Đầu tuần này, Toyota và Daihatsu đã tổ chức cuộc họp quan trọng tại Nhật Bản, công bố lộ trình tái cơ cấu Daihatsu cũng như các hoạt động của thương hiệu này tại nước ngoài.
Thông cáo báo chí nêu rõ, động thái mới sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu kinh doanh ở nước ngoài của công ty và tái cơ cấu Daihatsu trở thành một công ty phát triển xe cỡ nhỏ, mà cụ thể là các dòng kei-car.
Các cải cách nhằm mục đích ngăn chặn khả năng lặp lại sai lầm tương tự, giúp Daihatsu có thể tối ưu nguồn lực hạn chế, đồng thời tận dụng thế mạnh của công ty trong việc chế tạo ra những chiếc xe ngày càng tốt hơn. Tuyên bố này đồng nghĩa Daihatsu sẽ rút lui khỏi hoạt động phát triển ô tô toàn cầu, và quay trở lại sản xuất ô tô kei-car dành cho thị trường nội địa Nhật Bản.
Cấu trúc cũ
Cấu trúc mới
Lộ trình tái cơ cấu còn bao gồm giải thể ngay lập tức Công ty sản xuất ô tô nhỏ gọn EMCC (Emerging-market Compact Car Company), mối liên kết lâu năm giữa Daihatsu và Toyota. Đồng thời, Công ty sản xuất ô tô nhỏ gọn Toyota (Toyota Compact Car Company) sẽ thay thế vai trò này, trực tiếp phát triển các dòng xe nhỏ gọn dành cho các thị trường mới nổi (trong đó có cả ASEAN). Toyota sẽ trực tiếp thực hiện và chứng nhận các tiêu chuẩn.
Ngoài ra, Toyota’s Business and Sales Unit cũng sẽ chịu trách nhiệm quản lý sản phẩm và công việc kinh doanh thay cho vai trò của Daihatsu. Đơn vị này cũng sẽ đảm nhận các công việc liên quan đến phụ lục hợp đồng – bao gồm cả quản lý và tối ưu hóa các tài nguyên nhằm tăng cường quan hệ đối tác với Daihatsu.
Những thay đổi quan trọng còn đến từ quá trình hợp nhất hai công ty được giao trọng trách phát triển và sản xuất ô tô cho khu vực Châu Á rộng lớn hươn. Cụ thể Toyota Daihatsu Engineering & Manufactoring (TDEM) tại Thái Lan và Toyota Motor Asia Pacific (TMAP) tại Singapore sẽ thay đổi tên gọi cùng là Toyota Motor Asia (TMA). Mục đích là cả hai đều tự chủ và mở rộng hợp tác trong tương lai, kể từ thời điểm hợp nhất tháng 6/2024.
Trước khi bê bối gian lận an toàn của Daihatsu nổ ra, công ty này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các dòng xe Daihatsu, cũng như Toyota tại các thị trường mới nổi. Nhiều mẫu xe tại ASEAN được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm toàn DNGA của Daihatsu như Toyota Raize, Toyota Avanza Premio, Toyota Veloz Cross, Toyota Vios và Yaris Cross thế hệ mới.
Tuy nhiên
Daihatsu đã phải dừng xuất xưởng rất nhiều dòng xe và tại nhiều thị trường khác nhau, để có thể xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề, đồng thời bước đến một cuộc cải tổ toàn diện để tìm lại niềm tin của khách hàng.
Daihatsu chỉ còn sản xuất xe cỡ nhỏ (kei-car) tại Nhật Bản
Một hội đồng độc lập đã được tạo ra để điều tra cuộc khủng hoàn toàn điện, từ đó phát hiện ra các bê bối bắt nguồn từ việc tập trung vào phát triển ngắn hạn, và không thực hiện các biện pháp để giải quyết gian lận. Hội đồng này cũng cung cấp cơ chế phản hồi thông tin không đầy đủ với tình hình thực tế, và chỉ phản hồi dựa trên các cơ sở đặc biệt. Điều này khiến các công nhân trực tiếp tại dây chuyền sản xuất không có tiếng nói đủ lớn khi các vấn đề phát sinh.
Việc tái cơ cấu sâu rộng, cùng với sự vào cuộc Toyota hy vọng sẽ mang đến những dòng xe chất lượng, lấy lại niềm tin từ phía khách hàng thời gian qua. Đồng thời quá trình này cũng giúp giảm tải gánh nặng cho Daihatsu trong việc phát triển ô tô trên toàn cầu.
>>Xem thêm
Theo các bác, các cải tổ Toyota thực hiện đã đủ tốt?