấn tiêu dùng (Cescon) thuộc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông Đỗ Ngọc Chính, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn tiêu dùng (Cescon) thuộc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), chia sẻ: "Việt Nam là thành viên của Liên Hợp Quốc, trong đó đã công nhận 8 quyền ở cơ bản của người tiêu dùng. 1 trong 8 quyền đó, quyền thứ 8 chúng ta được sống trong môi trường an toàn bền vững. Việt Nam đã công nhận trước thế giới về quyền sống trong môi trường của dân. Trong Luật Bảo vệ môi trường, Việt Nam cũng có quy định. Bộ Luật hình sự, Điều 235, tổ chức nào vi phạm chôn trái phép 3 tấn chất thải có thể bị phạt tù 5 năm".
Ông Chính cũng mong muốn người dân nên liên hệ vấn đề với bãi rác Đa Phước. Liệu đơn vị này chôn rác như thế có được hợp pháp hay không? Chúng ta phải tìm ra được người nào, tổ chức nào vi phạm, để chỉ rõ những điều sai phạm của đơn vị này.
Kết thúc buổi Tọa đàm, kết luận của toàn thể cư dân, luật sư, các nhà khoa học là khởi kiện chủ đầu tư bãi rác Đa Phước vì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên môi trường và sức khỏe con người.
Một số hình ảnh tại Tọa đàm:
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nhóm phóng viên