Giao Thông
22/3/19
1.126
2.737
131
34
Bộ GTVT quyết định giữ lộ trình đào tạo học lái xe ô tô trên cabin điện tử bắt đầu từ 1/1/2023, chứ không lùi lại theo đề xuất của cục đường bộ Việt Nam và hiệp hội vận tải ô tô.

lx3.jpeg


Nhằm nâng cao kỹ năng và phản xạ trong điều kiện địa hình, cung đường, thời tiết, tình huống giao thông khác nhau cho học viên, Thông tư số 04/2022 của Bộ Giao thông Vận tải quy định các trung tâm đào tạo phải đầu tư thiết bị cabin điện tử tập lái để học viên học từ ngày 1/1/2023.

Vào giữa tháng 10/2022, do chưa có đơn vị thử nghiệm cabin học lái ôtô, chưa có sản phẩm được chứng nhận phù hợp quy chuẩn nên Cục Đường bộ Việt Nam đã kiến nghị Bộ GTVT cho phép lùi thời gian đào tạo học viên trên thiết bị này sau ngày 1/1/2023. Một số trung tâm đào tạo lái xe cũng kiến nghị lùi do cần có thời gian kiểm định thiết bị và khó khăn nguồn tài chính.

Trưởng phòng quản lý vận tải phương tiện và người lái Cục Đường bộ VN cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đã lựa chọn một đơn vị thử nghiệm cabin học lái xe, các trung tâm sẽ có đủ thời gian đưa thiết bị đi thử nghiệm trước 1/1/2023, do đó lộ trình đào tạo lái xe trên cabin vẫn giữ nguyên từ ngày 1/1/2023.

Trước đó, Thông tư số 04/2022 của Bộ GTVT quy định các trung tâm đào tạo phải đầu tư thiết bị cabin tập lái để học viên học từ ngày 1/1/2023. Học viên có tối thiểu 4 giờ thực hành các bài cơ bản như vận hành số xe, lên dốc, đường vuông góc, đường quanh co giống như bài sa hình thi sát hạch và làm quen với các bài về địa hình đồi núi, cao tốc.

Học viên phải có đủ thời gian học trên cabin và số km thực hành trên đường học viên mới được thi sát hạch lái xe.

cabin-220221104100249 copy.jpg


Với phần mềm và thiết bị mô phỏng lái xe, học viên sẽ được tập luyện kỹ năng và phản xạ trong điều kiện địa hình, cung đường, thời tiết, tình huống giao thông khác nhau nhằm nâng cao kỹ năng.

Hiện Bộ GTVT đã có quyết định lựa chọn một đơn vị thử nghiệm cabin điện tử học lái xe ô tô, các nhà sản xuất thiết bị sẽ có đủ thời gian đưa thiết bị đi thử nghiệm trước 1.1.2023.

Doanh nghiệp sản xuất cabin điện tử đưa sản phẩm đến đơn vị Bộ Giao thông Vận tải chỉ định để thử nghiệm để được chứng nhận phù hợp với Quy chuẩn. Sau đó, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ công bố doanh nghiệp có sản phẩm cabin điện tử hợp quy trên trang web. Cơ sở đào tạo căn cứ vào công bố này để trang bị cabin điện tử.

Được biết, chi phí cho một bộ cabin điện tử khoảng 350-400 triệu đồng, ngang với số tiền đầu tư ô tô tập lái.

Trước đó thông tư 04/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2017, cho phép lùi thời gian trang bị và sử dụng cabin học lái xe ôtô đến trước ngày 31/12/2022 thay vì phải áp dụng từ 1/7/2022.

Xem thêm:
 
Hạng F
29/10/14
8.712
11.610
113
300-400tr/ cabin. Mỗi trung tâm đầu tư chục cái. Bán hết cho các trung tâm lái xe cả nước chắc số tiền khổng lồ. Bán xong dân chửi quá thì dẹp đỡ mất công bảo hành.
1 cái cabin chơi game bằng tiền 1 con xe. Chất xám đưa vào hơi bị nhiều đấy
 
Hạng D
3/1/16
1.130
802
113
300-400tr/ cabin. Mỗi trung tâm đầu tư chục cái. Bán hết cho các trung tâm lái xe cả nước chắc số tiền khổng lồ. Bán xong dân chửi quá thì dẹp đỡ mất công bảo hành.
1 cái cabin chơi game bằng tiền 1 con xe. Chất xám đưa vào hơi bị nhiều đấy
Woa, 1 con số khủng khiếp, trung bình 1 tỉnh thành có 1 trung tâm được tổ chức thi sát hạch thì sẽ thấy con số nó ra sao. Ai là đơn vị cung cấp cabin này???
 
Hạng D
22/12/09
3.318
20.292
113
Thái Bình
Woa, 1 con số khủng khiếp, trung bình 1 tỉnh thành có 1 trung tâm được tổ chức thi sát hạch thì sẽ thấy con số nó ra sao. Ai là đơn vị cung cấp cabin này???
Ai cũng biết là của ai đó nhưng chưa ai dám nói chắc đó là ai
 
  • Like
Reactions: quannguyentsnct