Đây là
QUYẾT ĐỊNH: BAN HÀNH QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG VỀ TUẦN TRA, KIỂM SOÁT CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Hy vọng có ích cho các bác muốn tìm hiểu về qui trình của CSGT
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trang bị phương tiện, hiệu lệnh dùng phương tiện giao thông để kiểm soát, phương pháp tuần tra, kiểm soát và các trường hợp được dùng phương tiện để kiểm soát của lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ để phát hiện, xử lý người, phương tiện vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và đấu tranh chống các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
2. Người và phương tiện của tổ chức, cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong trường hợp điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định này thì áp dụng theo quy định của điều ước Quốc tế đó.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ
Cán bộ chiến sĩ Cảnh sát giao thông trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, Điều lệnh nội vụ, chế độ, quy trình công tác và quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an và chịu sự giám sát của nhân dân.
Khi tiếp xúc với người tham gia giao thông để kiểm soát và xử lý các vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cán bộ chiến sĩ Cảnh sát giao thông phải đảm bảo công khai, minh bạch, nghiêm túc, khẩn trương; luôn có ý thức thái độ lịch sự, tôn trọng, không được gây phiền hà cho nhân dân.
Điều 4. Quyền và trách nhiệm của người tham gia giao thông
1. Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật giao thông đường bộ; sự hướng dẫn, điều khiển giao thông, hiệu lệnh và các yêu cầu về kiểm soát, xử lý vi phạm của Cảnh sát giao thông đường bộ; Đưa ra những sáng kiến, kiến nghị và góp ý về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn giao thông và đấu tranh chống các loại tội phạm hoạt động trên phương tiện giao thông, tuyến giao thông, sử dụng phương tiện giao thông hoạt động phạm tội.
2. Giám sát hoạt động tuần tra, kiểm soát, phản ảnh gương người tốt, việc tốt, phê phán và khiếu nại, tố cáo những việc làm sai của Cảnh sát giao thông đường bộ trong hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Chương 2:
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG CÔNG TÁC TUẦN TRA, KIỂM SOÁT
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ
1. Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm bảo vệ trật tự an toàn giao thông và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ; thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát để phòng ngừa, đấu tranh, trấn an kịp thời các hành vi xâm phạm an ninh, trật tự; nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn và góp phần giữ gìn an ninh, trật tự.
2. Cảnh sát giao thông đường bộ khi tuần tra, kiểm soát có các nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh sát nhân dân và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc công an địa phương và kế hoạch tuần tra kiểm soát của Thủ trưởng đơn vị, nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định. Thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát phát hiện những sơ hở, thiếu sót về quản lý trật tự, an toàn giao thông để kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục.
b) Được dùng phương tiện giao thông đường bộ để kiểm soát giấy tờ của người và phương tiện tham gia giao thông.
c) Lập biên bản, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
d) Tạm giữ giấy tờ, tạm giữ người, tạm giữ tang vật, khám người, khám phương tiện; khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật.
e) Chỉ huy, điều khiển giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật giao thông đường bộ. Được áp dụng các biện pháp tạm cấm đường, mở đường để điều hòa giao thông khi có tình huống cấp thiết và phải giải tỏa ngay khi tình huống cấp thiết không còn.
g) Khi tuần tra, kiểm soát trực tiếp gặp hoặc được thông báo có vụ tai nạn giao thông xảy ra, phải đến ngay hiện trường, tổ chức cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường; tổ chức hướng dẫn đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn và điều tra giải quyết các vụ tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
h) Thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát để phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông.
k) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội và các cá nhân trên tuyến giao thông phối hợp giải quyết khi có tình huống phức tạp về trật tự, an toàn giao thông, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông.
m) Được quyền và chịu trách nhiệm việc trưng dụng người điều khiển và các loại phương tiện giao thông vận tải, phương tiện thông tin liên lạc để cấp cứu người bị nạn, truy bắt tội phạm theo quy định của pháp luật.
n) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Pháp luật và của ngành Công an.
Điều 6. Trang phục, trang bị phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ khi tuần tra, kiểm soát
1. Trang phục của Cảnh sát giao thông đường bộ khi tuần tra, kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ Công an; Quần, áo màu vàng lúc chín, có số hiệu, cấp hiệu theo quy định: mũ kêpi cùng màu với quần áo, vành mũ màu đỏ, phía trước có gắn công an hiệu; dây lưng và dây chéo bằng da màu nâu; khi tuần tra bằng phương tiện môtô phải đội mũ bảo hiểm, phía trước mũ gắn công an hiệu, hai bên mũ có chữ "CSGT", màu xanh phản quang.
2. Cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được trang bị các phương tiện, vũ khí và công cụ hỗ trợ:
a) Các phương tiện giao thông: Ôtô chuyên dùng (hai bên sườn xe có hàng chữ Cảnh sát giao thông màu xanh), xe môtô và phương tiện chuyên dùng khác. Trên xe ôtô và môtô tuần tra được lắp đặt các tín hiệu ưu tiên theo quy định. Khi hoạt động tuần tra phải thường xuyên sử dụng tín hiệu đèn ưu tiên.
b) Các phương tiện kỹ thuật: Máy đo tốc độ, máy đo nồng độ cồn trong hơi thở, cân trọng tải; gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, các loại biển báo, phương tiện chuyên dùng để ngăn đường, các phương tiện dùng để cản đường xe cơ giới và các trang bị phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật.
c) Các phương tiện thông tin liên lạc: Máy bộ đàm, máy điện thoại, máy Fax.
d) Các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ.
3. Khi kiểm soát tại một điểm trên đường, phải đặt biển báo số 436 "CSGT" (Điều lệ báo hiệu đường bộ) về hai phía; ban đêm phải có đèn chiếu ánh sáng để đảm bảo cho việc kiểm soát, xử lý vi phạm và công khai, minh bạch.
Điều 7. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông đường bộ để kiểm soát
1. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông đường bộ (gọi tắt là xe) tại trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm: Người Cảnh sát giao thông đứng nghiêm, hướng về phía xe cần kiểm soát, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông chỉ thẳng vào phương tiện cần kiểm soát, đồng thời thổi một hồi còi, khi người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (gọi tắt là người lái xe) đã nhận được tín hiệu dừng xe và giảm tốc độ thì dùng gậy chỉ huy giao thông chỉ vị trí dừng lại cho xe cần kiểm soát.
2. Hiệu lệnh khi tuần tra lưu động:
a) Trường hợp xe cần kiểm soát đi cùng chiều với xe tuần tra: Xe tuần tra ở phía sau thì Cảnh sát giao thông dùng các tín hiệu sau: loa, gậy chỉ huy giao thông, tín hiệu đèn yêu cầu xe có biển số cụ thể dừng lại để kiểm soát.
Xe tuần tra ở phía trước, người Cảnh sát giao thông ngồi trong xe, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông, đưa thẳng sang ngang phía bên phải xe và đưa gậy lên vuông góc với mặt đất. Khi người lái xe đã giảm tốc độ thì dùng gậy chỉ huy giao thông chỉ vào vị trí dừng lại cho xe cần kiểm soát.
b) Trường hợp xe tuần tra đi ngược chiều xe cần dừng để kiểm soát (đối với đường không có dải phân cách) thì Cảnh sát giao thông tay trái cầm gậy chỉ huy giao thông đưa thẳng sang ngang phía bên trái xe Cảnh sát và chỉ thẳng vào xe cần kiểm soát. Người lái xe phải giảm tốc độ và dừng xe, Cảnh sát giao thông quay xe đỗ vào vị trí thích hợp, cùng chiều với xe cần kiểm soát để kiểm soát.
c) Khi tuần tra lưu động, Cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh yêu cầu xe chạy nhanh hoặc chạy chậm.
3. Trong tất cả các trường hợp trên, xe Cảnh sát giao thông đều phải bật đèn tín hiệu; Cảnh sát giao thông phải đứng công khai ở vị trí thích hợp, để kiểm soát.
Điều 8. Dừng phương tiện đang lưu thông trên đường để kiểm soát
1. Cảnh sát giao thông đường bộ trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông bằng trực giác quan sát hoặc bằng các phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ phát hiện có các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông, thì dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, ngăn chặn, đình chỉ, xử lý ngay vi phạm.
2. Cảnh sát giao thông đường bộ được dừng xe để kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông hoặc tại trạm Cảnh sát giao thông trong các trường hợp sau:
a) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt trở lên.
b) Thực hiện kế hoạch, phương án của trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc trưởng công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông đường bộ theo chuyên đề trong một thời gian nhất định hoặc dùng phương tiện kỹ thuật theo quy định được đặt ở vị trí bất kỳ trên tuyến giao thông, để phát hiện và xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông.
c) Có lệnh bằng văn bản của Thủ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp huyện trở lên; Văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng xe, kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự.
d) Khi nhận được tin báo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với người và phương tiện cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 9. Kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông
1. Khi đã dừng phương tiện, phải chào theo quy định và công bố công khai cho lái xe, những người trên xe biết lý do dừng xe theo Điều 8 quy định này. Sau đó mới tiến hành kiểm soát theo trình tự sau:
a) Kiểm soát giấy tờ của phương tiện và người điều khiển phương tiện.
Kiểm soát giấy chứng nhận đăng ký xe, sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ (đối với xe ôtô); phải đối chiếu kỹ giữa các giấy tờ với nhau và biển số, nhãn hiệu, loại xe, trọng tải, màu sơn của xe cần kiểm soát. Trường hợp có nghi vấn phải đối chiếu với số máy, số khung của xe đó. Đối với những phương tiện quy định người điều khiển phải có giấy phép lái xe, khi kiểm soát phải yêu cầu xuất trình đầy đủ, Cảnh sát giao thông đối chiếu kỹ thời hạn sử dụng, loại phương tiện được phép điều khiển với thực tế phương tiện đang điều khiển, nhận dạng qua ảnh trong giấy phép lái xe với thực tế người điều khiển và yêu cầu xuất trình các giấy tờ khác theo quy định để kiểm soát.
Đối với những người có mặt trên phương tiện, nếu do yêu cầu công tác, phải kiểm soát giấy tờ tùy thân.
b) Kiểm soát an toàn kỹ thuật phương tiện.
Khi kiểm soát an toàn kỹ thuật của phương tiện, phải thực hiện theo trình tự từ trước ra sau, từ trái sang phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.
Quan sát và xác định về hình dáng, đèn chiếu sáng (chiếu xa, chiếu gần), đèn xin đường, gạt nước, gương chiếu hậu, đèn phanh, đèn soi biển số, đèn lùi.
Kiểm tra, đánh giá về tình trạng kỹ thuật hệ thống lái, hệ thống phanh (phanh chân, phanh tay), hệ thống treo, hệ thống bánh lốp xe; các đồng hồ trên bảng táplô (chú ý kiểm tra đồng hồ báo áp lực hơi đối với những phương tiện sử dụng hệ thống phanh hơi); các công tắc còi và đèn.
Đối với các phương tiện chở khách, chở xăng, dầu, vật liệu nổ, chất lỏng dễ cháy phải chú ý kiểm tra việc trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy theo quy định.
c) Kiểm soát việc vận tải hành khách, hàng hóa.
Phải kiểm soát số lượng người trên phương tiện; quy cách, kích thước hàng hóa chuyên chở (chiều dài, rộng, cao), chủng loại, trọng lượng hàng hóa so với các giấy tờ cho phép, tính hợp pháp của hàng hóa và các biện pháp bảo đảm an toàn. Trường hợp xe khách chở quá số lượng người quy định hoặc chở hàng hóa quá tải thì cảnh sát giao thông yêu cầu lái xe, chủ xe phải hạ tải hoặc giảm số lượng khách đảm bảo đúng quy định và bố trí cho số hành khách đó tiếp tục hành trình bằng phương tiện khác.
d) Khi kiểm soát an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông và việc vận tải hành khách, hàng hóa phải có người lái xe hoặc chủ xe chứng kiến việc kiểm soát. Trường hợp cần thiết phải khám phương tiện vận tải, đồ vật, phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến. Trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Phải chịu trách nhiệm bồi hoàn nếu làm hư hỏng, thất lạc hàng hóa, đồ vật hoặc phương tiện bị khám. Sau khi khám xong phải lập biên bản theo quy định.
2. Khi đã kiểm soát xong, phải thông báo công khai kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm, hình thức xử lý; sau đó tiến hành lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Quy định này được triển khai, quán triệt đến Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông đường bộ nắm vững, thực hiện nghiêm và công bố công khai để nhân dân biết, giám sát việc thực hiện.
Điều 11. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo việc thực hiện quy định này.
Điều 12. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định này./.
QUYẾT ĐỊNH: BAN HÀNH QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG VỀ TUẦN TRA, KIỂM SOÁT CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Hy vọng có ích cho các bác muốn tìm hiểu về qui trình của CSGT
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trang bị phương tiện, hiệu lệnh dùng phương tiện giao thông để kiểm soát, phương pháp tuần tra, kiểm soát và các trường hợp được dùng phương tiện để kiểm soát của lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ để phát hiện, xử lý người, phương tiện vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và đấu tranh chống các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
2. Người và phương tiện của tổ chức, cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong trường hợp điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định này thì áp dụng theo quy định của điều ước Quốc tế đó.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ
Cán bộ chiến sĩ Cảnh sát giao thông trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, Điều lệnh nội vụ, chế độ, quy trình công tác và quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an và chịu sự giám sát của nhân dân.
Khi tiếp xúc với người tham gia giao thông để kiểm soát và xử lý các vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cán bộ chiến sĩ Cảnh sát giao thông phải đảm bảo công khai, minh bạch, nghiêm túc, khẩn trương; luôn có ý thức thái độ lịch sự, tôn trọng, không được gây phiền hà cho nhân dân.
Điều 4. Quyền và trách nhiệm của người tham gia giao thông
1. Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật giao thông đường bộ; sự hướng dẫn, điều khiển giao thông, hiệu lệnh và các yêu cầu về kiểm soát, xử lý vi phạm của Cảnh sát giao thông đường bộ; Đưa ra những sáng kiến, kiến nghị và góp ý về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn giao thông và đấu tranh chống các loại tội phạm hoạt động trên phương tiện giao thông, tuyến giao thông, sử dụng phương tiện giao thông hoạt động phạm tội.
2. Giám sát hoạt động tuần tra, kiểm soát, phản ảnh gương người tốt, việc tốt, phê phán và khiếu nại, tố cáo những việc làm sai của Cảnh sát giao thông đường bộ trong hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Chương 2:
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG CÔNG TÁC TUẦN TRA, KIỂM SOÁT
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ
1. Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm bảo vệ trật tự an toàn giao thông và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ; thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát để phòng ngừa, đấu tranh, trấn an kịp thời các hành vi xâm phạm an ninh, trật tự; nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn và góp phần giữ gìn an ninh, trật tự.
2. Cảnh sát giao thông đường bộ khi tuần tra, kiểm soát có các nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh sát nhân dân và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc công an địa phương và kế hoạch tuần tra kiểm soát của Thủ trưởng đơn vị, nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định. Thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát phát hiện những sơ hở, thiếu sót về quản lý trật tự, an toàn giao thông để kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục.
b) Được dùng phương tiện giao thông đường bộ để kiểm soát giấy tờ của người và phương tiện tham gia giao thông.
c) Lập biên bản, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
d) Tạm giữ giấy tờ, tạm giữ người, tạm giữ tang vật, khám người, khám phương tiện; khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật.
e) Chỉ huy, điều khiển giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật giao thông đường bộ. Được áp dụng các biện pháp tạm cấm đường, mở đường để điều hòa giao thông khi có tình huống cấp thiết và phải giải tỏa ngay khi tình huống cấp thiết không còn.
g) Khi tuần tra, kiểm soát trực tiếp gặp hoặc được thông báo có vụ tai nạn giao thông xảy ra, phải đến ngay hiện trường, tổ chức cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường; tổ chức hướng dẫn đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn và điều tra giải quyết các vụ tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
h) Thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát để phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông.
k) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội và các cá nhân trên tuyến giao thông phối hợp giải quyết khi có tình huống phức tạp về trật tự, an toàn giao thông, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông.
m) Được quyền và chịu trách nhiệm việc trưng dụng người điều khiển và các loại phương tiện giao thông vận tải, phương tiện thông tin liên lạc để cấp cứu người bị nạn, truy bắt tội phạm theo quy định của pháp luật.
n) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Pháp luật và của ngành Công an.
Điều 6. Trang phục, trang bị phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ khi tuần tra, kiểm soát
1. Trang phục của Cảnh sát giao thông đường bộ khi tuần tra, kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ Công an; Quần, áo màu vàng lúc chín, có số hiệu, cấp hiệu theo quy định: mũ kêpi cùng màu với quần áo, vành mũ màu đỏ, phía trước có gắn công an hiệu; dây lưng và dây chéo bằng da màu nâu; khi tuần tra bằng phương tiện môtô phải đội mũ bảo hiểm, phía trước mũ gắn công an hiệu, hai bên mũ có chữ "CSGT", màu xanh phản quang.
2. Cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được trang bị các phương tiện, vũ khí và công cụ hỗ trợ:
a) Các phương tiện giao thông: Ôtô chuyên dùng (hai bên sườn xe có hàng chữ Cảnh sát giao thông màu xanh), xe môtô và phương tiện chuyên dùng khác. Trên xe ôtô và môtô tuần tra được lắp đặt các tín hiệu ưu tiên theo quy định. Khi hoạt động tuần tra phải thường xuyên sử dụng tín hiệu đèn ưu tiên.
b) Các phương tiện kỹ thuật: Máy đo tốc độ, máy đo nồng độ cồn trong hơi thở, cân trọng tải; gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, các loại biển báo, phương tiện chuyên dùng để ngăn đường, các phương tiện dùng để cản đường xe cơ giới và các trang bị phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật.
c) Các phương tiện thông tin liên lạc: Máy bộ đàm, máy điện thoại, máy Fax.
d) Các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ.
3. Khi kiểm soát tại một điểm trên đường, phải đặt biển báo số 436 "CSGT" (Điều lệ báo hiệu đường bộ) về hai phía; ban đêm phải có đèn chiếu ánh sáng để đảm bảo cho việc kiểm soát, xử lý vi phạm và công khai, minh bạch.
Điều 7. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông đường bộ để kiểm soát
1. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông đường bộ (gọi tắt là xe) tại trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm: Người Cảnh sát giao thông đứng nghiêm, hướng về phía xe cần kiểm soát, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông chỉ thẳng vào phương tiện cần kiểm soát, đồng thời thổi một hồi còi, khi người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (gọi tắt là người lái xe) đã nhận được tín hiệu dừng xe và giảm tốc độ thì dùng gậy chỉ huy giao thông chỉ vị trí dừng lại cho xe cần kiểm soát.
2. Hiệu lệnh khi tuần tra lưu động:
a) Trường hợp xe cần kiểm soát đi cùng chiều với xe tuần tra: Xe tuần tra ở phía sau thì Cảnh sát giao thông dùng các tín hiệu sau: loa, gậy chỉ huy giao thông, tín hiệu đèn yêu cầu xe có biển số cụ thể dừng lại để kiểm soát.
Xe tuần tra ở phía trước, người Cảnh sát giao thông ngồi trong xe, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông, đưa thẳng sang ngang phía bên phải xe và đưa gậy lên vuông góc với mặt đất. Khi người lái xe đã giảm tốc độ thì dùng gậy chỉ huy giao thông chỉ vào vị trí dừng lại cho xe cần kiểm soát.
b) Trường hợp xe tuần tra đi ngược chiều xe cần dừng để kiểm soát (đối với đường không có dải phân cách) thì Cảnh sát giao thông tay trái cầm gậy chỉ huy giao thông đưa thẳng sang ngang phía bên trái xe Cảnh sát và chỉ thẳng vào xe cần kiểm soát. Người lái xe phải giảm tốc độ và dừng xe, Cảnh sát giao thông quay xe đỗ vào vị trí thích hợp, cùng chiều với xe cần kiểm soát để kiểm soát.
c) Khi tuần tra lưu động, Cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh yêu cầu xe chạy nhanh hoặc chạy chậm.
3. Trong tất cả các trường hợp trên, xe Cảnh sát giao thông đều phải bật đèn tín hiệu; Cảnh sát giao thông phải đứng công khai ở vị trí thích hợp, để kiểm soát.
Điều 8. Dừng phương tiện đang lưu thông trên đường để kiểm soát
1. Cảnh sát giao thông đường bộ trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông bằng trực giác quan sát hoặc bằng các phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ phát hiện có các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông, thì dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, ngăn chặn, đình chỉ, xử lý ngay vi phạm.
2. Cảnh sát giao thông đường bộ được dừng xe để kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông hoặc tại trạm Cảnh sát giao thông trong các trường hợp sau:
a) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt trở lên.
b) Thực hiện kế hoạch, phương án của trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc trưởng công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông đường bộ theo chuyên đề trong một thời gian nhất định hoặc dùng phương tiện kỹ thuật theo quy định được đặt ở vị trí bất kỳ trên tuyến giao thông, để phát hiện và xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông.
c) Có lệnh bằng văn bản của Thủ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp huyện trở lên; Văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng xe, kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự.
d) Khi nhận được tin báo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với người và phương tiện cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 9. Kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông
1. Khi đã dừng phương tiện, phải chào theo quy định và công bố công khai cho lái xe, những người trên xe biết lý do dừng xe theo Điều 8 quy định này. Sau đó mới tiến hành kiểm soát theo trình tự sau:
a) Kiểm soát giấy tờ của phương tiện và người điều khiển phương tiện.
Kiểm soát giấy chứng nhận đăng ký xe, sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ (đối với xe ôtô); phải đối chiếu kỹ giữa các giấy tờ với nhau và biển số, nhãn hiệu, loại xe, trọng tải, màu sơn của xe cần kiểm soát. Trường hợp có nghi vấn phải đối chiếu với số máy, số khung của xe đó. Đối với những phương tiện quy định người điều khiển phải có giấy phép lái xe, khi kiểm soát phải yêu cầu xuất trình đầy đủ, Cảnh sát giao thông đối chiếu kỹ thời hạn sử dụng, loại phương tiện được phép điều khiển với thực tế phương tiện đang điều khiển, nhận dạng qua ảnh trong giấy phép lái xe với thực tế người điều khiển và yêu cầu xuất trình các giấy tờ khác theo quy định để kiểm soát.
Đối với những người có mặt trên phương tiện, nếu do yêu cầu công tác, phải kiểm soát giấy tờ tùy thân.
b) Kiểm soát an toàn kỹ thuật phương tiện.
Khi kiểm soát an toàn kỹ thuật của phương tiện, phải thực hiện theo trình tự từ trước ra sau, từ trái sang phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.
Quan sát và xác định về hình dáng, đèn chiếu sáng (chiếu xa, chiếu gần), đèn xin đường, gạt nước, gương chiếu hậu, đèn phanh, đèn soi biển số, đèn lùi.
Kiểm tra, đánh giá về tình trạng kỹ thuật hệ thống lái, hệ thống phanh (phanh chân, phanh tay), hệ thống treo, hệ thống bánh lốp xe; các đồng hồ trên bảng táplô (chú ý kiểm tra đồng hồ báo áp lực hơi đối với những phương tiện sử dụng hệ thống phanh hơi); các công tắc còi và đèn.
Đối với các phương tiện chở khách, chở xăng, dầu, vật liệu nổ, chất lỏng dễ cháy phải chú ý kiểm tra việc trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy theo quy định.
c) Kiểm soát việc vận tải hành khách, hàng hóa.
Phải kiểm soát số lượng người trên phương tiện; quy cách, kích thước hàng hóa chuyên chở (chiều dài, rộng, cao), chủng loại, trọng lượng hàng hóa so với các giấy tờ cho phép, tính hợp pháp của hàng hóa và các biện pháp bảo đảm an toàn. Trường hợp xe khách chở quá số lượng người quy định hoặc chở hàng hóa quá tải thì cảnh sát giao thông yêu cầu lái xe, chủ xe phải hạ tải hoặc giảm số lượng khách đảm bảo đúng quy định và bố trí cho số hành khách đó tiếp tục hành trình bằng phương tiện khác.
d) Khi kiểm soát an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông và việc vận tải hành khách, hàng hóa phải có người lái xe hoặc chủ xe chứng kiến việc kiểm soát. Trường hợp cần thiết phải khám phương tiện vận tải, đồ vật, phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến. Trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Phải chịu trách nhiệm bồi hoàn nếu làm hư hỏng, thất lạc hàng hóa, đồ vật hoặc phương tiện bị khám. Sau khi khám xong phải lập biên bản theo quy định.
2. Khi đã kiểm soát xong, phải thông báo công khai kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm, hình thức xử lý; sau đó tiến hành lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Quy định này được triển khai, quán triệt đến Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông đường bộ nắm vững, thực hiện nghiêm và công bố công khai để nhân dân biết, giám sát việc thực hiện.
Điều 11. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo việc thực hiện quy định này.
Điều 12. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định này./.
Last edited by a moderator: