Là người yêu thích trải nghiệm các dòng xe điện VinFast, anh Phan Anh sau khi đi e34 và VF8 cũng vừa “rước” VinFast VF5. Và qua chuyến xuyên Việt cùng VF5, chúng ta cùng xem anh Phan Anh đánh giá thế nào về mẫu xe hạng A mới nhất của VinFast? Và vì sao anh lại lựa chọn VF5 thay vì VF8?
Kể từ 15/7/2022, VinFast chính thức chấm dứt kinh doanh xe xăng và chuyển qua sản xuất và kinh doanh xe điện tại thị trường Việt Nam. Kể từ thời điểm đó, lần lượt các dòng xe điện VinFast đến tay người tiêu dùng như VinFast VF e34, VF8, VF9. Và mới nhất là VinFast VF5, mẫu xe phục vụ nhu cầu đi lại chủ yếu trong đô thị.
Vừa qua, anh Phan Anh đã xuyên Việt gần 2.000 km cùng với VinFast VF5? Chúng ta cùng tìm hiểu lý do vì sao anh lại chọn xuyên Việt cùng chiếc xe vốn được thiết kế để đi trong phố?
PV: Anh có thể giới thiệu sơ nét để các thành viên Otosaigon có thể nắm rõ hơn về mình?
NV: Mình là Phan Anh, đến từ Hải Phòng nhưng đang sinh sống và làm việc tại Quận 7, TP.HCM. Hiện tại, mình cũng đang làm việc trong lĩnh vực phụ kiện ô tô như phim cách nhiệt, đèn pha ô tô...
PV: Lý do gì khiến anh quyết định xuyên Việt bằng chiếc VinFast VF5 này?
NV: Từ trước đến nay, mình rất yêu thích trải nghiệm xuyên Việt với những chiếc xe mới. Cả hai chiếc xe điện trước đây là VinFast VF e34 hay VF8 đều đã từng ít nhất 1 lần xuyên Việt với mình. Ngoài ra, địa chỉ thường trú của mình vẫn ở Hải Phòng, nên mua chiếc VinFast VF5 tại đó sẽ thuận lợi hơn cho việc đăng ký, đồng thời các thủ tục cũng dễ dàng hơn.
Nhân dịp mua xe mới, đồng thời có công việc trong TP.HCM, nên sau khi mua xe và hoàn tất các thủ tục đăng ký hơn 1 tuần là mình lên đường xuyên Việt. Vừa đến Sài Gòn là sắp xếp thời gian để gặp các bạn Otosaigon trước tiên. Xuyên Việt cũng là cơ hội để mình test các cung đường và địa điểm dừng chân mới để chia sẻ lại với những người bạn, những anh em trên mạng xã hội. Theo mình, mọi người nên đi xuyên Việt trong đời ít nhất một lần để hiểu hết những địa danh, những cảnh đẹp có rất nhiều của đất nước mình.
PV: Thực sự, Otosaigon cũng rất thú vị với hành trình của anh trên kênh Youtube A7 TV, đặc biệt khi VinFast VF5 cũng là chiếc xe rất mới với cộng đồng. Chắc chắn anh Phan Anh sẽ có những chia sẻ thú vị, cũng là thông tin tham khảo chân thực cho mọi người trước khi quyết định mua VinFast VF5.
Qua kênh Youtube A7 TV, được biết anh đã sử dụng hầu hết dòng xe điện của VinFast. Vậy tại sao anh lại tiếp tục lựa chọn VinFast VF5?
NV: Thú thực, mình rất thích trải nghiệm những dòng xe mới, những sản phẩm mới. Và lý do thứ hai, ngoài VinFast, người tiêu dùng Việt Nam không có lựa chọn thứ hai. Và thứ ba, chỉ duy nhất VinFast mới có hệ thống trạm sạc cho các dòng xe điện.
