Một bài phân tích dự báo từ trước Tết âm lịch, nhưng đến giờ vẫn còn đúng nguyên
Năm 2021 và 2022 chứng khoán sẽ tiếp tục thăng hoa
Năm 2020, bất chấp dịch bệnh COVID - 19 hoành hành trên thế giới, thị trường chứng khoán nhiều nước vẫn được chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục. Liệu thị trường chứng khoán Việt Nam có tiếp tục thăng hoa trong năm 2021 và 2022
Năm 2020, bất chấp Covid-19 hoành hành trên thế giới, nhưng từ Đông sang Tây, từ Mỹ tới Ấn Độ, từ Singapore tới Việt Nam, thị trường chứng khoán nhiều nước vẫn tăng trưởng ngoạn mục. Các chỉ số Phố Wall đã kết thúc phiên 31/12/2020 ở mức cao nhất mọi thời đại: chỉ số công nghiệp Dow Jones đạt 30.606 điểm, S&P 500 đạt 3.756 điểm và Nasdaq Composite là 12.888 điểm. Ở Việt Nam, VNindex khép phiên 31/12/2020 ở 1.103,87 điểm, tăng gần 15% so với đầu năm 2020. Mức tăng gần đây của Vnindex và quan điểm lạc quan của hàng loạt chuyên gia trong và ngoài nước càng thu hút dòng tiền đầu tư từ nông thôn đến thành thị. Những câu chữ hừng hực khí thế tràn ngập trên các diễn đàn chứng khoán “Thời cơ bứt phá”, “Thương vụ lãi khủng”, “Phượng hoàng tung cánh”… Tiền từ ngăn tủ, từ gấu váy, từ gậm giường… được lôi ra ném lên sàn chứng khoán
Cơn lốc TINA và FOMO
Sự tăng trưởng TTCK năm 2020 có thể giải thích bởi 2 hiệu ứng TINA (There Is No Alternative – không có lựa chọn nào tốt hơn - cụm từ bắt nguồn từ nhà triết học Herbert Spencer và trở thành Slogan của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher) và FOMO (Fear Of Missing Out – Hội chứng Sợ bỏ lỡ)
TINA là lời giải thích đầu tiên cho cơn sốt chứng khoán 2020. Covid bùng lên trên thế giới khiến hoạt động kinh doanh và cuộc sống xã hội ở nhiều nơi ngưng trệ, nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân công, co bớt hoạt động kinh doanh và đầu tư. Dịch bệnh và các lệnh phong tỏa, giãn cách làm người dân các nước phải ở nhà nhiều hơn, thời gian nhàn rỗi muốn tìm kiếm thêm thu nhập thì khó tìm được kênh đầu tư nào tiện lợi hơn chứng khoán. Chỉ ngồi nhà vẫn có thể mua bán chứng khoán thoải mái, không cần phải đi lại gặp gỡ nhiều như ở các kênh đầu tư khác. Nếu như đầu tư BĐS đòi hỏi bạn phải đến tận nơi để tận mắt xem xét ngắm nghía ngôi nhà hay mảnh đất, khi chốt hợp đồng bạn sẽ phải ký rất nhiều giấy tờ thủ tục ở văn phòng công chứng thì đối với chứng khoán, nhà đầu tư có thể ngồi nhà mở máy tính ra là tìm hiểu được hầu hết thông tin về các cổ phiếu mà mình quan tâm và có thể đặt lệnh online hoặc gọi điện cho broker để đặt lệnh. Covid ở các nước thường bùng lên theo từng đợt sóng. Khi Covid bùng lên, các lệnh phong toả giãn cách được ban ra thì hiếm người còn có thể vượt qua phong toả để đi xem đất, mua đất. Thay vào đó, người có tiền sẽ ngồi nhà mở máy tính ra và đặt lệnh mua chứng khoán
Các nước thi nhau tung ra các gói kích thích kinh tế, các ngân hàng trung ương thi nhau hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, in tiền bơm vào hệ thống tài chính. Câu chuyện xuyên suốt trong năm 2020 trên thị trường tài chính quốc tế là “tiền rẻ”, với những gói cứu trợ được bơm ồ ạt. Nền kinh tế thế giới ngập trong “cơn lũ tiền” trong khi sản xuất kinh doanh ngưng trệ. Tiền rẻ ê hề trong khi DN và người dân thu hẹp hoạt động đầu tư và kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh. Dòng tiền luôn thông minh tìm điểm đến và chứng khoán chính là nơi dòng tiền dễ tìm đến nhất. Chính quyền các nước đều duy trì lãi suất thấp để kích thích kinh tế, và hệ quả là lượng tiền khổng lồ trên thế giới đổ vào TTCK. Từ vùng đáy tháng 3-4/2020 chứng khoán thế giới tăng liên tục và việc không có kênh đầu tư nào tốt hơn cộng với nỗi lo sợ bỏ lỡ cơ hội đã thu hút một lượng rất lớn nhà đầu tư mới hối hả tham gia.