Các nhà nghiên cứu người Hàn quốc ở Đại học Case Western Reserve (bang Ohio) và Đại học North Texas đã khám phá ra chất xúc tác mới rẻ tiền, dễ sản xuất nhằm thay thế cho bạch kim đắt tiền trong phản ứng được các nhà hóa học đặt tên oxýt hóa-khử, kết hợp hydrogen với oxy để giải phóng điện năng.[pagebreak]
Tương lai phát triển của xe điện chạy bằng pin hydrogen và chỉ phát thải hơi nước thân thiện môi trường vấp phải 3 trở ngại chính: một là dụng cụ chứa hydrogen lỏng đắt tiền, hai là việc sản xuất hydrogen bằng hydro-carbua còn tạo ra CO2 gây ô nhiễm môi trường, việc điện phân nước thành H2 phải cần đến chất xúc tác bạch kim nên giá thành cao, ba là pin nhiên liệu hydrogen cũng cần đến bạch kim làm chất xúc tác nên giá thành pin cao.
Hiện nay với việc ra đời của vật liệu sợi carbon-nhựa tổng hợp xem như đã giải quyết được dụng cụ chứa hydrogen lỏng.
Phát minh được đăng trên tạp chí khoa học Nature's Scientific Reports có giá trị to lớn trong việc loại bỏ trở ngại về giá thành để thương mại hóa pin nhiên liệu hydrogen.
Theo báo cáo khoa học, chất xúc tác mới được sản xuất từ graphit (một loại than đá) ở dạng nano liên kết với i-ốt có hiệu quả trong phản ứng oxyt hóa-khử hơn 33% so với sử dụng bạch kim.
Dẫn đầu nhóm nghiên cứu là G.S. Jong-Beom Baek đến từ Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc gia Hàn Quốc, 10 thành viên còn lại thuộc 2 trường Đại học Mỹ và Đại học Ulsan Hàn Quốc.
Báo cáo không đề cập đến việc thay thế bạch kim trong điện phân nước thành hydrogen và oxy. Nhưng rất nhiều khả năng ứng dụng này có thể thực hiện được trong tương lai.
Mới đây, Toyota tuyên bố đến năm 2015 sẽ tung ra thị trường xe pin hybrogen có giá chỉ bằng Tesla Model S (80.000 USD). Một khi phát minh của các nhà khoa học Mỹ -Hàn được đưa vào dây chuyền sản xuất hàng loạt, giá xe pin nhiên liệu hydrogen sẽ rẻ hơn nữa và mở ra một bước đột phá cho công nghiệp ô tô. Pin nhiên liệu có thể sẽ thay thế cho pin sạc nếu không tìm được loại mới thay thế cho pin sạc lithium-ion hiện nay.