Và nếu đã trải nghiệm xe điện, mọi người sẽ nhận thấy những điểm khác biệt hoàn toàn so với xe xăng. VinFast VF e34 là chiếc xe đầu tiên của mình. Sau đó mình đổi qua VinFast VF8 ngoài dự tính, vì chiếc xe SUV đó sở hữu quá nhiều công nghệ trong khi giá bán thời điểm đó lại quá hời.
Trong dịp này, chính sách hỗ trợ cho khách hàng tiên phong đối với VinFast VF5 cũng quá tốt. Cộng với nhiều lý do khách quan khác nhau nên mình cũng quyết định trải nghiệm thử mẫu xe này.
PV: Như anh vừa nói, xe điện khác biệt hoàn toàn so với xe xăng. Vậy anh Phan Anh có thể chia sẻ những khó khăn đã gặp phải trong quá trình chuyển đổi từ xe xăng qua xe điện?
NV: Để sử dụng xe điện hiệu quả, thực sự anh em phải tìm hiểu rất rõ về trạm sạc, công suất sạc, thời gian và quãng đường di chuyển... Đối với cá nhân mình, khi quyết định xuyên Việt cùng với VF e34, mình phải lên kế hoạch rất chi tiết.
Kế hoạch phải cụ thể từ xuất phát ở đâu, đến chỗ nào, tại đó có bao nhiêu trạm sạc, có nhiều mức công suất sạc để lựa chọn, sạc bao lâu thì có thể đi tiếp được... Từng thời điểm, kế hoạch sẽ thay đổi khác nhau, tương ứng với tốc độ phát triển của trạm sạc.
So với thời điểm mình mua VinFast VF e34 (khoảng 8 tháng trước), hệ thống trạm sạc của VinFast hiện nay đã khác rất nhiều. Mạng lưới trạm sạc của VinFast đã phủ khắp cả nước và đang mở rộng rất nhanh. Đặc biệt, các thành phố lớn đều có trạm sạc của VinFast.
PV: Như anh đã chia sẻ, nâng cấp lên VinFast VF8 là việc làm ngoài dự tính, nhưng bây giờ anh lại chuyển xuống VF5. Phải chăng đã có sự đi lùi hay vì một lý do nào khác?
NV: Sau khi sử dụng VinFast VF e34 được khoảng 4 tháng, lúc đó VinFast tiếp tục ra mắt VF8. Đồng thời, VinFast tiếp tục có những chương trình ưu đãi cho nhóm khách hàng tiên phong như mình. Quả thực VinFast VF8 khá hấp dẫn khi sở hữu các công nghệ hỗ trợ lái thông minh. Ngoài ra, khoảng chênh lệch mà mình phải bù thêm cũng chấp nhận được.
Trải nghiệm VinFast VF8 được khoảng 6 tháng, mình quyết định chuyển qua VinFast VF5. Trong suốt quá trình sử dụng VF8, mình cũng không có gì phàn nàn. Tất nhiên khi mới ra mắt, VF8 vẫn có những bất cập nho nhỏ và nhà sản xuất rất muốn lắng nghe phản hồi từ người tiêu dùng. Mình cũng đánh giá rất cao tinh thần cầu thị của VinFast.
Tuy nhiên các bất cập đó không phải lý do mình đổi xe. Lý do mình chuyển qua VinFast VF5 chính là mong muốn trải nghiệm một chiếc xe điện được thiết kế phù hợp với đô thị Việt Nam. Như anh em cũng biết, VinFast VF8 đi đường trường rất sướng khi hội tụ ưu điểm xác to, đầm, trọng tâm thấp, mạnh mẽ với công suất đến gần 400 mã lực và dẫn động 2 cầu.