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung, khi hàng loạt chính sách hỗ trợ và kích thích kinh tế được chính phủ các nước tung ra, Việt Nam cũng thực hiện điều chỉnh các loại lãi suất điều hành để hỗ trợ nền kinh tế, mặt bằng lãi suất giảm khiến các kênh đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn vì có mức sinh lời rất thấp. Do đó cổ phiếu trở nên hấp dẫn so với các kênh đầu tư truyền thống. Vàng, ngoại tệ, tiết kiệm, bất động sản… đều sinh lời kém xa chứng khoán. Rất nhiều người không biết đổ tiền vào đâu khác ngoài cổ phiếu. Theo số liệu công bố của Ủy ban chứng khoán nhà nước, trong năm 2020 nhà đầu tư trong nước đã mở mới gần 394.000 tài khoản, tăng gấp đôi so với 2019 và xu thế này chưa có dấu hiệu dừng lại. Lãi suất tiếp tục thấp trong thời gian tới sẽ hỗ trợ dòng tiền tiếp tục chảy từ các kênh đầu tư khác sang thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán thường được xem là tấm gương phản ánh nền kinh tế: khi kinh tế tốt thì TTCK đi lên và ngược lại, khi kinh tế suy thoái thì TTCK đi xuống. Thế nhưng Covid đã làm thay đổi tất cả, trong khi kinh tế Mỹ và nhiều nước rơi vào suy thoái thì chứng khoán lại thăng hoa. Có lẽ những ai từng đọc cuốn Tư duy Nhanh và Chậm (Thinking fast and slow) của Daniel Kahneman thì sẽ hiểu rõ hơn về các hiện tượng FOMO, TINA năm 2020 và dễ dàng lý giải diễn biến kỳ lạ của TTCK thế giới và Việt Nam năm vừa qua. Khi các nhà đầu tư lâu năm càng băn khoăn về mức tăng quá nóng trên thị trường thì TTCK lại càng nóng hơn nữa. Khi các phân tích kỹ thuật cảnh báo về mức thanh khoản quá lớn như một dấu hiệu của hoạt động tạo đỉnh, xả hàng thì thanh khoản sau đó còn tăng hơn nữa. Nếu như trước kia giá trị giao dịch toàn thị trường 1 ngày từ 4-5000 tỷ được gọi là nhiều thì hiện nay những phiên giao dịch tổng giá trị Hose, Hnx và upcom đạt gần 20.000 tỷ đã không còn lạ lẫm
Hiệu ứng TINA xuất hiện ở Việt Nam năm 2020 khiến cho index nhanh chóng vượt 1100 và hướng tới 1200 điểm. Nhưng mốc 1200 điểm ở tháng 1/2021 khác xa với 1200 điểm giai đoạn 2007. Thời điểm 2007, tuy cũng có tình trạng nhà nhà, người người nói về chứng khoán, nhưng lượng vốn vào thị trường vẫn không quá đột biến so với giai đoạn trước đó, số lượng DN niêm yết và quy mô TTCK khi ấy còn nhỏ so với nền kinh tế. Năm 2020 mức độ phổ biến của TTCK lớn hơn nhiều. TTCK hiện nay có 3 đặc điểm khác biệt lớn so với 2007: Thứ nhất là tầng lớp trung lưu trẻ ngày càng đông và họ có thu nhập cao hơn, lượng tiền tích lũy nhiều hơn so với thế hệ của 2007. Thứ hai là họ có quan điểm hiện đại hơn thế hệ trước: nếu như thế hệ 2007 có ít người hiểu biết về cổ phiếu và thường lựa chọn tích lũy tài sản dưới dạng sổ tiết kiệm, nhà đất… thì giới trẻ ngày nay tư duy hiện đại hơn và đã tiếp cận nhiều thông tin hơn về TTCK nên mạnh dạn, quyết đoán hơn trong đầu tư. Thứ ba, mức độ cạnh tranh về lãi suất ở thời điểm 2020 khác xa giai đoạn 2007. Chưa bao giờ trong đời ta lại chứng kiến lãi suất thấp như thế. Trên thế giới, tiền chưa bao giờ rẻ như bây giờ.
Dòng tiền chảy vào chứng khoán khiến giá nhiều cổ phiếu tăng liên tục làm cho những người chậm chân càng thấy sốt ruột hơn, và hiệu ứng FOMO phát huy tác dụng không chỉ với từng cổ phiếu riêng lẻ mà với toàn bộ TTCK. Về mặt lý thuyết thì những nhà đầu tư lâu năm sẽ chọn được cổ phiếu tốt và an toàn hơn nhà đầu tư mới F0, nhưng thực tế thì dòng tiền hối hả của F0 lại khiến những cổ phiếu mà họ chọn sẽ tăng giá mạnh mẽ hơn và thanh khoản cao hơn, có những cổ phiếu tăng điên rồ bất chấp kết quả kinh doanh ra sao. Trong lúc thiên hạ tha hồ ba hoa về tài năng lướt sóng của mình, ta vẫn nhận ra độ an toàn trong đầu tư của đa số F0 thấp hơn nhiều so với độ an toàn của những nhà đầu tư lâu năm kinh nghiệm. Warren Buffett từng cho rằng khi thủy triều rút bạn mới biết ai không mặc quần. Nhưng thủy triều còn lâu mới rút?
Bữa tiệc thiên đường vẫn tiếp diễn năm 2021 và 2022 ?
Chúng ta may mắn sống trong một đất nước không bị Covid tàn phá. Thành công kỳ diệu của Chính phủ Việt Nam trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh không chỉ giữ cho xã hội bình yên và kinh tế tăng trưởng mà còn góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên thế giới, góp phần biến Việt Nam trở thành điểm đến an toàn và hấp dẫn của nhà đầu tư ngoại quốc. Đây sẽ là điểm cộng rất lớn cho tương lai nền kinh tế và tương lai thị trường chứng khoán trong các năm tới.
Sự xuất hiện của lớp nhà đầu tư mới F0 là phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế. Người dân nhiều nước phát triển ít khi giữ tiền mặt, vàng hay gửi tiết kiệm mà thường đầu tư cổ phần doanh nghiệp. Hiện nay một nửa dân số Mỹ có trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia đầu tư chứng khoán, trong khi ấy Việt Nam còn đang phấn đấu năm 2025 đạt mức 5% dân số mở tài khoản chứng khoán, dư địa tăng vẫn còn nhiều.
Cơn lũ hiệu ứng TINA và FOMO trên TTCK năm 2020 có thể sẽ tiếp diễn mạnh hơn ở năm 2021 và 2022? Trong những câu chuyện râm ran ngày Tết sẽ có không ít những tấm gương làm giàu từ chứng khoán được họ hàng, bạn bè ngưỡng mộ muốn noi theo. Sau những ngày nghỉ Tết âm lịch có thể sẽ lại bùng nổ một chu kỳ mới của TTCK. Khi đã hình thành một xu hướng thì sẽ không dễ đảo ngược, trừ phi xuất hiện yếu tố đột biến đủ lớn. Dịch Covid ở các nước thường bùng lên theo từng đợt sóng và mỗi khi Covid bùng lên thì hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng trệ, chính phủ các nước lại phải bơm tiền kích thích kinh tế, và người dân thất nghiệp lại ngồi nhà mở máy tính ra đặt lệnh mua cổ phiếu. Ai cũng thấy dòng tiền đang hối hả từ các kênh khảc chảy sang TTCK. Yếu tố đột biến bất ngờ sẽ khó xảy ra trước khi kinh tế thế giới hồi phục đến mức lãi suất tăng trở lại, các nước ngừng bơm tiền hỗ trợ kích thích kinh tế, cắt giảm đầu tư công. Mà muốn kinh tế thế giới hồi phục đến mức ấy thì ít nhất phải là một năm sau khi thế giới chặn đứng được Covid nhờ hình thành miễn dịch cộng đồng do tiêm đại trà vaccine. Theo dự báo, nhanh nhất cũng phải hết quý 3/2021 mới hoàn thành việc tiêm đại trà này và quý 4/2021 mới hình thành miễn dịch cộng đồng ở một số quốc gia. Như vậy nhanh nhất cũng phải đến quý 4/2022 lãi suất mới có thể tăng mạnh và bữa tiệc mới đi đến hồi kết? Thậm chí nhiều chuyên gia đánh giá môi trường lãi suất thấp có thể kéo dài hết năm 2023 sang tận 2024. Khi những điều kiện cơ bản của hiệu ứng TINA vẫn còn, thì dòng vốn giá rẻ vẫn có thể tiếp tục chảy vào TTCK
Quỹ Pyn Elite từng dự đoán VNindex lên tới 1.800 điểm và càng ngày dự đoán này càng trở nên khả thi hơn. Nhiều nhà đầu tư lâu năm kinh nghiệm đánh giá rằng năm 2021 sẽ là năm bùng nổ mạnh mẽ TTCK. Chúng ta đang chứng kiến một thế hệ nhà đầu tư mới F0 đang ồ ạt đổ tiền vào. Họ không chỉ có thu nhập cao hơn thế hệ cha anh mà còn có kiến thức và tư duy hiện đại hơn. Các F0 khiến cho việc dự đoán trở nên khó khăn nhưng cũng chính là nguồn lực lớn có thể tạo nên điều kỳ diệu của năm 2021
Năm 2021 và 2022 chứng khoán sẽ tiếp tục thăng hoa
Năm 2020, bất chấp dịch bệnh COVID - 19 hoành hành trên thế giới, thị trường chứng khoán nhiều nước vẫn được chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục. Liệu thị trường chứng khoán Việt Nam có tiếp tục thăng hoa trong năm 2021 và 2022
Năm 2020, bất chấp Covid-19 hoành hành trên thế giới, nhưng từ Đông sang Tây, từ Mỹ tới Ấn Độ, từ Singapore tới Việt Nam, thị trường chứng khoán nhiều nước vẫn tăng trưởng ngoạn mục. Các chỉ số Phố Wall đã kết thúc phiên 31/12/2020 ở mức cao nhất mọi thời đại: chỉ số công nghiệp Dow Jones đạt 30.606 điểm, S&P 500 đạt 3.756 điểm và Nasdaq Composite là 12.888 điểm. Ở Việt Nam, VNindex khép phiên 31/12/2020 ở 1.103,87 điểm, tăng gần 15% so với đầu năm 2020. Mức tăng gần đây của Vnindex và quan điểm lạc quan của hàng loạt chuyên gia trong và ngoài nước càng thu hút dòng tiền đầu tư từ nông thôn đến thành thị. Những câu chữ hừng hực khí thế tràn ngập trên các diễn đàn chứng khoán “Thời cơ bứt phá”, “Thương vụ lãi khủng”, “Phượng hoàng tung cánh”… Tiền từ ngăn tủ, từ gấu váy, từ gậm giường… được lôi ra ném lên sàn chứng khoán
