Chuyên
16/6/22
630
538
93
Mới đây, UBND TP.HCM vừa gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội. Trong đó, nội dung đáng chú ý liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và thu thuế là phương án tăng mức thu thuế liên quan đến nhà và đất thứ 2 trở lên.

Sở hữu nhà thứ 2 có thể nộp lệ phí đến 1 tỷ đồng


Đề xuất này lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận bởi mức phí trước bạ có thể lên tới 1 tỷ đồng/hồ sơ. Các chuyên gia tại TP.HCM có phân tích và kiến nghị về nội dung này.

Nên tìm cách giảm tiền sử dụng đất

Theo đề xuất, phương án 1 là thu thuế nhà và đất ở mà người sở hữu không trực tiếp sử dụng cho cá nhân và gia đình. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quy định về căn cứ tính thuế, phương pháp tính và thời gian áp dụng. Còn phương án 2, TP.HCM đề xuất cho phép tăng mức thu liên quan đến nhà đất thứ 2 trở lên như lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ 2 trở lên, thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động này, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.​

Khi đó, HĐND TP.HCM sẽ quyết định áp dụng tăng mức thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở (không quá 5 lần mức thu hiện hành) và tăng mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên (không quá 2 lần mức thu hiện hành);

Tăng tỷ lệ thu lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên từ 0,5% giá trị chuyển nhượng lên 2% và mức tối đa một hồ sơ chuyển nhượng từ 500 triệu đồng/hồ sơ lên 1 tỷ đồng/hồ sơ.

Sở hữu nhà thứ 2 có thể nộp lệ phí đến 1 tỷ đồng


Thu thuế nhà đất thứ hai trở lên sẽ có 3 thách thức cho TP.HCM, đó là: Phải đảm bảo điều chỉnh bất cập trong hệ thống thuế hiện hành vì chưa phân biệt rõ đối với tài sản thứ hai trở lên; phải đảm bảo điều chỉnh đúng đối tượng; rà soát cơ sở dữ liệu về nhà ở, định giá nhà đất, thông tin nhà đất trên phạm vi một địa phương và sự liên kết thông tin với các địa bàn khác.

Đối với phương án 1, TP.HCM cho rằng khi thực hiện sẽ tác động sâu rộng đến người dân. Do vậy, cần tính toán cụ thể.

Với phương án 2, trước mắt có thể điều chỉnh hành vi đầu cơ nhà đất trên địa bàn. Từ đó, làm tiền đề cho việc ban hành sắc thuế mới.

Để xác định đối tượng thu và mức thu thuế nhà đất thứ hai trở lên, cần phải có cơ sở dữ liệu liên quan đến bất động sản trên địa bàn thành phố. Những thông tin tối thiểu cần có như: Thông tin chủ sở hữu, sử dụng nhà đất, bao gồm cả các đồng sở hữu, đồng sử dụng; thông tin địa chính, lịch sử chuyển nhượng của nhà đất.

Theo TP.HCM, đây là những nội dung cần sự phối hợp giữa thành phố và các cơ quan Trung ương. Thành phố sẽ tích cực triển khai thu thập thông tin để làm cơ sở đề xuất ban hành cụ thể chính sách.

Từ những phân tích về tác động của chính sách thu thuế đối với nhà đất thứ hai trở lên như nói trên, TP.HCM kiến nghị lựa chọn phương án 2.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, đánh thuế nhà và đất giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước, tăng nguồn thu ngân sách, góp phần làm cho thị trường bất động sản công bằng, minh bạch hơn. Hiện nay người sở hữu nhà tại Việt Nam chưa phải nộp thuế tài sản nhà ở, mới chỉ phải nộp thuế đất phi nông nghiệp, trong đó thuế suất đối với đất ở trong hạn mức là 0,03% bảng giá đất. Mức nộp thuế này quá thấp, gần như không đáng kể và không đủ sức điều tiết thị trường.
Sở hữu nhà thứ 2 có thể nộp lệ phí đến 1 tỷ đồng


Tuy nhiên, ông Châu kiến nghị cần tính toán kỹ để tránh việc “thuế chồng thuế”. Nên xem xét về tiền sử dụng đất bởi hiện đây là chi phí chiếm tỷ trọng quá lớn trên tổng giá trị bất động sản. Chừng nào còn việc này thì đánh thuế tài sản sẽ khó nhận được sự đồng thuận.

“Nên chuyển tiền sử dụng đất hiện nay thành một sắc thuế đánh trên hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp lên đất ở với thuế suất khoảng 10% - 15%. Như vậy tiền sử dụng đất có thể giảm xuống khoảng 7 - 8 lần so với trước đây” - ông Châu nói.

Cần minh bạch số liệu giao dịch nhà đất

Ông Trần Khánh Quang – Tổng Giám đốc Công ty bất động sản Việt An Hòa cho rằng: Thu thuế căn nhà thứ 2 là cần nhưng chỉ nên áp dụng khi cơ sở dữ liệu liên quan đến thị trường này trở nên rõ ràng, đầy đủ và mang tính công bằng về giá trị. Cần phải minh bạch về giá giao dịch thực tế, phải cập nhật thường xuyên. Một việc quan trọng nữa là làm rõ giá trị của bất động sản thế nào thì mới chịu thuế, vì có những người sở hữu một bất động sản thứ 2 có giá hàng chục tỷ, còn người khác cũng sở hữu một bất động sản thứ 2 nhưng chỉ vài trăm triệu mà vẫn chịu thuế giống nhau thì chưa hợp lý.

Ngoài ra, ông Quang chỉ ra thực tế là khi nhà đất ở TP.HCM bị đánh thuế cao, phí trước bạ tăng thì dòng vốn sẽ chảy về các tỉnh lân cận, bởi mức độ cạnh tranh ở đây đang ngày một lớn với hạ tầng kết nối tốt. Như vậy mục đích chặn đầu cơ lẫn tăng thu cho thành phố vẫn chưa thể đảm bảo chắc chắn nhưng vô tình đẩy mức giá lên cao và chồng thêm khó khăn cho thị trường đang ảm đạm hiện nay.

“Nếu như thu thuế như vậy thì các nhà đầu tư bất động sản phải đi về tỉnh đầu tư để tránh đóng thuế bất động sản thứ 2. Vô tình chúng ta mất đi dòng tiền đầu tư, mà dòng tiền đầu tư này có tính cộng hưởng rất lớn. Từ 1 đồng có thể sinh ra 3 - 4 đồng xung quanh, còn chỉ thu thuế 1 phần rất nhỏ và mất đi rất nhiều” - ông Quang nêu ý kiến.​

Sở hữu nhà thứ 2 có thể nộp lệ phí đến 1 tỷ đồng


Ông Nguyễn Văn Được - Tổng Giám đốc Công ty tư vấn thuế Trọng Tín cho rằng: Việc thu lệ phí trước bạ căn nhà thứ 2 là chưa phù hợp, mà cần tính thuế trên diện tích đất và giá trị đất thì hợp lý hơn. Nguyên nhân vì có những bất động sản được giao dịch mà chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, ví dụ như nhà ở hình thành trong tương lai, thì không thể có cơ sở để tính thuế, nhà nước chỉ thu được thuế thu nhập cá nhân.

Ngoài ra, có nhiều trường hợp người dân mua nhà ở TP.HCM nhưng lại có nhà đất được thừa kế, cho tặng ở tỉnh khác thì cũng cần phải làm rõ có thuộc đối tượng chịu thuế hay không.

Do đó, ông Được đề xuất thu thuế trên hạn mức: “Trong trường hợp này thì nên đánh thuế trên hạn mức. Ví dụ hạn mức là 50m2, bây giờ nếu chuyển nhượng một bất động sản nữa mà trước đó đã có bất động sản từ 50 m2 trở lên thì phải đóng phần chênh lệch vượt 50m2 của bất động sản thứ hai thì sẽ hợp lý và công bằng hơn”.

