Hạng C
25/11/11
655
826
93
vinhomecitys.com
Tạp chí khoa học hàng đầu thế giới Nature (online) vừa công bố phát minh siêu máy ảnh có độ phân giải lên tới 50 gigapixel (khoảng 50.000 megapixel!!!) của các nhà khoa học tới từ đại học Arizona và đại học Duke (Hoa Kỳ)


" alt="1-engineerscre (1).jpg
Để thấy mức độ siêu khủng của máy ảnh có tên AWARE-2 này, chúng ta có thể hình dung nó có độ phân giải lớn hơn 5 mắt người khi ngắm trừng vô cực, và nếu so sánh thì một chiếc máy ảnh thương mại có độ phân giải từ 5-40 MP sẽ chỉ là người tí hon nếu các bức ảnh chụp từ hai máy được phóng ra đủ kích thước.

" alt="8-11-2012 2-00-06 AM.jpg
Các hình ảnh chụp từ khuôn viên đại học Duke​
Tất nhiên đi kèm khả năng tuyệt vời như vậy cũng là những thông số kỹ thuật ấn tượng không kém. AWARE-2 là một khối trụ tròn có tiết diện cắt ngang 0,24 mét vuông và dài 0,5 mét được đặt trên một giá khung kim loại. Không giống như ống kính máy ảnh thông thường bao gồm các thấu kính đồng trục đặt song song, "ống kính" của AWARE-2 là một tổ hợp phức tạp 98 máy ảnh với các hệ thấu kính riêng. Mỗi chiếc được trang bị cảm biến 14 MP và kết nối với nhau thông qua các dây dẫn và vi xử lý trung tâm.

" alt="AWARE2_outline2.jpg
Các máy nhỏ có nhiệm vụ ghi lại thông tin một phần nào đó trên một khu vực rộng lớn cần chụp. Quá trình chế tạo đặc biệt cho phép các máy ảnh ảnh có thể cho ra các điểm ảnh tương đương với vật thể có kích thước 38 mm khi chụp ở khoảng cách 1km. Sau đó toàn bộ thông tin được mã hóa qua hệ thống điện tử và truyền tới CPU. Một phần mềm đặc biệt được phát triển để vi xử lý có thể tổng hợp và đồng bộ thông tin thu nhận được. Cuối cùng, nó sẽ cho ra những bức ảnh trung thực và có độ phân giải cao với góc rộng 120 độ và góc cao 50 độ.

Các bạn có thể nghĩ nó như một trò chơi kiểu panorama, nhưng nên nhớ rằng với kỹ thuật chụp ảnh ghép người ta phải mất thời gian vài ngày với một hệ máy tính mạnh để cho ra đời một bức ảnh hoàn chỉnh. Trong khi AWARE-2 chỉ được trang bị một bộ CPU. Để cho ra đời một siêu máy ảnh như vậy, rất nhiều công nghệ quang học, điện tử và phần mềm phúc tạp đã được nhóm nghiên cứu đưa ra và giải quyết thành công.

Với các bức ảnh có độ phân giải 50 GP, sau khi phóng to các nhà khoa học có thể thấy những thứ họ không hề nhìn xuất hiện trong mắt họ khi bấm máy. Đây có thể coi là một phát minh cách mạng thay đổi cách nhìn về nghệ thuật nhiếp ảnh hiện tại. Các bạn có thể thấy rõ điều này qua chùm ảnh được tách ra từ các phần nhỏ của bức ảnh lớn xuyên suốt bài viết này.

" alt="gigapixelcam.jpg
Phần phía trên là ảnh chụp từ một góc thành phố Seattle (Washington, Mỹ), phần dưới là hình ảnh vài khu vực nhỏ được phóng to với các chi tiết hiển thị rõ nét.​
Là một mẫu được phát triển trong phòng thí nghiệm, siêu máy ảnh này còn rất nhiều điểm hạn chế như kích thước quá lớn và giá thành quá cao (khoảng 100.000 usd). Hơn nữa mới tốc độ chụp liên tiếp 10 hình/giây (gần đạt tới tốc độ của máy quay video) của nó đòi hỏi khả năng lưu trữ trên các thiết bị tương ứng với tốc độ vài GB/giây. Ngoài ra phải kể tới việc truyền tải và xem các bức ảnh cực lớn này thế nào thông qua mạng Internet. Các nhà khoa học hy vọng với sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn, kích thước và giá thành của siêu máy ảnh này có thể giảm xuống và nó có thể xuất hiện trên thị trường sau 5 năm nữa.

" alt="8-11-2012 1-59-08 AM.jpg
Hỉnh ảnh chụp một góc bầu trời với thời gian phơi sáng 1,85s​
Timelapse video về quá trình tạo ra AWARE 2:​
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=ejB1W_SFYF0[/tube]