Nhưng chiếc SUV cỡ D lại gặp những khó khăn khi di chuyển trong những con phố nhỏ tại TP.HCM. Đôi lúc việc di chuyển từ Q7 sang Q1 hay đi sân bay cũng khiến mình hơi ngại. Với những yếu tố trên, mình quyết định trải nghiệm thử VinFast VF5, một chiếc xe cho đô thị. Và sau mấy ngày trải nghiệm, mình thấy quyết định trên khá hợp lý. VF5 có kích thước nhỏ, nhẹ và cho cảm giác vận hành thư thái hơn khá nhiều.
PV: Như vậy mục đích thay đổi VinFast VF5 là vì nhu cầu sử dụng thực tế. Nhưng so với VF8, VF5 có quãng đường thấp hơn, anh có gặp khó khăn gì với sự thay đổi này?
NV: Theo công bố nhà sản xuất, VinFast VF8 đi được khoảng 400 km. Mình đã thử nghiệm thực tế và kết quả cũng tiệm cận con số trên. Tuy nhiên, nhà sản xuất khuyến cáo nên sạc khi pin còn khoảng 15%. Vì vậy, quãng đường tối ưu theo mình vào khoảng 350 km cho 1 lần sạc.
Nếu so sánh trực diện, VinFast VF5 có quãng đường khiêm tốn hơn nhiều. Thực tế tại hành trình xuyên Việt vừa qua, chiếc xe đi được khoảng 280 km với 1 lần sạc, và đã có 15% dung lượng dự phòng.
Chìa khóa ở đây là viên pin VinFast VF5 có dung lượng nhỏ, cho phép lựa chọn trụ sạc linh hoạt hơn đáng kể. Mình có thể sử dụng trụ sạc có công suất 180 kW, 60 kW, hay thậm chí 30 kW. Tất cả đều đáp ứng chuẩn sạc nhanh. Còn với VF8, trụ sạc có công suất từ 60 kW trở lên sẽ là lựa chọn tối ưu nhất về thời gian sạc khi đi xa.
Vì vậy, mặc dù quãng đường đi với 1 lần sạc của VinFast VF5 ngắn hơn khoảng 70 km. Tuy nhiên thời gian sạc từ 15% - 80% sẽ nhanh hơn, chỉ mất tầm 15-20 phút. Con số này với VF8 sẽ gấp 1,5 lần, tương ứng khoảng 35 – 40 phút. Mức tiêu thụ điện của VinFast VF5 cũng thấp hơn 1,5 lần so với VF8. Chính vì vậy, chưa chắc VinFast VF5 đã bất lợi hơn VF8 về thời gian khi xuyên Việt.
PV: Sau hơn 1 tuần trải nghiệm liên tục VinFast VF5, đặc biệt qua chuyến xuyên Việt vừa qua, anh có thể chia sẻ những điểm mà anh thích nhất trên chiếc xe này?
NV: Như đã chia sẻ, mình muốn tìm kiếm một chiếc xe sử dụng hằng ngày, gọn nhẹ, có thể lái thư thái và mình không phải đắn đo quá nhiều trong việc tìm kiếm chỗ đậu. Và giai đoạn này, gia đình cũng đang rất cần một chiếc xe nhỏ. Đó là yếu tố mình quyết định mua VinFast VF5.
Sau hơn 2.000 km, mình đánh giá VF5 có ưu điểm lớn nhất đó là tính kinh tế. Tạm không bàn đến vấn đề thuê hay mua pin do còn tùy vào điều kiện và nhu cầu mỗi người. VinFast VF5 có chi phí tiền điện chỉ khoảng hơn 300 đồng/km. Đây là mức cực kỳ kinh tế nếu so với xe xăng, kể cả đi lại hằng ngày trong phố hay đi xa.
So với VF e34 hay VF8, VinFast VF5 cũng được trang bị bộ lốp dành cho xe điện. Vì vậy, mình cảm giác bộ lốp trên VF5 êm hơn rất nhiều so với 2 dòng xe đàn anh. Kết cấu khung gầm của VF5 cũng rất chắc chắn.
Ngoài ra, không gian VinFast VF5 cũng rộng hơn đáng kể các dòng xe hạng A khác. So với chiếc Fadil mình từng sở hữu, hàng ghế thứ hai và khoang chứa đồ phía sau rộng hơn đáng kể. Đặc biệt, khoang chứa đồ có thể để được 2 vali cỡ đại.
PV: Một thông tin chắc chắn rất nhiều người tò mò, anh Phan Anh mua chiếc VinFast VF5 hết bao nhiêu và chi phí thuê pin như thế nào?
NV: Mình mua trùng với chương trình khuyến mãi VinFast áp dụng cho những khách hàng tiên phong. Vì vậy giá xe giảm 30 triệu đồng chỉ còn 428 triệu đồng. Chi phí đăng ký cũng khoảng 3 triệu đồng. Chi phí thuê pin của mình hiện là 1,6 triệu đồng/tháng không giới hạn quãng đường, trung bình 55.000 đồng/ngày.
PV: Nhiều người đang tính phí thuê pin hàng tháng vào chi phí vận hành của xe. Là người sử dụng thực tế, anh Phan Anh suy nghĩ thế nào về tính toán như vậy?
NV: Trước đây rất nhiều người đã đưa ra ý kiến này với cả VF8 và VF e34, đặc biệt bây giờ với VinFast VF5. Tuy nhiên ý kiến của mình là mọi người không thể gộp chi phí thuê pin vào chi phí vận hành được. Nếu đắn đo chi phí thuê pin, mọi người có thể chọn phương án mua pin. Giá bán pin VinFast VF5 cũng rất rẻ với chỉ 80 triệu đồng. Đầu tư 1 lần và không phải tốn chi phí thuê pin hàng tháng, mọi người chỉ tốn tiền điện.
Là khách hàng tiên phong, mình không muốn mua pin vì chi phí thuê pin cũng đang rất rẻ so với giá mua. Đây gần như là món quà tri ân mà VinFast muốn gửi đến những khách hàng tiên phong. Đối với mình, chi phí thuê pin như số tiền trả góp hàng tháng cho cục pin đấy, không phải chi phí vận hành.
Mà giá viên pin 80 triệu đồng ở hiện tại cũng gần như quà tri ân khách hàng VF5. Để sản xuất ra 1 viên pin có công suất gần 40 kWh, bỏ ra 80 triệu đồng thì không thể làm được. Vì vậy, nếu các bạn có điều kiện cũng nên mua pin.
PV: Một điểm sẽ nhiều người thắc mắc, so với VF8, VinFast VF5 thiếu đi nhiều trang bị an toàn quan trọng như hỗ trợ lái chủ động ADAS. Anh có e ngại về vấn đề trên?
NV: Hiện tại, cá nhân mình đánh giá các tính năng lái chủ động ADAS vẫn chưa phù hợp với phần lớn điều kiện vận hành tại Việt Nam, đặc biệt tại các đường Quốc lộ và nội đô. Chức năng này chỉ phù hợp khi lái xe trên cao tốc có chất lượng tốt như Hải Phòng – Hà Nội, Long Thành - Dầu Giây...
Ngoài ra, VinFast VF5 là một chiếc xe hạng A+ với giá chỉ hơn 400 triệu đồng. Nếu có ADAS thì chắc chắn giá thành sẽ tăng và không còn phù hợp với điều kiện kinh tế của khách hàng. Và ADAS cũng không quá cần thiết với một chiếc xe để đi phố thường xuyên.
Cảnh ơn anh Phan Anh về những chia sẻ chi tiết các ưu nhược điểm trên VinFast VF5 sau hành trình xuyên Việt. Chúc anh Phan Anh nhiều niềm vui và thành công trong cuộc sống!
Một số hình ảnh về VinFast VF5 của anh Phan Anh
>>Xem thêm
Các bác đánh giá thế nào về VinFast VF5? Nếu đã trải nghiệm và đang sở hữu, hãy để lại chia sẻ ở bình luận bên dưới!
