Hạng B2
17/9/18
130
73
28
Nghề lái xe đem lại cho bác tài rất nhiều bệnh lý như đau lưng, dạ dày, vai gáy, trĩ, béo phì, đau mỏi mắt,… Nguyên nhân xuất phát từ những thói quen gây hại khi làm việc.
Theo số liệu công bố sau chương trình Ngày hội chăm sóc bác tài - Driver Care Day 2017 - với hơn 500 tài xế (tại bến xe Miền Đông, TP.HCM và bến xe Giáp Bát) tham gia cuộc khảo sát về sức khỏe, có tới 25,5% người mắc bệnh gan, hơn 12% mắc các bệnh về tai, mũi, họng và nhiều loại bệnh khác như tim mạch, huyết áp.
Thực tế, nghề lái xe đem lại cho bác tài rất nhiều bệnh lý như đau lưng, dạ dày, vai gáy, trĩ, béo phì, đau mỏi mắt,… Nguyên nhân xuất phát từ những thói quen gây hại khi làm việc.
Thời gian ăn uống thất thường

Các bác tài thường không có thời gian ăn uống cố định bởi còn phụ thuộc vào công việc, công đường, đặc biệt khi phải di chuyển liên tục trong một khoảng thời gian dài. Các chuyên gia cảnh báo nếu để tình trạng quá đói diễn ra. Lúc đó, các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Thói quen này chính là thủ phạm gây nên bệnh đau dạ dày mãn tính ở các bác tài.
Lời khuyên: Việc ăn uống điều độ, đúng giờ và định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, lợi cho tiêu hóa. Tài xế cần duy trì ăn đủ 3 bữa, không bỏ bữa và để quá bữa.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
eatingmain.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Ăn uống thất thường với chế độ ăn thiếu cân đối khiến tài xế đối mặt hàng loạt bệnh. Ảnh: Autoexpert.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Làm việc ngay sau khi ăn

Cũng do đặc thù công việc, nhiều bác tài lên xe chạy hoặc tham gia các hoạt động nặng khác ngay sau khi vừa ăn. Điều này cũng tác động xấu tới hệ tiêu hóa của cơ thể.
Sau khi ăn, não bộ đang tập trung điều khiển dồn toàn bộ năng lượng cơ thể để thực hiện việc tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả nhất. Nếu tài xế có những hoạt động khác thì cơ thể sẽ “chia sẻ” năng lượng khiến dạ dày hoạt động quá tải, kém hiệu quả, lâu dần gây nên bệnh đau dạ dày.
Lời khuyên: Không nên hoạt động mạnh, làm việc trong khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn.
Chế độ ăn không cân đối

Lái xe đường xa khiến các bác tài phải ăn uống tại hàng quán với các món ăn nhiều dầu mỡ, thiếu cân đối dinh dưỡng như nhiều chất béo, thiếu chất xơ (rau, củ, trái cây).
Chế độ ăn không cân đối, không hợp lý cũng là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa (mỡ máu cao, tăng glyxerit), thừa và thiếu dinh dưỡng, béo phì.
Ăn ít rau quả được cho là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp tử vong, chiếm 2,8% tổng số tử vong trên thế giới, 19% số ung thư dạ dày, 31% các bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, và 11% số trường hợp đột quỵ.
Lời khuyên: Nên ăn hợp lý và đa dạng các loại thực phẩm, phối hợp cả thực phẩm nguồn gốc động vật và thực phẩm nguồn gốc thực vật trong từng món ăn và từng bữa ăn để có chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung chất xơ thì rau, củ và trái cây.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
Howmucwater.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Thay vì dùng quá nhiều chất kích thích, tài xế nên uống nhiều và đủ nước lọc để tỉnh táo và tốt cho sức khỏe. Ảnh: Newtimes.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Dùng quá nhiều chất kích thích

Nhiều tài xế xe đường dài, đặc biệt ôtô khách, xe tải quen dùng các loại nước tăng lực, cà phê để giải mệt, tránh buồn ngủ.
Trên thị trường có khá nhiều loại nước tăng lực khác nhau nhưng thành phần trong các loại nước tăng lực thường có những chất chủ yếu như caffeine, đường glucose, đường fructose, chất tạo ngọt, chất điều chỉnh độ axit, đường tinh luyện, màu thực phẩm, các vitamin nhóm B, inositol, taurine, chất bảo quản, hương liệu tổng hợp…
Caffeine giúp tỉnh táo, chống buồn ngủ; taurine là axit amin cho cảm giác sảng khoái, hưng phấn; các loại đường glucose cung cấp năng lượng; các vitamin nhóm B giúp tăng cường chuyển hóa chung. Tuy nhiên, việc lạm dụng chúng sẽ gây tác hại. Do đó, khi sử dụng cũng phải có liều lượng.
Lời khuyên: Lượng caffeine không nên uống quá 500 mg/ngày (4 ly); nước tăng lực không nên uống quá 4 lon, tương đương 1.000 ml/ngày.
Nhịn tiểu, ít uống nước

Theo số liệu thống kê từ một chương trình nghiên cứu y khoa của Trường Đại học Massachusetts Institute of Technology tại Mỹ cho thấy 15% số lượng tài xế xe khách, 11,3% số lượng tài xế xe tải có những bệnh lý về thận. Nguyên nhân là tài xế do ngại đi tiểu trên đường nên thường uống ít nước so với nhu cầu của cơ thể. Cơ thể thiếu nước trong một thời gian dài dễ dẫn đến sỏi thận. Điều này rất nguy hiểm.
Lời khuyên: Nên uống đủ nước mỗi ngày, từ 2-2,5 lít/ngày. Tuyệt đối không nhịn tiểu.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
20ExclusiveTipsHowToStayAwakeWhileDriving1.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Việc ngủ ít cũng khiến tài xế mệt mỏi, ức chế thần kinh khi đang làm việc. Ảnh: Fueloyal.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngủ ít

Theo nghiên cứu, có tới 25% lái xe tải chỉ ngủ ít hơn hoặc bằng 2 giờ, 35% chỉ ngủ 2-4h, 31% ngủ 4-6h khi đang làm việc.
Ở Âu Mỹ, luật giao thông quy định, tài xế sau 8 tiếng ngồi vô lăng bắt buộc phải nghỉ ngơi. Nước ta cũng có những quy định tương tự. Tuy nhiên, thực tế tài xế xe tải, xe khách liên tuyến thường vẫn phải ôm vô lăng quá thời hạn quy định. Chính vì vậy, tài xế có thể đối mặt với các chứng rối loạn giấc ngủ, căng thẳng thần kinh. Việc ngủ ít cũng khiến tài xế mệt mỏi, ức chế thần kinh khi đang làm việc.
Lời khuyên: Lái xe đường dài nên có bạn đồng hành để thay phiên nhau nghỉ ngơi, tránh căng thẳng quá mức và mất ngủ thường xuyên.
 
Hạng D
15/5/13
1.579
9.131
113
37
xài gió trong khi đi liên tục nữa, thiếu óc xi cho não nữa là cái chắc