Vậy là chặng thứ 2 của mùa giải 2001 đã kết thúc với chiến thắng có phần vượt trội của Sebatian Vettel của RedBull Racing. Có vẻ như chiến thắng của Seb có phần dễ dàng nhưng liệu đó có phải bức tranh toàn cảnh của mùa giải 2011 với sự vượt trội của chiếc RB7? Nếu vậy thì liệu đây có là sự lập lại của mùa giải 2004 với sự thống trị của chiếc F2004 dưới tay lái của Michael Schumacher!?
Sau chặng đua em có trao đổi với một vài thành viên OS về chặng đua vừa rồi và xem ra có vài vấn đề cần được đề cập để chúng ra cùng có cái nhìn đầy đủ hơn về chặng đua vừa rồi cũng như phần nào bức tranh về khả năng của từng đội.
Có vài ý kiến cho rằng Ferrari quá tệ và rằng chiến thuật của họ là một sai lầm. Cá nhân em đồng ý phần nào với nhận định đầu nhưng hoàn toàn phản đối nhận định tiếp sau.
Ferrari tệ, đúng vậy, nhưng cái tệ ở đây là khả năng chạy phân hạng. Sau kỳ thử nghiệm cuối cùng ở Barcelona, aero package Ferrari áp dụng cho 3 chặng đầu tiên được kỳ vọng tăng cường khả năng khí động học cho chiếc xe và nó được nhắm vào khả năng chạy phân hạng. Ít nhất thì những số liệu mà Ferrari có được thông qua thử nghiệm với hầm gió khiến họ tự tin như vậy. Nhưng cả Melbourne lẫn Sepang đều cho kết quả ngược lại. Ferrari đã nhìn thấy sự khác biết giữa kết quả simulation với track data nên ngay sau khi Sepang kết thúc thì Stefano Domenicali (team boss), Aldo Costa (giám đốc kỹ thuật) và Pat Fry (phó của Aldo) đã bay ngay về Ý để đôn đốc chương trình phát triển với hy vọng cải thiện tình hình ngay tại chặng Thượng Hải.
Nhưng nếu nhìn vào race pace thì Ferrari không hề tệ. Bằng chứng là Alonso vượt được Jenson và tấn công Lewis mãnh liệt. Nếu như biết rằng hệ thống cánh gió sau DRS của Alonso bị hỏng ngay từ đầu thì có thể thấy race pace của Ferrari không hề thua kém McLaren nếu như không nói là nhỉnh hơn.
Đó là lý do vì sao em chỉ đồng ý với 1 phần của nhận định Ferrari quá tệ.
Về strategy, cá nhân em nghĩ chiến thuật của Ferrari là hợp lý khi họ để Alonso là người vào pit sau trong số những người chạy trước Alonso gồm Vettel (13), Nick (13), Lewis (12), Webber (10), Massa (13). Sau lượt pit đầu tiên thì Alonso lên ngay sau Jenson, trước khi vượt Jenson và tấn công Lewis. Với chiến thuật tương tự Massa về thứ 5...và nếu (đương nhiên là nếu) ko có va chạm với Lewis thì em nghĩ vị trí thứ 3 sẽ là của Alonso nếu không nói là thứ 2 vì rõ ràng khi cả Alonso và Lewis phải pit thì Jenson là ngường hưởng lợi và từ đó vượt Nick để lấy P2.
Về án phạt 20s cho cả Lewis và Alonso, cá nhân em cho rằng án phạt cho Lewis là dễ hiểu nhất là sau sự kiện cũng chính tại Sepang năm ngoái khi Lewis chạy phòng thủ để Petrov không thể vượt và Lewis bị cảnh cáo sau chặng đua. Lần này cũng tương tự và Lewis bị phạt. Em xin không bình luận về hình phạt dành cho Alonso.
Về bức tranh tổng thể giữa các xe. Cá nhân em cho rằng chiếc RB7 hiện dẫn đầu với chiếc MP4-26 và chiếc 150 Italia tiếp sau. Khó để nói giữa MP4-26 và 150 Italia chiếc nào tốt hơn nhưng nếu so sánh trên từ phân khúc thì chiếc MP4-26 mạnh hơn ở chạy phân hạng nhưng lại kém chiếc 150 Italia một chút rất nhỏ ở race pace. KERS của cả 2 xe đều rất mạnh nhưng em cho rằng hệ thống của McLaren nhỉnh hơn. Chiếc RB7 thì có vấn đề với hệ thống KERS và nếu điều này không được cải thiện sớm thì RBR sẽ phải trả giá. Webber chính là nạn nhân nếu nhìn vào race start tại Sepang...các xe vượt Webber thấy thương. Renault xếp thứ 4 nhưng họ có chút vấn đề về reliability, đầu tiên là hệ thống treo trước hỏng dẫn đến tai nạn của cả Mick và Petrov trong ngày thứ 6 sau đó là tai nạn của Petrov trong ngày chủ nhật. Mercedes thì còn rất nhiều việc phải làm trong khi Sauber rất khá trong việc giữ lốp. Williams thì thiếu blown exhaust và họ hy vọng hệ thống sẽ sẵn sàng cho chặng Thượng Hải.
Hãy chờ xem.