Kể từ 15/7/2022, VinFast chính thức chấm dứt kinh doanh xe xăng và chuyển qua sản xuất và kinh doanh xe điện tại thị trường Việt Nam. Kể từ thời điểm đó, lần lượt các dòng xe điện VinFast đến tay người tiêu dùng như VinFast VF e34, VF8, VF9. Và mới nhất là VinFast VF5, mẫu xe phục vụ nhu cầu đi lại chủ yếu trong đô thị.
Vừa qua, anh Phan Anh đã xuyên Việt gần 2.000 km cùng với VinFast VF5? Chúng ta cùng tìm hiểu lý do vì sao anh lại chọn xuyên Việt cùng chiếc xe vốn được thiết kế để đi trong phố?
PV: Anh có thể giới thiệu sơ nét để các thành viên Otosaigon có thể nắm rõ hơn về mình?
NV: Mình là Phan Anh, đến từ Hải Phòng nhưng đang sinh sống và làm việc tại Quận 7, TP.HCM. Hiện tại, mình cũng đang làm việc trong lĩnh vực phụ kiện ô tô như phim cách nhiệt, đèn pha ô tô...
PV: Lý do gì khiến anh quyết định xuyên Việt bằng chiếc VinFast VF5 này?
NV: Từ trước đến nay, mình rất yêu thích trải nghiệm xuyên Việt với những chiếc xe mới. Cả hai chiếc xe điện trước đây là VinFast VF e34 hay VF8 đều đã từng ít nhất 1 lần xuyên Việt với mình. Ngoài ra, địa chỉ thường trú của mình vẫn ở Hải Phòng, nên mua chiếc VinFast VF5 tại đó sẽ thuận lợi hơn cho việc đăng ký, đồng thời các thủ tục cũng dễ dàng hơn.
Nhân dịp mua xe mới, đồng thời có công việc trong TP.HCM, nên sau khi mua xe và hoàn tất các thủ tục đăng ký hơn 1 tuần là mình lên đường xuyên Việt. Vừa đến Sài Gòn là sắp xếp thời gian để gặp các bạn Otosaigon trước tiên. Xuyên Việt cũng là cơ hội để mình test các cung đường và địa điểm dừng chân mới để chia sẻ lại với những người bạn, những anh em trên mạng xã hội. Theo mình, mọi người nên đi xuyên Việt trong đời ít nhất một lần để hiểu hết những địa danh, những cảnh đẹp có rất nhiều của đất nước mình.
PV: Thực sự, Otosaigon cũng rất thú vị với hành trình của anh trên kênh Youtube A7 TV, đặc biệt khi VinFast VF5 cũng là chiếc xe rất mới với cộng đồng. Chắc chắn anh Phan Anh sẽ có những chia sẻ thú vị, cũng là thông tin tham khảo chân thực cho mọi người trước khi quyết định mua VinFast VF5.
Qua kênh Youtube A7 TV, được biết anh đã sử dụng hầu hết dòng xe điện của VinFast. Vậy tại sao anh lại tiếp tục lựa chọn VinFast VF5?
NV: Thú thực, mình rất thích trải nghiệm những dòng xe mới, những sản phẩm mới. Và lý do thứ hai, ngoài VinFast, người tiêu dùng Việt Nam không có lựa chọn thứ hai. Và thứ ba, chỉ duy nhất VinFast mới có hệ thống trạm sạc cho các dòng xe điện.
Và nếu đã trải nghiệm xe điện, mọi người sẽ nhận thấy những điểm khác biệt hoàn toàn so với xe xăng. VinFast VF e34 là chiếc xe đầu tiên của mình. Sau đó mình đổi qua VinFast VF8 ngoài dự tính, vì chiếc xe SUV đó sở hữu quá nhiều công nghệ trong khi giá bán thời điểm đó lại quá hời.
