Trong bộ phim Need For Speed (Đam mê tốc độ) đang được trình chiếu rộng rãi trên thế giới, người ta có thể thấy những mẫu siêu xe đình đám, mỗi chiếc có trị giá trên triệu đô như Koenigsegg Agera R, Lamborghini Sesto Elemento, Bugati Veyron Super Sport,... chạy đua và bị tông tan nát, liệu nhà sản xuất phim có dám "phung phí" như vậy không ? câu trả lời có trong bí mật hậu trường dưới đây.[pagebreak]
Nếu đặt câu hỏi cho một người bất kỳ hâm mộ ô tô về một video game cuốn hút anh ta nhất trong quãng đời trai trẻ, có lẽ câu trả lời chắc chắn đó là game "Need For Speed" (Đam mê tốc độ). Game đua xe Need For Speed đã xuất hiện từ năm 1994, đến nay đã có hơn 20 phiên bản nâng cấp và biến thể được phát hành. Chỉ tính đến năm 2009 đã có trên 140 triệu bản được bán trên toàn cầu. Kế thừa thành công của game, phim Need For Speed (hiện đang chiếu ở Việt Nam) kể từ khi chính thức ra mắt công chúng Mỹ vào tháng 2 đến 17/3 năm nay đã thu được trên 63 triệu USD trên toàn cầu.
Điều gì thu hút khán giả đến thế? Ngoài cốt chuyện hấp dẫn, sự hiện diện của ngôi sao Aeron Paul (nổi tiếng trong phim Breaking Bad) thủ vai chính, góp phần quan trọng vào thành công của phim là những pha đua xe điên loạn mà chỉ có điện ảnh Hollywood mới thực hiện được. Để quay được những cảnh ngoạn mục, nhóm có tên "Speedhunters" (Săn Đuổi Tốc Độ) ở sau hậu trường để quay lại cảnh các diễn viên đóng thế diễn những pha quan trọng trong phim.
Nhìn thoáng qua cảnh phim người xem sẽ nhận ra 1 chiếc xe Koenigsegg Agera R 1140 mã lực, 1 xe Lamborghini Sesto Elemento 580 mã lực, và 1 chiếc Bugatti Veyron Super Sport 1180 mã lực. Nhưng "thấy vậy mà không phải vậy".
Thực tế là những xe này không phải là những loại siêu xe "khủng" thật, mà chỉ là các "diễn viên xe" được sao chép lại như thật.
Việc sử dụng những xe "khủng" thật để đua và đụng nhau nhiều như các diễn viên này đã diễn chắc chắn là không thể được. Mỗi xe chỉ được trang bị căn bản, với động cơ đặt giữa và dẫn động cầu sau. Thay vì phải chế lại một loại máy với mã lực cao như siêu xe, họ gắn vào xe sao chép lại loại máy Chevrolet LS3 V8 để sản sinh một sức mạnh đủ để quay phim trông giống như siêu xe chính gốc.
Dùng loại xe sao chép cũng cho phép đội sản xuất phim sửa đổi chúng cho phù hợp với những pha đóng thế đặc biệt.
Chiếc xe Saleen S7 trong hình trên đã được gắn một hệ thống đường ray để có thể chạy dưới gầm một chiếc xe khác như thể chiếc xe này đang phóng trên không trung.
Thực sự thì các ngôi sao không lái xe với tốc độ khủng, công việc này được giao cho một dàn camera gắn trên cần trục được đặt tên"cánh tay Nga" (Russian arm) di chuyển ngược chiều với chiếc Mustang trong hình trên, hiệu ứng hình ảnh thu được sẽ cho ra đoạn phim chiếc xe di chuyển với tốc độ khủng.
"Cánh tay Nga" lắp đặt camera đặt trên chiếc Mercedes-Benz ML 63 AMG có thể di chuyển máy quay không giới hạn góc độ, nó có thể xoay ngang, xoay dọc, hạ xuống nâng lên, vừa hạ vừa nghiêng.
Để làm công việc này cần 4 người điều khiển.
Và cuối cùng là một chiếc xe trần "bị bóc vỏ". Giàn máy quay được gắn ở trước đầu xe để quay mặt diễn viên lái xe xuyên qua mặt kính xe. Nó được dùng cho những cảnh quay thực sự lái xe thay vì theo cách cũ là quay trong phòng với cảnh giả thực hiện bằng máy đèn chiếu như chúng ta thường thấy ở những phim trước đây.
Ở phía sau những chiếc xe này là một chiếc ghế trần trụi dành cho người lái chuyên nghiệp điều khiển xe để diễn viên chú tâm vào vai diễn của họ.
Những diễn viên đóng thế phải tốn rất nhiều công sức, họ phải mất hàng tháng để sửa soạn cho những pha đóng thế xem như thật. Thường thì phải mất 1 tháng chuẩn bị để quay những cảnh chỉ chiếu trong phim vài giây.
Những diễn viên đóng thế phụ (lái những xe phụ) phối hợp với diễn viên đóng thế chính (đóng vai tài xế xe đua) phải tìm ra những góc độ, những tốc độ đúng với đòi hỏi của cảnh quay. Một cảnh quay đặc biệt mà trong đó chiếc xe Veyron chạy thành hình chữ T với một xe cảnh sát đã phải quay đi quay lại mất 2 ngày.
Chiếc xe "con bọ" phải chạy đúng tốc độ 96 km/h để chiếc xe cảnh sát đụng đúng vào nơi đã được định sẵn. Các diễn viên và đoàn làm phim phải luôn điều chỉnh cần tốc độ và diễn một cách chính xác để có một pha hoàn hảo.
Trên đây là những mô tả kỹ thuật dàn dựng công phu của đoàn phim Need For Speed để có thể làm nên tác phẩm hoành tráng với những màn đua xe tốc độ nghẹt thở đầy hấp dẫn dành cho khán giả đam mê bộ phim nổi tiếng này.
Xem thêm trailer của bộ phim để thấy mức độ "phá hoại" của bộ phim này :
[tube]http://youtu.be/e73J71RZRn8[/tube]
(tổng hợp internet theo carthrottle)