Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Ngồi buồn đọc QCVN41:2012/bgtvt.Không ngờ gặp sạn.
Có thể em không sàng lọc hết.Gặp đâu em post đó thôi.Các bác có quan tâm nhặt thêm nhé.
<span style=""color: #000000;"">Điều 27. Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển</span>
<span style=""color: #000000;"">27.5 </span>
<span style=""color: #000000;"">Biển số 125, 126, 127, 130, 131 (a,b,c) [style="color: #ff0000;"]có giá trị đến nơi đường giao nhau tiếp giáp</span>, hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số 133, 134, 135) biển số 130 và 131 (a,b,c) còn căn cứ vào biển số 503;[/style]
Nghĩa là sau khi qua chỗ có đường giao nhau,nếu không có biển nhắc lại,lái xe được phép vượt.
Trong khi đó ở phần Phụ lục lại quy định thế này:
B.25 Biển số 125 "Cấm vượt"
c) Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số 133 "Hết cấm vượt" hoặc đến vị trí đặt biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.
B.26 Biển số 126 "Cấm t tải vượt"
d) Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số 133 "Hết cấm vượt" hoặc đến vị trí đặt biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.
B.27 Biển số 127 "Tốc độ tối đa cho phép"
e) Hiệu lực của biển hạn chế tốc độ tối đa bắt đầu từ vị trí đặt biển đến vị trí đặt biển số 134 "Hết hạn chế tốc độ tối đa" (hoặc đến vị trí đặt biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).
B.30 Biển số 130 "Cấm dừng xe và đỗ xe"
c) Hiệu lực cấm của biển bắt dầu từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe (hoặc đến vị trí đạt biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng). Nếu cần thể hiện đặc biệt thì vị trí bắt đầu cấm phải dùng biển số 503d và vị trí kết thúc, dùng biển số 503f "Hướng tác dụng của biển" đặt bên dưới biển chính.
Qua đó thấy rõ là hướng dẫn cho hiệu lực của biển báo không nhất quán!
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
30/7/11
1.302
240
83
61
Đọc mấy lần mà em chưa rõ cái “không nhất quán” mà bác nói. Nhưng nói về “sạn” trong QCVN thì em có mấy ý kiến sau:
1) Trình bày, bố cục rườm rà: Phần liệt kê BB “chay”-chỉ có text mà ko có hình là thừa (mấy trang). Phần hướng và phạm vi hiệu lực BB, Cứ mỗi biển báo thì “rập khuôn” nguyên câu hiệu lực tác dụng BB:“Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số 133 "Hết cấm vượt" hoặc đến vị trí đặt biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng“.Lẽ ra định nghĩa chung một lần là đủ.
2)Về hệ thống biển báo, lái xe chỉ cần biết ý nghĩa của các BB, phạm vi hiệu lực. Như vậy nếu đưa hình ảnh các BB(đi kèm phần giải thích ý nghĩa) vào luật GTĐB thì lái xe chỉ cần nắm vững luật là đủ, không cần tham khảo Điều lệ BB làm gì. Văn bản này là để cho nhân viên cơ quan quản lý đường bộ thi hành. Lái xe bớt được khoảng 180 trang phải xem và nhớ.
3)BB 242
SẠN TRONG QCVN41:2012/bgtvt(Điều lệ báo hiệu GTĐB có giá trị từ 1/1/20113)
SẠN TRONG QCVN41:2012/bgtvt(Điều lệ báo hiệu GTĐB có giá trị từ 1/1/20113)

và 243
SẠN TRONG QCVN41:2012/bgtvt(Điều lệ báo hiệu GTĐB có giá trị từ 1/1/20113)
SẠN TRONG QCVN41:2012/bgtvt(Điều lệ báo hiệu GTĐB có giá trị từ 1/1/20113)
SẠN TRONG QCVN41:2012/bgtvt(Điều lệ báo hiệu GTĐB có giá trị từ 1/1/20113)

theo QCVN đều là báo hiệu điểm giao cắt đường bộ với đường sắt nhưng khác nhau là 242 thì giao cắt VUÔNG GÓC còn 243 thì KHÔNG VUÔNG GÓC. Chẳng hiểu tại sao phải có BB riêng cho giao cắt vuông và không vuông góc, bác nào rành giải thích giùm. So sánh với BB quốc tế thì không phân biệt như vậy mà BB 242(a và b) cảnh báo số đường ray giao cắt để lái xe tiên lượng chiều dài của giao cắt. BB 243 (a,b,c) là báo hiệu khoảng cách đến giao cách , mỗi một vạch chéo đỏ tương đương với 50m. Hai BB này có ý nghĩa khác nhau hoàn toàn, không hiểu tại sao VN lại quy định như vậy.

4)BB 440-441: Để cảnh báo phía trước có công trường, người ta sử dụng kết hợp BB 227
SẠN TRONG QCVN41:2012/bgtvt(Điều lệ báo hiệu GTĐB có giá trị từ 1/1/20113)

bên dưới có BB (501/502)chỉ khoảng cách đến. BB227 màu đỏ phù hợp với mục đích cảnh báo. BB440-441 màu xanh , không phải là cảnh báo, phải sử dụng hai ngôn ngữ , cồng kềnh, tác dụng hạn chế, thậm chí có thể phải “vẽ” riêng cho từng công trường.

5)BB 420-421(trang 103): cái biểu tượng này một số quốc gia ở châu Âu chỉ dùng tại các cửa khẩu để thông báo cho lái xe biết quy định chung về tốc độ của quốc gia mình.
SẠN TRONG QCVN41:2012/bgtvt(Điều lệ báo hiệu GTĐB có giá trị từ 1/1/20113)

Ở ta dùng để phân định ranh giới khu đông dân-hoặc nội thị? Về mặt thẩm mỹ thì thấy nó vô cảm và thể hiện tư duy”nhiều nhà là phố”. Ở NN, thể hiện ranh giới nội thị có kèm tên địa danh giúp cho lái xe kiểm soát lộ trình theo bản đồ hoặc trí nhớ của mình.

SẠN TRONG QCVN41:2012/bgtvt(Điều lệ báo hiệu GTĐB có giá trị từ 1/1/20113)

So sánh kích thước 2 trường hợp trên cũng thấy có thể giảm giá thành biển báo- kích thước và chỉ cần 1 trụ thay vì 2.

SẠN TRONG QCVN41:2012/bgtvt(Điều lệ báo hiệu GTĐB có giá trị từ 1/1/20113)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
@cauthikhongde:
Không nhất quán giữa điều lệ và phụ lục khi quy định hiệu lực của mấy cái biển báo đó.Phần chữ in đỏ!
 
Hạng D
10/9/08
2.893
6.251
113
Bác nào có định nghĩa "nơi đường giao nhau tiếp giáp" là gì không?
 
Hạng B2
4/6/13
194
1
18
36
Cái này đến đời chít chìn chịt....mới thực thi mà bác! hihi tại em thấy năm 20113
18.gif

Đùa thôi ạ! cảm ơn thông tin của bác!