Cơn lốc TINA và FOMO
Sự tăng trưởng TTCK năm 2020 có thể giải thích bởi 2 hiệu ứng TINA (There Is No Alternative – không có lựa chọn nào tốt hơn - cụm từ bắt nguồn từ nhà triết học Herbert Spencer và trở thành Slogan của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher) và FOMO (Fear Of Missing Out – Hội chứng Sợ bỏ lỡ)
TINA là lời giải thích đầu tiên cho cơn sốt chứng khoán 2020. Covid bùng lên trên thế giới khiến hoạt động kinh doanh và cuộc sống xã hội ở nhiều nơi ngưng trệ, nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân công, co bớt hoạt động kinh doanh và đầu tư. Dịch bệnh và các lệnh phong tỏa, giãn cách làm người dân các nước phải ở nhà nhiều hơn, thời gian nhàn rỗi muốn tìm kiếm thêm thu nhập thì khó tìm được kênh đầu tư nào tiện lợi hơn chứng khoán. Chỉ ngồi nhà vẫn có thể mua bán chứng khoán thoải mái, không cần phải đi lại gặp gỡ nhiều như ở các kênh đầu tư khác. Nếu như đầu tư BĐS đòi hỏi bạn phải đến tận nơi để tận mắt xem xét ngắm nghía ngôi nhà hay mảnh đất, khi chốt hợp đồng bạn sẽ phải ký rất nhiều giấy tờ thủ tục ở văn phòng công chứng thì đối với chứng khoán, nhà đầu tư có thể ngồi nhà mở máy tính ra là tìm hiểu được hầu hết thông tin về các cổ phiếu mà mình quan tâm và có thể đặt lệnh online hoặc gọi điện cho broker để đặt lệnh. Covid ở các nước thường bùng lên theo từng đợt sóng. Khi Covid bùng lên, các lệnh phong toả giãn cách được ban ra thì hiếm người còn có thể vượt qua phong toả để đi xem đất, mua đất. Thay vào đó, người có tiền sẽ ngồi nhà mở máy tính ra và đặt lệnh mua chứng khoán
Các nước thi nhau tung ra các gói kích thích kinh tế, các ngân hàng trung ương thi nhau hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, in tiền bơm vào hệ thống tài chính. Câu chuyện xuyên suốt trong năm 2020 trên thị trường tài chính quốc tế là “tiền rẻ”, với những gói cứu trợ được bơm ồ ạt. Nền kinh tế thế giới ngập trong “cơn lũ tiền” trong khi sản xuất kinh doanh ngưng trệ. Tiền rẻ ê hề trong khi DN và người dân thu hẹp hoạt động đầu tư và kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh. Dòng tiền luôn thông minh tìm điểm đến và chứng khoán chính là nơi dòng tiền dễ tìm đến nhất. Chính quyền các nước đều duy trì lãi suất thấp để kích thích kinh tế, và hệ quả là lượng tiền khổng lồ trên thế giới đổ vào TTCK. Từ vùng đáy tháng 3-4/2020 chứng khoán thế giới tăng liên tục và việc không có kênh đầu tư nào tốt hơn cộng với nỗi lo sợ bỏ lỡ cơ hội đã thu hút một lượng rất lớn nhà đầu tư mới hối hả tham gia.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung, khi hàng loạt chính sách hỗ trợ và kích thích kinh tế được chính phủ các nước tung ra, Việt Nam cũng thực hiện điều chỉnh các loại lãi suất điều hành để hỗ trợ nền kinh tế, mặt bằng lãi suất giảm khiến các kênh đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn vì có mức sinh lời rất thấp. Do đó cổ phiếu trở nên hấp dẫn so với các kênh đầu tư truyền thống. Vàng, ngoại tệ, tiết kiệm, bất động sản… đều sinh lời kém xa chứng khoán. Rất nhiều người không biết đổ tiền vào đâu khác ngoài cổ phiếu. Theo số liệu công bố của Ủy ban chứng khoán nhà nước, trong năm 2020 nhà đầu tư trong nước đã mở mới gần 394.000 tài khoản, tăng gấp đôi so với 2019 và xu thế này chưa có dấu hiệu dừng lại. Lãi suất tiếp tục thấp trong thời gian tới sẽ hỗ trợ dòng tiền tiếp tục chảy từ các kênh đầu tư khác sang thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán thường được xem là tấm gương phản ánh nền kinh tế: khi kinh tế tốt thì TTCK đi lên và ngược lại, khi kinh tế suy thoái thì TTCK đi xuống. Thế nhưng Covid đã làm thay đổi tất cả, trong khi kinh tế Mỹ và nhiều nước rơi vào suy thoái thì chứng khoán lại thăng hoa. Có lẽ những ai từng đọc cuốn Tư duy Nhanh và Chậm (Thinking fast and slow) của Daniel Kahneman thì sẽ hiểu rõ hơn về các hiện tượng FOMO, TINA năm 2020 và dễ dàng lý giải diễn biến kỳ lạ của TTCK thế giới và Việt Nam năm vừa qua. Khi các nhà đầu tư lâu năm càng băn khoăn về mức tăng quá nóng trên thị trường thì TTCK lại càng nóng hơn nữa. Khi các phân tích kỹ thuật cảnh báo về mức thanh khoản quá lớn như một dấu hiệu của hoạt động tạo đỉnh, xả hàng thì thanh khoản sau đó còn tăng hơn nữa. Nếu như trước kia giá trị giao dịch toàn thị trường 1 ngày từ 4-5000 tỷ được gọi là nhiều thì hiện nay những phiên giao dịch tổng giá trị Hose, Hnx và upcom đạt gần 20.000 tỷ đã không còn lạ lẫm
Hiệu ứng TINA xuất hiện ở Việt Nam năm 2020 khiến cho index nhanh chóng vượt 1100 và hướng tới 1200 điểm. Nhưng mốc 1200 điểm ở tháng 1/2021 khác xa với 1200 điểm giai đoạn 2007. Thời điểm 2007, tuy cũng có tình trạng nhà nhà, người người nói về chứng khoán, nhưng lượng vốn vào thị trường vẫn không quá đột biến so với giai đoạn trước đó, số lượng DN niêm yết và quy mô TTCK khi ấy còn nhỏ so với nền kinh tế. Năm 2020 mức độ phổ biến của TTCK lớn hơn nhiều. TTCK hiện nay có 3 đặc điểm khác biệt lớn so với 2007: Thứ nhất là tầng lớp trung lưu trẻ ngày càng đông và họ có thu nhập cao hơn, lượng tiền tích lũy nhiều hơn so với thế hệ của 2007. Thứ hai là họ có quan điểm hiện đại hơn thế hệ trước: nếu như thế hệ 2007 có ít người hiểu biết về cổ phiếu và thường lựa chọn tích lũy tài sản dưới dạng sổ tiết kiệm, nhà đất… thì giới trẻ ngày nay tư duy hiện đại hơn và đã tiếp cận nhiều thông tin hơn về TTCK nên mạnh dạn, quyết đoán hơn trong đầu tư. Thứ ba, mức độ cạnh tranh về lãi suất ở thời điểm 2020 khác xa giai đoạn 2007. Chưa bao giờ trong đời ta lại chứng kiến lãi suất thấp như thế. Trên thế giới, tiền chưa bao giờ rẻ như bây giờ.
Dòng tiền chảy vào chứng khoán khiến giá nhiều cổ phiếu tăng liên tục làm cho những người chậm chân càng thấy sốt ruột hơn, và hiệu ứng FOMO phát huy tác dụng không chỉ với từng cổ phiếu riêng lẻ mà với toàn bộ TTCK. Về mặt lý thuyết thì những nhà đầu tư lâu năm sẽ chọn được cổ phiếu tốt và an toàn hơn nhà đầu tư mới F0, nhưng thực tế thì dòng tiền hối hả của F0 lại khiến những cổ phiếu mà họ chọn sẽ tăng giá mạnh mẽ hơn và thanh khoản cao hơn, có những cổ phiếu tăng điên rồ bất chấp kết quả kinh doanh ra sao. Trong lúc thiên hạ tha hồ ba hoa về tài năng lướt sóng của mình, ta vẫn nhận ra độ an toàn trong đầu tư của đa số F0 thấp hơn nhiều so với độ an toàn của những nhà đầu tư lâu năm kinh nghiệm. Warren Buffett từng cho rằng khi thủy triều rút bạn mới biết ai không mặc quần. Nhưng thủy triều còn lâu mới rút?
Bữa tiệc thiên đường vẫn tiếp diễn năm 2021 và 2022 ?
Chúng ta may mắn sống trong một đất nước không bị Covid tàn phá. Thành công kỳ diệu của Chính phủ Việt Nam trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh không chỉ giữ cho xã hội bình yên và kinh tế tăng trưởng mà còn góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên thế giới, góp phần biến Việt Nam trở thành điểm đến an toàn và hấp dẫn của nhà đầu tư ngoại quốc. Đây sẽ là điểm cộng rất lớn cho tương lai nền kinh tế và tương lai thị trường chứng khoán trong các năm tới.
Sự xuất hiện của lớp nhà đầu tư mới F0 là phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế. Người dân nhiều nước phát triển ít khi giữ tiền mặt, vàng hay gửi tiết kiệm mà thường đầu tư cổ phần doanh nghiệp. Hiện nay một nửa dân số Mỹ có trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia đầu tư chứng khoán, trong khi ấy Việt Nam còn đang phấn đấu năm 2025 đạt mức 5% dân số mở tài khoản chứng khoán, dư địa tăng vẫn còn nhiều.
Cơn lũ hiệu ứng TINA và FOMO trên TTCK năm 2020 có thể sẽ tiếp diễn mạnh hơn ở năm 2021 và 2022? Trong những câu chuyện râm ran ngày Tết sẽ có không ít những tấm gương làm giàu từ chứng khoán được họ hàng, bạn bè ngưỡng mộ muốn noi theo. Sau những ngày nghỉ Tết âm lịch có thể sẽ lại bùng nổ một chu kỳ mới của TTCK. Khi đã hình thành một xu hướng thì sẽ không dễ đảo ngược, trừ phi xuất hiện yếu tố đột biến đủ lớn. Dịch Covid ở các nước thường bùng lên theo từng đợt sóng và mỗi khi Covid bùng lên thì hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng trệ, chính phủ các nước lại phải bơm tiền kích thích kinh tế, và người dân thất nghiệp lại ngồi nhà mở máy tính ra đặt lệnh mua cổ phiếu. Ai cũng thấy dòng tiền đang hối hả từ các kênh khảc chảy sang TTCK. Yếu tố đột biến bất ngờ sẽ khó xảy ra trước khi kinh tế thế giới hồi phục đến mức lãi suất tăng trở lại, các nước ngừng bơm tiền hỗ trợ kích thích kinh tế, cắt giảm đầu tư công. Mà muốn kinh tế thế giới hồi phục đến mức ấy thì ít nhất phải là một năm sau khi thế giới chặn đứng được Covid nhờ hình thành miễn dịch cộng đồng do tiêm đại trà vaccine. Theo dự báo, nhanh nhất cũng phải hết quý 3/2021 mới hoàn thành việc tiêm đại trà này và quý 4/2021 mới hình thành miễn dịch cộng đồng ở một số quốc gia. Như vậy nhanh nhất cũng phải đến quý 4/2022 lãi suất mới có thể tăng mạnh và bữa tiệc mới đi đến hồi kết? Thậm chí nhiều chuyên gia đánh giá môi trường lãi suất thấp có thể kéo dài hết năm 2023 sang tận 2024. Khi những điều kiện cơ bản của hiệu ứng TINA vẫn còn, thì dòng vốn giá rẻ vẫn có thể tiếp tục chảy vào TTCK
Quỹ Pyn Elite từng dự đoán VNindex lên tới 1.800 điểm và càng ngày dự đoán này càng trở nên khả thi hơn. Nhiều nhà đầu tư lâu năm kinh nghiệm đánh giá rằng năm 2021 sẽ là năm bùng nổ mạnh mẽ TTCK. Chúng ta đang chứng kiến một thế hệ nhà đầu tư mới F0 đang ồ ạt đổ tiền vào. Họ không chỉ có thu nhập cao hơn thế hệ cha anh mà còn có kiến thức và tư duy hiện đại hơn. Các F0 khiến cho việc dự đoán trở nên khó khăn nhưng cũng chính là nguồn lực lớn có thể tạo nên điều kỳ diệu của năm 2021
Chủ đề tương tự
Người đăng:
Tuithichxehoi
Ngày đăng:
Người đăng:
darkknight69
Ngày đăng:
Người đăng:
Mexi
Ngày đăng: