Hạng B2
Một chiếc xe dù đã bán cho nhiều người nhưng trên giấy tờ đăng ký vẫn mang tên người đăng ký đầu tiên. Đây thực chất là sự lách luật, trốn thuế khi người mua không muốn sang tên. Việc làm này giống như con dao hai lưỡi, bởi nếu mua phải xe đang thế chấp, xe ăn trộm, xe gây tai nạn, xe làm giả hồ sơ… thì khả năng mất trắng là rất cao(?!).
Với sự phát triển của xã hội, nhiều gia đình muốn sở hữu một chiếc ôtô nhưng lại chưa đủ tiền mua xe mới nên họ tìm đến những chiếc xe đã qua sử dụng, có giá "bình dân" để tránh phải vay mượn. Nhưng cũng vì thế mà không ít rủi ro cho cả người bán lẫn người mua đã xuất hiện trong thị trường xe hơi cũ.

Rủi ro khi mua xe ôtô cũ

Thời gian gần đây, nhiều người mua xe ôtô qua sử dụng nhưng không làm thủ tục sang tên. Thế mới có chuyện, một chiếc xe dù đã bán cho nhiều người nhưng trên giấy tờ đăng ký vẫn mang tên người đăng ký đầu tiên. Để hợp thức hóa việc chuyển nhượng xe, cả bên mua và bên bán tìm đến một văn phòng công chứng nào đó làm "Hợp đồng ủy quyền về việc quản lý và sử dụng xe" với các ràng buộc cơ bản như: nội dung ủy quyền; thời gian ủy quyền và cam kết của hai bên.

Đây thực chất là sự lách luật, trốn thuế khi người mua không muốn bỏ khoản tiền lớn để sang tên. Việc làm này giống như con dao hai lưỡi, bởi nếu mua phải xe đang thế chấp, xe ăn trộm, xe gây tai nạn, xe làm giả hồ sơ… thì khả năng mất trắng là rất cao(?!).

Trường hợp của anh Vũ Quốc T., ở TP Thái Nguyên là một ví dụ. Cuối năm 2009, anh T. mua xe Camry của giám đốc một công ty tư nhân trên địa bàn Thái Nguyên. Chiếc xe này đứng tên cá nhân. Một thời gian sau, chiếc xe ôtô trên bị cơ quan chức năng thu giữ vì liên quan đến vụ án lừa đảo. Theo nguyên tắc, khi xe ôtô là tài sản thế chấp thì đăng ký xe do ngân hàng quản lý. Vậy nhưng anh T. không hiểu vì sao chiếc xe đã được thế chấp ở ngân hàng mà vị giám đốc nọ vẫn còn giấy đăng ký xe để giao cho anh(?).

Minh chứng này cho thấy việc quản lý tài sản thế chấp vẫn còn kẽ hở để người thế chấp lợi dụng. Đó là chưa nói đến trường hợp trước khi thế chấp, chủ xe khai báo mất đăng ký để làm lại đăng ký mới. Và không ít người đã bị lừa từ việc: một xe, hai đăng ký.

Đầu năm 2011, Công an quận Đống Đa, Hà Nội đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Quang Huy (34 tuổi), trú tại phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản dưới hình thức làm giả giấy tờ ôtô đi thuê của người khác rồi bán xe. Huy là Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngân Anh. Lợi dụng tư cách pháp nhân, Huy đã thuê nhiều xe ôtô của các cá nhân và công ty khác, sau đó đem những xe thuê được đi cầm cố hoặc bán cho người khác để lấy tiền tiêu xài.

Hành vi lừa đảo của Huy chỉ bị phát giác sau khi Huy đem cầm và bán bốn xe ôtô tự lái của ông Nguyễn Phương Minh, ở quận Đống Đa, Hà Nội. Khi hỏi thuê xe của ông Minh, Huy nói cần huy động xe để sử dụng vào việc cho thuê vận tải của công ty. Sau vài tháng thanh toán tiền thuê xe đầy đủ cho ông Minh, Huy biệt tăm.


Nguyễn Quang Huy và những chiếc xe ôtô lừa của người khác để bán, cầm cố bị thu giữ tại cơ quan Công an.

Vào cuộc điều tra, cơ quan Công an đã tìm thấy bằng chứng về một vụ lừa đảo khi những chiếc xe của ông Minh đã thuộc quyền sở hữu của những người khác. Theo lời khai của Huy, do Công ty Ngân Anh làm ăn thua lỗ nhiều nên Huy đã nảy sinh ý định lừa thuê xe của các đơn vị khác để đi bán. Trước khi bán những xe không phải của mình, Huy đã làm giả giấy tờ, giả chữ ký của ông Minh với nội dung, ông Minh bán xe cho Huy.

Ngoài nạn nhân là ông Minh, cũng bằng thủ đoạn này, Huy lần lượt thuê và bán 21 xe ôtô của Công ty Vận tải du lịch Hà Nội và 7 cá nhân khác.

Thống kê của Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP Hà Nội cho thấy, từ đầu tháng 7 đến nay, đơn vị đã lập biên bản xử phạt hàng trăm trường hợp chủ xe ôtô, môtô và xe máy vi phạm không sang tên, chuyển quyền sở hữu phương tiện. Đối với các vi phạm là chủ xe ôtô không sang tên, mức xử phạt là 1.500.000 đồng/trường hợp; môtô, xe máy là 150.000 đồng/trường hợp.

Khó truy cứu trách nhiệm

Theo quy định của Bộ Tài chính, mỗi lần mua bán xe cũ, người mua phải chịu một lần thuế (tương tự như đăng ký xe mới). Với mức phí đăng ký cao như hiện nay (12%), người mua xe đang tìm cách lách luật bằng những bản hợp đồng công chứng về việc ủy quyền quản lý và sử dụng xe có thời hạn. Trong thời gian người được ủy quyền (người mua) có nhu cầu bán xe thì có thể nhờ lại người ủy quyền cho mình đến văn phòng công chứng "hủy ủy quyền quản lý và sử dụng" để "ủy quyền quản lý và sử dụng" cho người mua mới.

Với cách mua đi bán lại theo kiểu lách luật, trốn thuế như đã nêu ở trên, sẽ xảy ra những rủi ro không lường trước được. Ông Phạm Thái Dương, chủ showroom ôtô Mỹ - Auto TTD khuyến cáo, khách hàng khi mua xe cũ cần tìm hiểu kỹ hồ sơ pháp lý của chiếc xe mình định mua để cảnh giác với xe không có nguồn gốc rõ ràng, phương thức thanh toán cần chặt chẽ để hạn chế rủi ro cho cả người bán lẫn người mua. Ngoài ra, người mua cần kiểm tra kỹ hồ sơ gốc, vì có những chiếc xe giá rẻ nhưng là loại xe tạm nhập tái xuất nên phải thực hiện nghĩa vụ thuế như xe mới.

Thạc sĩ Phạm Thanh Bình, Công ty Luật Hồng Hà cho biết, ôtô là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Theo quy định tại khoản 2, Điều 440 Bộ luật Dân sự quy định: “Đối với hợp đồng mua, bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác”. Như vậy, trong người mua chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì người bán vẫn phải chịu mọi rủi ro do chiếc xe đó gây ra, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận người mua phải chịu rủi ro từ thời điểm nhận xe.

Về nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, Thông tư số 01/2007 của Bộ Công an quy định: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho tặng xe, người mua xe phải đến cơ quan đăng ký xe đang quản lý xe đó làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe.

Theo quy định này, người mua xe có nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu. Văn bản mua, bán giữa hai bên cần ghi rõ trách nhiệm của người mua là phải chịu mọi rủi ro từ thời điểm nhận xe và khi đó, người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về những rủi ro phát sinh sau khi bàn giao xe cho người mua.

Trong trường hợp người mua xe không đi làm thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật, văn bản mua, bán giữa hai bên cũng không có chứng thực của UBND phường, xã nơi cư trú vào thời điểm thực hiện giao dịch thì không thể đề nghị UBND sở tại xác nhận lại việc người bán đã bán xe ôtô đó.
 
Hạng D
24/5/11
1.442
3
38
44
Re:Rủi Ro Khi Mua Ô Tô Không Sang Tên

Pinga nói:
Đủ ĐK thì sang tên cho nó "lành".
nếu vậy mua new cho nó lành.Chứ mua xe cũ thì lành ở chỗ là thuế má.Nếu sang tên coi như bằng giá xe mới.:cool:
 
Hạng D
3/4/10
1.156
334
83
Re:Rủi Ro Khi Mua Ô Tô Không Sang Tên

Cái này là do Nhà nước đưa ra mức thuế sang tên trước bạ cho xe cũ hiện nay là bất hợp lý! Nên hiếm có người muốn sang tên.
Ví dụ vừa rồi, em định mua chiếc MERCEDES 300 E, đời 1991, giá thực tế chủ kêu bán chỉ 140 triệu. Nhưng theo Barem Nhà nước thì xe này lại được định giá 2,7 tỉ x 20%(chất lượng xe trên 10 năm) = 540 triệu ( cao hơn 3,5 lần giá thực tế!)==> thuế trước bạ 10% x540 triệu= 54 triệu!
Đúng là bó tay với cách tính phi thực tế, và máy móc này! Thử hỏi với mức thuế này có bác nào dám sang tên trước bạ không?
 
Hạng C
9/8/11
826
1.169
93
Tân Uyên Bình Dương
Re:Rủi Ro Khi Mua Ô Tô Không Sang Tên

mua xe 1 lần, đóng thuế nhiều lần !!!!!
với lại là đóng thuế là làm giàu đất nước mà các bác...
 
Hạng B2
Re:Rủi Ro Khi Mua Ô Tô Không Sang Tên

MEXEHANGHIEU nói:
Cái này là do Nhà nước đưa ra mức thuế sang tên trước bạ cho xe cũ hiện nay là bất hợp lý! Nên hiếm có người muốn sang tên.
Ví dụ vừa rồi, em định mua chiếc MERCEDES 300 E, đời 1991, giá thực tế chủ kêu bán chỉ 140 triệu. Nhưng theo Barem Nhà nước thì xe này lại được định giá 2,7 tỉ x 20%(chất lượng xe trên 10 năm) = 540 triệu ( cao hơn 3,5 lần giá thực tế!)==> thuế trước bạ 10% x540 triệu= 54 triệu!
Đúng là bó tay với cách tính phi thực tế, và máy móc này! Thử hỏi với mức thuế này có bác nào dám sang tên trước bạ không?
1 là Nhà nước tính giá trị xe theo cách máy móc
2 là do bác mua được xe giá rẻ
Thôi thì đằng nào cũng xong, đừng buồn bác ạ
 
Hạng F
17/8/09
7.874
343
83
Sài Gòn <---> Hà Nội
Re:Rủi Ro Khi Mua Ô Tô Không Sang Tên

Nếu làm hợp đồng mua bán rồi mà sau 3 năm mới sang tên thì bị phạt thế nào hả các bác. Các bác tư vấn dùm em. Tks
 
Hạng C
17/3/11
501
119
43
Re:Rủi Ro Khi Mua Ô Tô Không Sang Tên

Ai mua xe mà không muốn sang tên?
Tại sao người mua chấp nhận rủi ro khi không sang tên?
Người mua xe họ có cả tỉ lý do trong đó:
Họ chưa thật sự hiểu rỏ mức độ rủi ro đến nhường nào ?
Mức thuế sang tên chưa hợp lý.
Trách nhiệm liên đới của chủ trước và sau họ thương lượng được.?
Thủ tục sang tên quá rườm rà,thiếu sự khuyến khích,hướng dẩn.?
Cứ để cho rối mù...sau đó chi $ và mối quan hệ thì gở được tất.......?
......các Bac tiếp.....
 
Hạng B1
26/10/11
56
6
8
45
TPHCM
Re:Rủi Ro Khi Mua Ô Tô Không Sang Tên

kiếm xe ngay chu mua uỷ quyền có chắc ăn k mấy bác???^^thks
 
Re:Rủi Ro Khi Mua Ô Tô Không Sang Tên

QUYVIP nói:
Nếu làm hợp đồng mua bán rồi mà sau 3 năm mới sang tên thì bị phạt thế nào hả các bác. Các bác tư vấn dùm em. Tks

Trước tiên phạt 1.5tr đã . Xong rồi tính giá thuế 10% đóng tiền xe đó . Lấy số tiền tính thuế đóng đó Nhân với 0.05% trên 1 ngày ra thêm tổng số tiền phạt tiếp của bạn :D
Ví dụ : xe của bạn tính lệ phí trước bạ là 50tr nhé .
Ta lấy 50tr x 0.05% = 25k x 3 năm = 25tr đó là tiền phạt của bạn đó :D
Lưu ý : có quận áp dụng mức tính phạt như vậy và cũng có quận không tính :D
Mình đang nói ở TPHCM nhé các bác .

AnhTrangKhuyet nói:
kiếm xe ngay chu mua uỷ quyền có chắc ăn k mấy bác???^^thks

Cũng chưa chắc ăn lắm nhé bác .
Vì Hợp đồng uỷ quyền chủ xe có thể đơn phương huỷ hợp đồng bất kỳ lúc nào.
Ví Dụ : Chủ xe A uỷ quyền cho B Tại Văn Phòng Công Chứng số 1
- 5 tháng sau chủ xe A lên Văn Phòng Công Chứng Số 1 làm đơn Huỷ uỷ quyền cho B .
- VPCC Số 1 sẽ nhận đơn và sẽ ghi thông báo dán trước cửa và Gửi 1 tờ thông báo về đến nhà Cho B .
- Trong 30 ngày mà B không lên phòng VPCC Số 1 để giải quyết thì VPCC số 1 sẽ huỷ đơn uỷ quyền của B .
- Và thế là chủ xe A đã làm xong phần huỷ uỷ quyền . B mất trắng .
 
Last edited by a moderator: