Hạng B2
12/9/15
430
575
93
sg-xua-nay-1.jpg

sg-xua-nay-2.jpg

Trước đây, người dân ở Quận Bình Thạnh, Thủ Đức khi di chuyển qua sông Sài Gòn phải nép mình bên cây cầu sắt Bình Lợi đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2013, Đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài (Đại lộ Phạm Văn Đồng) với 12 làn xe và cầu Bình Lợi mới được khánh thành, góp phần giảm ùn tắc cho cửa ngõ đông bắc của thành phố. Ở vị trí này, sau gần nửa thế kỉ, ngoài sự xuất hiện của tuyến đường Đại lộ Phạm Văn Đồng và cầu Bình lợi mới, chúng ta còn có thể thấy hàng nghìn ngôi nhà khang trang mọc lên, thành phố không còn cảnh hoang vắng mà thay vào đó là sự phát triển của một đô thị mới hiện đại, phồn hoa.
sg-xua-nay-3.jpg

sg-xua-nay-4.jpg

Đã từ lâu, đường Nguyễn Huệ được xem là con đường đẹp nhất Sài Gòn, nằm trải dài trước trụ sở UBND TP đến đường Tôn Đức Thắng. Sau hàng chục năm, thành phố đã quyết định cải tạo đường Nguyễn Huệ thành phố đi bộ đầu tiên ở Sài Gòn. Người dân và các bạn trẻ vô cùng hứng khởi trước sự đổi mới này, giờ đây, chúng ta đã có thể dạo bước trên con đường đẹp nhất của thành phố, bên dưới là mặt đường được lát bằng đá hoa cương, hệ thống đài phun nước hiện đại phục vụ cho mọi người tham quan, thưởng lãm vào dịp cuối tuần.
sg-xua-nay-5.jpg

sg-xua-nay-6.jpg

Đường Đồng Khởi và khu vực trước Nhà hát lớn thành phố nhìn từ trên cao. Đường Đồng Khởi là một trong những con đường sầm uất nhất Sài Gòn vì tập trung các cửa hiệu sang trọng, các khách sạn, trung tâm mua sắm. Con đường này còn lưu lại một vài nét cổ xưa và riêng biệt của một đô thị ở Đông Nam Á. Với cùng một góc ảnh nhưng có thể thấy rằng, phía xa đường chân trời đã nhường chỗ cho các tòa nhà cao tầng san sát nhau.
sg-xua-nay-7.jpg

sg-xua-nay-8.jpg

Từ trên cao ngắm nhìn thành phố xưa và nay, mới thấy được sự đổi thay mạnh mẽ với các công trình kiến trúc hiện đại mang tầm thế kỷ, những tòa nhà chọc trời liên tiếp mọc lên, diện mạo thành phố chúng ta ngày càng hiện đại, một đô thị phồn hoa với nhiều nét văn hóa đa dạng.
Có những góc đường, góc phố quen thuộc với người trẻ nhưng nếu so sánh với những góc ảnh từ trước năm 1975, bạn sẽ thấy một Sài Gòn năng động, nhộn nhịp và cảm nhận được nhịp sống khác hẳn thời kỳ trước.
sg-xua-nay-9.jpg

sg-xua-nay-10.jpg

Địa điểm này thời Pháp thuộc là công trường Rigault de Genouilly. Sau đổi tên thành công trường Mê Linh. Bức ảnh chụp vào năm 1965 cho thấy công trường này còn khá hoang vắng và ít bóng cây. Ngày nay, những cái cây năm ấy đã cao lớn, um tùm và che bóng mát cho khu vực này.
sg-xua-nay-11.jpg

sg-xua-nay-12.jpg

Khách sạn Continental là một khách sạn lịch sử nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở số nhà 132 – 134 đường Đồng Khởi. Khách sạn bắt đầu xây vào năm 1878 dưới thời Pháp thuộc và khánh thành năm 1880. Hơn 40 năm sau ngày Giải phóng, khách sạn này đã được thay đổi ít nhiều, từ bảng hiệu, những ô cửa đầy hoa, màu sơn mới… chỉ có kiến trúc cơ bản của khách sạn được giữ lại vẹn nguyên như lúc đầu.
sg-xua-nay-13.jpg

sg-xua-nay-14.jpg

Đường Tự Do (ngày nay là đường Đồng Khởi) có một nhà hàng nổi tiếng là Maxim’s do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Xuân Lôi phụ trách. Là một phần quan trọng của trung tâm Sài Gòn vào những năm 1925, quán Maxim’s Club được biết đến là địa điểm giải trí đẳng cấp của giới thương gia và tầng lớp thượng lưu thế kỉ trước.
sg-xua-nay-15.jpg

sg-xua-nay-16.jpg

Ảnh chụp tại góc đường Lê Lợi – Phan Bội Châu (bên hông Chợ Bến Thành) vào năm 1964 và 2015. Những bảng hiệu quảng cáo thay đổi, phong cách thời trang của xưa và nay cũng đã khác. Tuy nhiên, hình ảnh người phụ nữ trong tà áo dài thướt tha ngày trước vẫn là một nét đẹp văn hóa Sài Gòn mà ngày nay chúng ta hiếm gặp lại những hình ảnh này trên đường phố.
sg-xua-nay-17.jpg

sg-xua-nay-18.jpg

Các bạn sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ắt hẳn sẽ thấy con đường Đinh Tiên Hoàng này quen thuộc biết bao. Đây là góc chụp phía trước trường Đại học, bên trái là ĐH Canh Nông, bên phải là Đài Truyền Hình.
sg-xua-nay-19.jpg

sg-xua-nay-20.jpg

Trước năm 1975, người Sài Gòn chắc hẳn không thể nào lại không biết đến rạp hát Trần Hưng Đạo, nơi diễn ra các vở cải lương hầu quảng hay “đứ đừ”. Rạp có sức chứa 900 khán giả. Là rạp hát chuyên nghiệp, duy nhất dùng để biểu diễn nghệ thuật cải lương trong thành phố. Ngày nay, rạp hát Trần Hưng Đạo đổi tên thành Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang.
sg-xua-nay-21.jpg

sg-xua-nay-22.jpg

Ảnh chụp bên hông Nhà hát Thành phố vào năm 1966 và 2015, khu vực trước khách sạn Caravelle ngày nay. Những hàng cây đã cao vút trời, thẳng đứng, đem lại bóng mát cho người dân khu vực này.
Nhưng bên cạnh một hình ảnh Sài Gòn hiện đại rần rần chuyển mình, thì vẫn có những công trình – dù Sài Gòn có thay da đổi thịt thế nào – thì vẫn còn vẹn nguyên, sừng sững, như những biểu tượng sống mãi cùng với lịch sử của thành phố này.
sg-xua-nay-23.jpg

sg-xua-nay-24.jpg

Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc quan trọng bậc nhất ở TP.HCM, đặc biệt trong thời khắc giải phóng miền Nam. Bức ảnh trước được chụp vào ngày 30/4/1975, sau khi các chiến sĩ quân giải phóng chạy vào Dinh Độc Lập cắm cờ Cách mạng, các tầng lớp nhân dân Sài Gòn đến mừng chiến thắng. Sau hơn 40 năm, Dinh Độc Lập vẫn tọa lạc trên con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa tấp nập dòng xe qua lại, những lá cờ Tổ quốc vẫn phấp phới bay.
sg-xua-nay-25.jpg

sg-xua-nay-26.jpg

Đây là khu cửa Nam của chợ Bến Thành, được xem như là biểu tượng của thành phố. Trước năm 1975 thì tên gọi chợ Bến Thành này chỉ hiện diện trong sách vở, còn người dân thì thường gọi là chợ Sài Gòn hay chợ Mới. Các bạn cũng có thể thấy trong bức ảnh cũ không có tên chợ mà chỉ chi chít các biển quảng cáo bằng tiếng nước ngoài mà thôi.
sg-xua-nay-27.jpg

sg-xua-nay-28.jpg

Nhà thờ Đức Bà nhìn từ trên cao. Sau nhiều biến cố thăng trầm của thành phố, Nhà thờ vẫn giữ nguyên dáng vóc, kiến trúc đặc trưng, những hàng cây xanh mát, dù bối cảnh xung quanh có đổi thay với mật độ giao thông nhiều hơn, xa xa là những tòa nhà chọc trời mà 40 năm trước chưa từng xuất hiện. Công trình này được coi là một tuyệt tác kiến trúc đô thị Sài Gòn.
sg-xua-nay-29.jpg

sg-xua-nay-30.jpg
 
  • Like
Reactions: gianglee
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
"Địa điểm này thời Pháp thuộc là công trường Rigault de Genouilly. Sau đổi tên thành công trường Mê Linh. Bức ảnh chụp vào năm 1965 cho thấy công trường này còn khá hoang vắng và ít bóng cây. Ngày nay, những cái cây năm ấy đã cao lớn, um tùm và che bóng mát cho khu vực này."
BMVN, sao nó không ghi luôn, nhờ ơn Đ & NN, đã có thêm tượng ông THĐ !!!!!!!!! hoàng tráng hơn xưa chỉ là cột 3 cẳng ......
:3dcuoi:
 
  • Like
Reactions: saigon1969
Hạng D
10/1/14
2.960
5.125
113
Sài Gòn
Ngày xưa nghèo mà không hiểu sao oto cũng đầy đường, Đế quốc Mỹ thối nát đến thế các bác ạ, hihihi