Trong dịp này, chính sách hỗ trợ cho khách hàng tiên phong đối với VinFast VF5 cũng quá tốt. Cộng với nhiều lý do khách quan khác nhau nên mình cũng quyết định trải nghiệm thử mẫu xe này.
PV: Như anh vừa nói, xe điện khác biệt hoàn toàn so với xe xăng. Vậy anh Phan Anh có thể chia sẻ những khó khăn đã gặp phải trong quá trình chuyển đổi từ xe xăng qua xe điện?
NV: Để sử dụng xe điện hiệu quả, thực sự anh em phải tìm hiểu rất rõ về trạm sạc, công suất sạc, thời gian và quãng đường di chuyển... Đối với cá nhân mình, khi quyết định xuyên Việt cùng với VF e34, mình phải lên kế hoạch rất chi tiết.
Kế hoạch phải cụ thể từ xuất phát ở đâu, đến chỗ nào, tại đó có bao nhiêu trạm sạc, có nhiều mức công suất sạc để lựa chọn, sạc bao lâu thì có thể đi tiếp được... Từng thời điểm, kế hoạch sẽ thay đổi khác nhau, tương ứng với tốc độ phát triển của trạm sạc.
So với thời điểm mình mua VinFast VF e34 (khoảng 8 tháng trước), hệ thống trạm sạc của VinFast hiện nay đã khác rất nhiều. Mạng lưới trạm sạc của VinFast đã phủ khắp cả nước và đang mở rộng rất nhanh. Đặc biệt, các thành phố lớn đều có trạm sạc của VinFast.
PV: Như anh đã chia sẻ, nâng cấp lên VinFast VF8 là việc làm ngoài dự tính, nhưng bây giờ anh lại chuyển xuống VF5. Phải chăng đã có sự đi lùi hay vì một lý do nào khác?
NV: Sau khi sử dụng VinFast VF e34 được khoảng 4 tháng, lúc đó VinFast tiếp tục ra mắt VF8. Đồng thời, VinFast tiếp tục có những chương trình ưu đãi cho nhóm khách hàng tiên phong như mình. Quả thực VinFast VF8 khá hấp dẫn khi sở hữu các công nghệ hỗ trợ lái thông minh. Ngoài ra, khoảng chênh lệch mà mình phải bù thêm cũng chấp nhận được.
Trải nghiệm VinFast VF8 được khoảng 6 tháng, mình quyết định chuyển qua VinFast VF5. Trong suốt quá trình sử dụng VF8, mình cũng không có gì phàn nàn. Tất nhiên khi mới ra mắt, VF8 vẫn có những bất cập nho nhỏ và nhà sản xuất rất muốn lắng nghe phản hồi từ người tiêu dùng. Mình cũng đánh giá rất cao tinh thần cầu thị của VinFast.
Tuy nhiên các bất cập đó không phải lý do mình đổi xe. Lý do mình chuyển qua VinFast VF5 chính là mong muốn trải nghiệm một chiếc xe điện được thiết kế phù hợp với đô thị Việt Nam. Như anh em cũng biết, VinFast VF8 đi đường trường rất sướng khi hội tụ ưu điểm xác to, đầm, trọng tâm thấp, mạnh mẽ với công suất đến gần 400 mã lực và dẫn động 2 cầu.
Nhưng chiếc SUV cỡ D lại gặp những khó khăn khi di chuyển trong những con phố nhỏ tại TP.HCM. Đôi lúc việc di chuyển từ Q7 sang Q1 hay đi sân bay cũng khiến mình hơi ngại. Với những yếu tố trên, mình quyết định trải nghiệm thử VinFast VF5, một chiếc xe cho đô thị. Và sau mấy ngày trải nghiệm, mình thấy quyết định trên khá hợp lý. VF5 có kích thước nhỏ, nhẹ và cho cảm giác vận hành thư thái hơn khá nhiều.
PV: Như vậy mục đích thay đổi VinFast VF5 là vì nhu cầu sử dụng thực tế. Nhưng so với VF8, VF5 có quãng đường thấp hơn, anh có gặp khó khăn gì với sự thay đổi này?
NV: Theo công bố nhà sản xuất, VinFast VF8 đi được khoảng 400 km. Mình đã thử nghiệm thực tế và kết quả cũng tiệm cận con số trên. Tuy nhiên, nhà sản xuất khuyến cáo nên sạc khi pin còn khoảng 15%. Vì vậy, quãng đường tối ưu theo mình vào khoảng 350 km cho 1 lần sạc.
Nếu so sánh trực diện, VinFast VF5 có quãng đường khiêm tốn hơn nhiều. Thực tế tại hành trình xuyên Việt vừa qua, chiếc xe đi được khoảng 280 km với 1 lần sạc, và đã có 15% dung lượng dự phòng.
Chìa khóa ở đây là viên pin VinFast VF5 có dung lượng nhỏ, cho phép lựa chọn trụ sạc linh hoạt hơn đáng kể. Mình có thể sử dụng trụ sạc có công suất 180 kW, 60 kW, hay thậm chí 30 kW. Tất cả đều đáp ứng chuẩn sạc nhanh. Còn với VF8, trụ sạc có công suất từ 60 kW trở lên sẽ là lựa chọn tối ưu nhất về thời gian sạc khi đi xa.
Vì vậy, mặc dù quãng đường đi với 1 lần sạc của VinFast VF5 ngắn hơn khoảng 70 km. Tuy nhiên thời gian sạc từ 15% - 80% sẽ nhanh hơn, chỉ mất tầm 15-20 phút. Con số này với VF8 sẽ gấp 1,5 lần, tương ứng khoảng 35 – 40 phút. Mức tiêu thụ điện của VinFast VF5 cũng thấp hơn 1,5 lần so với VF8. Chính vì vậy, chưa chắc VinFast VF5 đã bất lợi hơn VF8 về thời gian khi xuyên Việt.
PV: Sau hơn 1 tuần trải nghiệm liên tục VinFast VF5, đặc biệt qua chuyến xuyên Việt vừa qua, anh có thể chia sẻ những điểm mà anh thích nhất trên chiếc xe này?
NV: Như đã chia sẻ, mình muốn tìm kiếm một chiếc xe sử dụng hằng ngày, gọn nhẹ, có thể lái thư thái và mình không phải đắn đo quá nhiều trong việc tìm kiếm chỗ đậu. Và giai đoạn này, gia đình cũng đang rất cần một chiếc xe nhỏ. Đó là yếu tố mình quyết định mua VinFast VF5.
Sau hơn 2.000 km, mình đánh giá VF5 có ưu điểm lớn nhất đó là tính kinh tế. Tạm không bàn đến vấn đề thuê hay mua pin do còn tùy vào điều kiện và nhu cầu mỗi người. VinFast VF5 có chi phí tiền điện chỉ khoảng hơn 300 đồng/km. Đây là mức cực kỳ kinh tế nếu so với xe xăng, kể cả đi lại hằng ngày trong phố hay đi xa.
So với VF e34 hay VF8, VinFast VF5 cũng được trang bị bộ lốp dành cho xe điện. Vì vậy, mình cảm giác bộ lốp trên VF5 êm hơn rất nhiều so với 2 dòng xe đàn anh. Kết cấu khung gầm của VF5 cũng rất chắc chắn.
Ngoài ra, không gian VinFast VF5 cũng rộng hơn đáng kể các dòng xe hạng A khác. So với chiếc Fadil mình từng sở hữu, hàng ghế thứ hai và khoang chứa đồ phía sau rộng hơn đáng kể. Đặc biệt, khoang chứa đồ có thể để được 2 vali cỡ đại.
PV: Một thông tin chắc chắn rất nhiều người tò mò, anh Phan Anh mua chiếc VinFast VF5 hết bao nhiêu và chi phí thuê pin như thế nào?
NV: Mình mua trùng với chương trình khuyến mãi VinFast áp dụng cho những khách hàng tiên phong. Vì vậy giá xe giảm 30 triệu đồng chỉ còn 428 triệu đồng. Chi phí đăng ký cũng khoảng 3 triệu đồng. Chi phí thuê pin của mình hiện là 1,6 triệu đồng/tháng không giới hạn quãng đường, trung bình 55.000 đồng/ngày.
PV: Nhiều người đang tính phí thuê pin hàng tháng vào chi phí vận hành của xe. Là người sử dụng thực tế, anh Phan Anh suy nghĩ thế nào về tính toán như vậy?
NV: Trước đây rất nhiều người đã đưa ra ý kiến này với cả VF8 và VF e34, đặc biệt bây giờ với VinFast VF5. Tuy nhiên ý kiến của mình là mọi người không thể gộp chi phí thuê pin vào chi phí vận hành được. Nếu đắn đo chi phí thuê pin, mọi người có thể chọn phương án mua pin. Giá bán pin VinFast VF5 cũng rất rẻ với chỉ 80 triệu đồng. Đầu tư 1 lần và không phải tốn chi phí thuê pin hàng tháng, mọi người chỉ tốn tiền điện.
Là khách hàng tiên phong, mình không muốn mua pin vì chi phí thuê pin cũng đang rất rẻ so với giá mua. Đây gần như là món quà tri ân mà VinFast muốn gửi đến những khách hàng tiên phong. Đối với mình, chi phí thuê pin như số tiền trả góp hàng tháng cho cục pin đấy, không phải chi phí vận hành.
Mà giá viên pin 80 triệu đồng ở hiện tại cũng gần như quà tri ân khách hàng VF5. Để sản xuất ra 1 viên pin có công suất gần 40 kWh, bỏ ra 80 triệu đồng thì không thể làm được. Vì vậy, nếu các bạn có điều kiện cũng nên mua pin.
PV: Một điểm sẽ nhiều người thắc mắc, so với VF8, VinFast VF5 thiếu đi nhiều trang bị an toàn quan trọng như hỗ trợ lái chủ động ADAS. Anh có e ngại về vấn đề trên?
NV: Hiện tại, cá nhân mình đánh giá các tính năng lái chủ động ADAS vẫn chưa phù hợp với phần lớn điều kiện vận hành tại Việt Nam, đặc biệt tại các đường Quốc lộ và nội đô. Chức năng này chỉ phù hợp khi lái xe trên cao tốc có chất lượng tốt như Hải Phòng – Hà Nội, Long Thành - Dầu Giây...
Ngoài ra, VinFast VF5 là một chiếc xe hạng A+ với giá chỉ hơn 400 triệu đồng. Nếu có ADAS thì chắc chắn giá thành sẽ tăng và không còn phù hợp với điều kiện kinh tế của khách hàng. Và ADAS cũng không quá cần thiết với một chiếc xe để đi phố thường xuyên.
Cảnh ơn anh Phan Anh về những chia sẻ chi tiết các ưu nhược điểm trên VinFast VF5 sau hành trình xuyên Việt. Chúc anh Phan Anh nhiều niềm vui và thành công trong cuộc sống!
Một số hình ảnh về VinFast VF5 của anh Phan Anh
Các bác đánh giá thế nào về VinFast VF5? Nếu đã trải nghiệm và đang sở hữu, hãy để lại chia sẻ ở bình luận bên dưới!
Last edited by a moderator:
Chủ đề tương tự
Người đăng:
Jangnhut
Ngày đăng:
Người đăng:
duongminhtan
Ngày đăng:
Người đăng:
bacai
Ngày đăng: