Chuyên
16/6/22
630
538
93
Sáng 8/11, nhiều doanh nghiệp bất động sản họp với Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và lãnh đạo Bộ Xây dựng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường.

b1n.jpg


Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, ngày 7/11/2022 Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 1492 mời lãnh đạo Bộ Xây dựng và lãnh đạo các doanh nghiệp đến dự cuộc họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản. Đặc biệt, cuộc họp diễn ra trong sáng ngày 8/11/2022, chỉ sau 1 ngày kể từ ngày văn bản mời họp được gửi đi.

11 doanh nghiệp bất động sản khu vực phía Nam được Văn Phòng Chính phủ mời họp bao gồm: Tập đoàn Novaland, Tập đoàn Phú Mỹ Hưng, Tổng Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex, Tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty cổ phần Đầu tư IMG, Công ty địa ốc Hoàng Quân, Tập đoàn Himlam, Công ty cổ phần Đại An, Tập đoàn Phú Cường, Tập đoàn Sơn Kim Land, Tổng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC), Tập đoàn Khang Điền và Hiệp hội bất động sản TP. HCM.
Để cuộc họp diễn ra hiệu quả, Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Xây dựng chuẩn bị 40 bộ tài liệu và báo cáo.

Được biết, ngoài 11 doanh nghiệp phía Nam 12 doanh nghiệp bất động sản lớn tại khu vực phía Bắc cũng được mời dự họp trực tuyến gồm Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn Ecopark, Tập đoàn Tuần Châu, Tập đoàn TNG, Tập đoàn Flamingo...​

b2n.jpg


Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về thực trạng thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái.

Để tháo gỡ những khó khăn cho thị trường bất động sản, HoREA kiến nghị Chính phủ 10 giải pháp liên quan đến việc xây dựng pháp luật, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nới tín dụng, tháo gỡ cho thị trường trái phiếu, tăng nguồn cung nhà ở xã hội...

Hiệp hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét có thể nới room tín dụng thêm khoảng 1-2% để có nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 - 200.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.

Trước đó, trong phiên chất vấn Quốc hội chiều 3/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đưa ra dự báo thị trường bất động sản thời gian tới sẽ tiếp tục khó khăn bởi nguồn cung khan hiếm, nguồn vốn và tín dụng vẫn hạn chế.

Tuy nhiên, ông Nghị vẫn bày tỏ sự lạc quan rằng thị trường sẽ phát triển tích cực nếu thực hiện đồng bộ quyết liệt các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng đề ra. Đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho thị trường; kiểm soát cơ cấu lại tín dụng bất động sản, đảm bảo sử dụng đúng mục đích tránh rủi ro.
b5n.jpg


Đặc biệt, ông Nghị nhấn mạnh: "Các doanh nghiệp bất động sản theo đúng quy định pháp luật, có tín nhiệm, có dự án tốt đáp ứng được điều kiện thì cần được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng, để phát triển dự án bất động sản, góp phần tăng nguồn thu, đặc biệt là ưu tiên cho vay với các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình".

Cụ thể, một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh (dừng, trì hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO), mà điều này sẽ tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Theo HoREA, một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động (thậm chí có Tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động) tác động đến vấn đề an sinh xã hội, hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống người lao động.

Do “tắc” nguồn vốn tín dụng, “tắc” nguồn vốn “trái phiếu”, “tắc” cả nguồn “vốn huy động từ khách hàng”, nên một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản “đói vốn” nên phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy “rủi ro”, hoặc phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40% giá hợp đồng) tạo cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ, nhưng có “rủi ro” do là sản phẩm hình thành trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc bán dự án với “giá hời” có thể tạo lợi thế cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội “thôn tính” có thể làm mất đi “lợi thế” của doanh nghiệp nội địa đang “thống lĩnh” thị trường bất động sản hiện nay.​

Xem thêm:

=>>>Liệu sau cuộc họp quan trọng sáng nay có đưa ra được thêm giải pháp giải quyết các khó khăn cho thị trường BĐS hiện nay?
 
  • Wow
Reactions: Tommyteo
KTM confirmed
Tập Lái
9/11/22
11
81
13
55
hoang bds sập hàng loạt để kiếm mua 1 căn chui ra chui vào, ở thuê hoài mệt mỏi quá
 
  • Like
Reactions: Tommyteo
Hạng B2
16/8/15
143
286
73
49
TỰ BÓP

Sáng 8/11 có cuộc họp của CP với Bộ XD và các công ty BĐS lớn phía Nam. Anh em BĐS lớn phía Bắc hóng qua lai trim. Buồn cười ở chỗ công văn mời họp ghi ngày 7 thì 8h sáng ngày 8 đã họp rồi, tức là úp sọt anh em!

Chiều 8/11, báo chí đăng về cuộc họp này. Thấy anh em khóc lóc như ri, tình trạng rất bi đát, nhưng không hề thấy CP hứa hẹn giải cứu gì cả sất. Hoàn toàn khác với giai đoạn 2011, CP luôn hứa hẹn gói giải cứu mấy chục ngàn tỉ.

Động thái này của CP có lẽ đã được quán triệt từ BCT, tức là quyết tâm không cứu anh em BĐS như lần trước. Có nghĩa là 1 số anh em sẽ đứng bên bờ vực phá sản hoặc gần như thế, sẽ có nguy cơ phải bán tháo.

Mình cho rằng đây là biện pháp mạnh tay, không biết có thực sự dám làm đến cùng hay không? Bởi vì sang năm đổi luật Đất đai thì cũng cần 1 thị trường BĐS phát triển lành mạnh hơn, tránh trò tay không bắt giặc, rồi lũng đoạn thị trường tài chính. DN nào thực sự khỏe sẽ tồn tại, yếu thì tèo.

Phải nói là nếu CP thực sự bỏ rơi các DN BĐS yếu, thực ra lại toàn các anh to, là rất đáng kinh ngạc. Bởi vì chúng ta đều biết anh em đại gia BĐS chính là những kẻ cấu kết môi răng với AEQL. Thậm chí đại gia BĐS có thể chính là kẻ sắp ghế đánh cờ người, chỉ đạo luôn cả việc nâng hạ các đồng chí lãnh đạo, đơn giản vì họ quá nhiều tiền. Mà lâu nay ở Việt Nam thì có tiền thì mới có quyền được. Đầu tư BĐS quy mô lớn phải song trùng với đầu tư chính trị, 2 bên cùng có lợi. Anh lên được thì dự án này kia sẽ là của chú.

Trảm đại gia BĐS tức là tự cắt đi bầu sữa nuôi AEQL, tục gọi là tự tay bóp za'i. Bởi quan lại phấn đấu thì mục tiêu chính là các suất ngoại giao đất cát nhà cửa thì mới ra tấm ra món. Chứ đục đẽo như mấy anh CDC trong vụ Việt Á nói thật là chỉ ở tầm cò con. Giỏi lắm được vài chục tỉ là nhiều nhất. Trong khi 1 căn chung cư cao cấp cũng đã có giá đó rồi. Mà có biết bao nhiêu suất như vậy.

Như vậy lành mạnh hóa thị trường BĐS cũng là làm lành mạnh hóa thị trường ghế. Không biết đảng và CP tự bóp được bao lâu?
Nguồn : Dương Quốc Chính
 
  • Like
Reactions: Thi Vo and Tommyteo