Đề xuất thu thuế căn nhà thứ 2 trở lên của TP.HCM để quản lý, điều tiết thị trường nhằm hạn chế việc đầu cơ bất động sản, không đưa nhà đất vào để ở là đúng. Tuy nhiên, TP.HCM cần xem xét nghiên cứu, tính toán kỹ mức thu, đối tượng thu phù hợp để tạo sự đồng thuận của người dân.​

Xem thêm:
Theo VOV
=>>> Theo các bác, Bất Động Sản TP.HCM sẽ biến động như thế nào khi đề xuất thu thuế nhà đất thứ hai được thực hiện?
 
Hạng D
26/9/12
1.054
70.229
113
Ho Chi Minh City
Ham dĩa bỏ mâm thôi.
Rồi chi phí đảm bảo cho việc thu thuế này cho minh bạch, đầy đủ, công bằng có khi tương đương lượng thuế thu dc. Y như đặt trạm thu phí mà phí thu dc cũng tương đương với việc đầu tư và vận hành trạm thu phí. Trong khi nó tạo ra các hệ quả xấu cho toàn bộ nền kinh tế.
Từ từ thôi, không hiểu sao giờ đùng đùng tập trung thu thuế bào rút khi nền kinh tế đang khó khăn: nào là thuế TNCN chuyển nhương BĐS, thuế vỉa hè. rồi máy tính tiền nối với máy chủ cục thuế, thuế BĐS, thuế nước thải v...v và nâng cao các mức thuế hiện có.
 
Hạng D
23/6/13
1.690
5.041
113
Mới đây, UBND TP.HCM vừa gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội. Trong đó, nội dung đáng chú ý liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và thu thuế là phương án tăng mức thu thuế liên quan đến nhà và đất thứ 2 trở lên.

View attachment 2879170

Đề xuất này lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận bởi mức phí trước bạ có thể lên tới 1 tỷ đồng/hồ sơ. Các chuyên gia tại TP.HCM có phân tích và kiến nghị về nội dung này.

Nên tìm cách giảm tiền sử dụng đất

Theo đề xuất, phương án 1 là thu thuế nhà và đất ở mà người sở hữu không trực tiếp sử dụng cho cá nhân và gia đình. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quy định về căn cứ tính thuế, phương pháp tính và thời gian áp dụng. Còn phương án 2, TP.HCM đề xuất cho phép tăng mức thu liên quan đến nhà đất thứ 2 trở lên như lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ 2 trở lên, thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động này, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.​

Khi đó, HĐND TP.HCM sẽ quyết định áp dụng tăng mức thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở (không quá 5 lần mức thu hiện hành) và tăng mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên (không quá 2 lần mức thu hiện hành);

Tăng tỷ lệ thu lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên từ 0,5% giá trị chuyển nhượng lên 2% và mức tối đa một hồ sơ chuyển nhượng từ 500 triệu đồng/hồ sơ lên 1 tỷ đồng/hồ sơ.

View attachment 2879171

Thu thuế nhà đất thứ hai trở lên sẽ có 3 thách thức cho TP.HCM, đó là: Phải đảm bảo điều chỉnh bất cập trong hệ thống thuế hiện hành vì chưa phân biệt rõ đối với tài sản thứ hai trở lên; phải đảm bảo điều chỉnh đúng đối tượng; rà soát cơ sở dữ liệu về nhà ở, định giá nhà đất, thông tin nhà đất trên phạm vi một địa phương và sự liên kết thông tin với các địa bàn khác.

Đối với phương án 1, TP.HCM cho rằng khi thực hiện sẽ tác động sâu rộng đến người dân. Do vậy, cần tính toán cụ thể.

Với phương án 2, trước mắt có thể điều chỉnh hành vi đầu cơ nhà đất trên địa bàn. Từ đó, làm tiền đề cho việc ban hành sắc thuế mới.

Để xác định đối tượng thu và mức thu thuế nhà đất thứ hai trở lên, cần phải có cơ sở dữ liệu liên quan đến bất động sản trên địa bàn thành phố. Những thông tin tối thiểu cần có như: Thông tin chủ sở hữu, sử dụng nhà đất, bao gồm cả các đồng sở hữu, đồng sử dụng; thông tin địa chính, lịch sử chuyển nhượng của nhà đất.

Theo TP.HCM, đây là những nội dung cần sự phối hợp giữa thành phố và các cơ quan Trung ương. Thành phố sẽ tích cực triển khai thu thập thông tin để làm cơ sở đề xuất ban hành cụ thể chính sách.

Từ những phân tích về tác động của chính sách thu thuế đối với nhà đất thứ hai trở lên như nói trên, TP.HCM kiến nghị lựa chọn phương án 2.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, đánh thuế nhà và đất giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước, tăng nguồn thu ngân sách, góp phần làm cho thị trường bất động sản công bằng, minh bạch hơn. Hiện nay người sở hữu nhà tại Việt Nam chưa phải nộp thuế tài sản nhà ở, mới chỉ phải nộp thuế đất phi nông nghiệp, trong đó thuế suất đối với đất ở trong hạn mức là 0,03% bảng giá đất. Mức nộp thuế này quá thấp, gần như không đáng kể và không đủ sức điều tiết thị trường.
View attachment 2879172

Tuy nhiên, ông Châu kiến nghị cần tính toán kỹ để tránh việc “thuế chồng thuế”. Nên xem xét về tiền sử dụng đất bởi hiện đây là chi phí chiếm tỷ trọng quá lớn trên tổng giá trị bất động sản. Chừng nào còn việc này thì đánh thuế tài sản sẽ khó nhận được sự đồng thuận.

“Nên chuyển tiền sử dụng đất hiện nay thành một sắc thuế đánh trên hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp lên đất ở với thuế suất khoảng 10% - 15%. Như vậy tiền sử dụng đất có thể giảm xuống khoảng 7 - 8 lần so với trước đây” - ông Châu nói.

Cần minh bạch số liệu giao dịch nhà đất

Ông Trần Khánh Quang – Tổng Giám đốc Công ty bất động sản Việt An Hòa cho rằng: Thu thuế căn nhà thứ 2 là cần nhưng chỉ nên áp dụng khi cơ sở dữ liệu liên quan đến thị trường này trở nên rõ ràng, đầy đủ và mang tính công bằng về giá trị. Cần phải minh bạch về giá giao dịch thực tế, phải cập nhật thường xuyên. Một việc quan trọng nữa là làm rõ giá trị của bất động sản thế nào thì mới chịu thuế, vì có những người sở hữu một bất động sản thứ 2 có giá hàng chục tỷ, còn người khác cũng sở hữu một bất động sản thứ 2 nhưng chỉ vài trăm triệu mà vẫn chịu thuế giống nhau thì chưa hợp lý.

Ngoài ra, ông Quang chỉ ra thực tế là khi nhà đất ở TP.HCM bị đánh thuế cao, phí trước bạ tăng thì dòng vốn sẽ chảy về các tỉnh lân cận, bởi mức độ cạnh tranh ở đây đang ngày một lớn với hạ tầng kết nối tốt. Như vậy mục đích chặn đầu cơ lẫn tăng thu cho thành phố vẫn chưa thể đảm bảo chắc chắn nhưng vô tình đẩy mức giá lên cao và chồng thêm khó khăn cho thị trường đang ảm đạm hiện nay.

“Nếu như thu thuế như vậy thì các nhà đầu tư bất động sản phải đi về tỉnh đầu tư để tránh đóng thuế bất động sản thứ 2. Vô tình chúng ta mất đi dòng tiền đầu tư, mà dòng tiền đầu tư này có tính cộng hưởng rất lớn. Từ 1 đồng có thể sinh ra 3 - 4 đồng xung quanh, còn chỉ thu thuế 1 phần rất nhỏ và mất đi rất nhiều” - ông Quang nêu ý kiến.​

View attachment 2879173

Ông Nguyễn Văn Được - Tổng Giám đốc Công ty tư vấn thuế Trọng Tín cho rằng: Việc thu lệ phí trước bạ căn nhà thứ 2 là chưa phù hợp, mà cần tính thuế trên diện tích đất và giá trị đất thì hợp lý hơn. Nguyên nhân vì có những bất động sản được giao dịch mà chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, ví dụ như nhà ở hình thành trong tương lai, thì không thể có cơ sở để tính thuế, nhà nước chỉ thu được thuế thu nhập cá nhân.

Ngoài ra, có nhiều trường hợp người dân mua nhà ở TP.HCM nhưng lại có nhà đất được thừa kế, cho tặng ở tỉnh khác thì cũng cần phải làm rõ có thuộc đối tượng chịu thuế hay không.

Do đó, ông Được đề xuất thu thuế trên hạn mức: “Trong trường hợp này thì nên đánh thuế trên hạn mức. Ví dụ hạn mức là 50m2, bây giờ nếu chuyển nhượng một bất động sản nữa mà trước đó đã có bất động sản từ 50 m2 trở lên thì phải đóng phần chênh lệch vượt 50m2 của bất động sản thứ hai thì sẽ hợp lý và công bằng hơn”.

Đề xuất thu thuế căn nhà thứ 2 trở lên của TP.HCM để quản lý, điều tiết thị trường nhằm hạn chế việc đầu cơ bất động sản, không đưa nhà đất vào để ở là đúng. Tuy nhiên, TP.HCM cần xem xét nghiên cứu, tính toán kỹ mức thu, đối tượng thu phù hợp để tạo sự đồng thuận của người dân.​

Xem thêm:
Theo VOV
=>>> Theo các bác, Bất Động Sản TP.HCM sẽ biến động như thế nào khi đề xuất thu thuế nhà đất thứ hai được thực hiện?
Toàn chuyên gia mà đề xuất vờ lờ thiệt.
50m Củ Chi làm sao so sánh 50m Q1
Sao không tính tổng giá trị các căn nhà trước và giá căn nhà hiện tại (như trước bạ đang làm) để căn cứ vào đó mà đánh chênh lệch. Như thế thì dù ở đâu, nhà to hay nhỏ gì cũng tính ra được công bằng. 1 căn nhà 100 tỉ hay 100 căn nhà 1 tỉ là như nhau
 
Hạng F
3/10/15
10.989
13.514
113
Người giàu liệu họ có ảnh hưởng ko? hay chỉ đám trung lưu và dân ngheo bi?
Nhà có 02 con, may mắn sắm được căn thứ hai là chết vì tiền thuế hàng năm hay sao?
Người giàu kiếm tiền từ người nghèo hơn.
Nên đánh thuế nó thế nào thì kệ mẹ nó khỏi biết vì nó lại cấn vào người nghèo thôi.
 
Hạng F
3/10/15
10.989
13.514
113
bào quá bào, có hứa gì ko mà sao lôi dân sg ra bào khí thế zậy ko bít. đau lòng
Cứ như 1 con gà què ăn quẩn cối xay.
Cứ dân an nam mà bào trong khi xuất nhập khẩu đánh với nước ngoài ra tiền tỉ thì run thì nhút thì ớn.
Hèn với giặc ác với dân bao năm dài.
Toàn chuyên gia mà đề xuất vờ lờ thiệt.
50m Củ Chi làm sao so sánh 50m Q1
Sao không tính tổng giá trị các căn nhà trước và giá căn nhà hiện tại (như trước bạ đang làm) để căn cứ vào đó mà đánh chênh lệch. Như thế thì dù ở đâu, nhà to hay nhỏ gì cũng tính ra được công bằng. 1 căn nhà 100 tỉ hay 100 căn nhà 1 tỉ là như nhau
Toàn chuyên gia họ Cấn thì cộng trừ có rành đâu mà 1, 100 với 100, 1.