Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
17/12/07
3.200
64
48
Ngày 09/11, Standard & Poor's (S&P) đã điều chỉnh Đánh giá Mức độ Rủi ro trong Hệ thống Ngân hàng (BICRA) của Việt Nam từ "Nhóm 9" lên "Nhóm 10" do thay đổi phương pháp luận.
Các nhóm BICRA trong đánh giá của S&P thể hiện rủi ro mà một ngân hàng họat động tại riêng một quốc gia nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung phải đối mặt, so với các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng khác. S&P xếp hạng từ "nhóm 1" (rủi ro thấp nhất) đến "nhóm 10" (rủi ro cao nhất). Các nước khác trong "nhóm 10" BICRA của S&P còn có Hy Lạp và Belarus.
Mức độ rủi ro kinh tế mà S&P xếp hạng cho Việt Nam thể hiện hiện những đánh giá về "mức độ rủi ro rất cao" trong khả năng hồi phục, tình trạng mất cân bằng kinh tế cũng như rủi ro tín dụng cũng trong nền kinh tế cũng "cực cao".
Việt Nam là nước có thu nhập thấp, hệ thống tài chính và khung chính sách còn đang phát triển, những điểm yếu này càng nâng cao khả năng dễ bị tổn thương của nền kinh tế trước những cú sốc lớn. Những viễn cảnh tăng trưởng lạc quan được hỗ trợ bởi nỗ lực bền bỉ của chính phủ trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, phần nào bù đắp những điểm yếu này.
laisuatcobanVND_1320901692.jpg
S&P cho rằng Việt Nam có nguy cơ cao trong mất cân bằng kinh tế, thể hiện qua tăng trưởng tín dụng nhanh trong vòng vài năm qua. Tăng trưởng mạnh về giá nhà đất cũng góp phần vào mức độ rủi ro khi giá cả rớt mạnh.
Đánh ra của S&P về rủi ro tín dụng của nền kinh tế Việt Nam dựa trên mức tín dụng khu vực tư nhân cao, mức thu nhập thấp và tiêu chuẩn bảo lãnh thô sơ. Theo quan điểm của S&P, hệ thống pháp luật thiếu hiệu quả có thể dẫn đến sự hồi phục chậm và sự chậm trễ trong giải quyết tài sản bị tịch thu.
Rủi ro ngành ngân hàng của Việt Nam được đánh giá 8 điểm, cũng thể hiện mức độ "rủi ro cực cao" về khung chính sách thể chế, "rủi ro rất cao" trong động lực cạnh tranh và "rủi ro trung bình" về gây vốn hệ thống.
Về khung chính sách, S&P cho rằng các tiêu chuẩn về khung chính sách của Việt Nam còn thiếu các tiêu chuẩn quốc tế và ngân hàng trung ương dễ bị tổn thương trong chính các thỏa thuận của mình. S&P không cho rằng một hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả có thể sử dụng như công cụ giám sát ưu tiên. Khung chính sách càng yếu hơn do sự yếu kém trong điều hành và minh bạch. Hầu hết các ngân hàng không công bố báo cáo tài chính kịp thời, và thường không đầy đủ chi tiết.
Về động lực cạnh tranh, rủi ro cho các ngân hàng chỉ ở mức trung bình và tập trung vào tăng trưởng. Thị trường đang bão hòa dẫn đến cạnh tranh giữa các ngân hàng cả về vốn vay và tiền gửi.
Về gây vốn hệ thống, hệ thống ngân hàng Việt Nam, theo S&P đánh giá, được hỗ trợ bởi lượng tiền gửi của khách hàng ở mức ổn định, ít phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài trong khi chính phủ vẫn đóng vai trò hỗ trợ trong nguồn vốn cho các ngân hàng nếu cần.
S&P đánh giá chính phủ Việt Nam "hỗ trợ cao" cho các ngân hàng trong nước.


=>> Chừng nào hệ thống ngân hàng của con em chúng ta mới ổn định lại để em nhờ đây trời. Cứ đà này thì ...
bash.gif
 
Hạng D
17/12/07
3.200
64
48
NắngSG nói:
Thôi, tiền nhàn rỗi thì cứ quy ra... Gờ, chôn gốc khế cho nó yên tâm ha bác?:D
- Em có chút tiền nhàn rỗi cũng đở ... đằng này chưa có gì trong tay hết mà xã hội cứ bấp bêm. Không biết khi nào mới khá nổi, không biết khi nào có số tiền to to để mà làm đám cưới
18.gif
.
 
Hạng C
25/4/06
786
1.849
93
NắngSG nói:
Thôi, tiền nhàn rỗi thì cứ quy ra... Gờ, chôn gốc khế cho nó yên tâm ha bác?:D
<span style=""color: #333399;"">"G chôn gốc khế" ở VN, đặc biệt là từ khu vực miền Trung vào Saigon cũng bị "rủi ro cực cao", rủi ro ở đây là ngập lụt kiểu như Bangkok hoặc như Huế vừa rồi thì trôi mất cây khế làm dấu thì lam sao kiếm lại được !
17.gif
</span>
 
Hạng F
20/1/10
5.847
7.317
113
www.viettranyen.com
ha ha ha... bác Aerokid hài hước quá!
Vậy thôi! ko chôn gốc cây khế nữa nha các bác, chuyển lên... két sắt trên lầu cho khỏi triều cường cuốn trôi!:D
AeroKid nói:
NắngSG nói:
Thôi, tiền nhàn rỗi thì cứ quy ra... Gờ, chôn gốc khế cho nó yên tâm ha bác?:D
<span style=""color: #333399;"">"G chôn gốc khế" ở VN, đặc biệt là từ khu vực miền Trung vào Saigon cũng bị "rủi ro cực cao", rủi ro ở đây là ngập lụt kiểu như Bangkok hoặc như Huế vừa rồi thì trôi mất cây khế làm dấu thì lam sao kiếm lại được !
17.gif
</span>
 
VIP CARD MEMBER
14/9/09
809
83
28
51
"CHÔN GỐC KHẾ" mai sau NN sẽ trưng dụng nhà nào có đất trồng khế sẽ là tài sản NN luôn . hêheh
 
Hạng D
17/12/07
3.200
64
48
thienphuctrans nói:
"CHÔN GỐC KHẾ" mai sau NN sẽ trưng dụng nhà nào có đất trồng khế sẽ là tài sản NN luôn . hêheh
- Zụ này mà xảy ra chắc biểu tình lớn ah ...
 
Hạng B2
28/10/11
310
91
28
SG-CG
Rủi ro cao không các bác?Sao đợt vừa rồi e thấy mấy cái ngân hàng phát hành trái phiếu lãi suất cực cao,mới phát hành trong thời gian ngắn mà đã bán hết.Điều đáng nói là phần lớn những ngân hàng phát hành trái phiếu là trái phiếu không bảo đảm.
 
Hạng F
12/9/10
6.651
45.533
113
49
Bà Tó
Rủi ro là có thể cho nên NN mới sát nhập .
Về nguyên tắc , đối với VND . NHNN sẽ bảo kê .
Nhưng một số anh tham lam hoặc không thủ đoạn ( tích cực )
. Lẽ ra , sau khi cho vay , anh phải giữ lại một tỉ lệ nào đó để khi NHNN bán trái phiếu , anh nhiệt tình ủng hộ .
Quy luật , bánh ít đi bánh quy lại .

===> xét trên mặt bằng chung . NH mất thanh khoản là có .
Nhưng xét về điều kiện , thể chế .....chắc là không .
 
Hạng D
26/10/10
1.676
14.520
113
Chôn gốc cây khế không bảo đảm, giấu ở bụi chuối không chắc ăn, bỏ vào két sắt, cất trên lầu lại càng nguy hiểm . An toàn nhất là mở 1 tài khoản nào đó ở ngoại quốc rồi gởi vào 1 mớ , mớ còn lại gởi vào NH G7 ở nước ta . Gởi ngân hàng ở ngoại quốc có cái hay là nó có miễn phí bảo hiểm do nhà nước sở tại bảo đảm . Lấy thí dụ nước lớn như Mẽo thì hầu hết ngân hàng đều có chữ FDIC, có nghĩa là nhà nước bảo đảm đến 250.000 Obama cho mỗi tài khoản , cho nên nếu NH đó "cháy" hay phá sản, chủ tài khoản có 250K trở xuống thì an toàn, không mất gì .
Ở nước ta, mấy NH nhỏ hay NH tư thì có thể banh ta lông bất cứ lúc nào nhưng những NHTM quốc doanh lớn thì yên tâm, lúc nào cũng có NN bảo kê , có bị gì thì cứ lấy tiền thuế của dân đập vào, hoặc NN cứ cho in tiền bù vào là xong . Cho nên tốt hơn nên tránh những NH nhỏ, bấp bênh . Những ngân hàng lớn nhưng của nước ngoài như HSBC, ACB, vv...vv... tưởng là chắc nhưng không hẳn như vậy vì "buồn buồn" nó điền vào "chương 7" là mình mệt theo :D
 
Status
Không mở trả lời sau này.