Hạng D
2/12/03
1.930
4.572
113
Vietnam
Mở rộng cao tốc nối TP.HCM với khu vực Tây Nam Bộ, đặc biệt là đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận là sự mong mỏi của nhiều tài xế và người dân khu vực.

Trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong tháng 12/2024


Cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận là tuyến kết nối trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Bộ với TP.HCM có lưu lượng xe rất lớn, đã vượt quá năng lực phục vụ của tuyến đường.

Sớm mở rộng cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, xóa nút thắt cổ chai ở miền Tây
giao thông
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Thời gian qua, tình tạng ùn tắc thường xuyên diễn ra, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, mất an toàn giao thông, đặc biệt là trên đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mới được đầu tư quy mô 4 làn xe, chưa có làn dừng khẩn cấp.

Theo tính toán của cơ quan chức năng, lưu lượng xe trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hiện nay quá lớn so với tính toán cách đây 10 năm. Tuyến cao tốc này đang trở thành "nút thắt cổ chai" của miền Tây khi các tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu... lần lượt được đưa vào vận hành khai thác.

Đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu triển khai dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức đối tác công tư (PPP), Bộ GTVT đã giao Liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM - Công ty CP Tasco là nhà đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (nhà đầu tư đề xuất).

Được biết, đến nay liên danh Tập đoàn Đèo Cả (nhà đầu tư đề xuất) đang trong giai đoạn hoàn thiện lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, dự kiến trình Bộ GTVT thẩm định trong tháng 12/2024.

Theo phương án đề xuất, dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 38.693 tỷ đồng, thực hiện theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT, không có vốn ngân sách Nhà nước tham gia.

Thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 23 năm 5 tháng, thời gian thực hiện từ năm 2024 đến năm 2028.

Ông Lê Quốc Dũng, Q.Giám đốc Ban QLDA 7 cho biết, liên danh nhà đầu tư đề xuất do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu đã thực hiện nhiều dự án PPP trên cả nước, có rất nhiều kinh nghiệm trong quản trị điều hành, tổ chức thực hiện, đặc biệt là trong việc thu xếp về tài chính - một yếu tố rất quan trọng trong đầu tư dự án PPP.

"Thời gian vừa qua mặc dù chỉ đang ở giai đoạn đề xuất dự án nhưng liên danh Đèo Cả đã rất nỗ lực, chủ động trong lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, chuẩn bị nguồn vốn, giải pháp kỹ thuật, tổ chức thi công, nguồn vật liệu…", ông Dũng nói.

Trước đó, ngày 9/12/2024, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về đầu tư dự án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận. Phó thủ tướng đã giao Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất đầu tư, đồng thời khẩn trương triển khai các bước tiếp theo để có thể khởi công dự án trong quý 2/2025.

Về quy mô dự án, Phó thủ tướng cơ bản đồng ý với phương án của Bộ GTVT và nhà đầu tư đã thống nhất đề xuất. Tuy nhiên, Bộ GTVT và nhà đầu tư cần trao đổi thêm với các địa phương liên quan để thống nhất lựa chọn quy mô đầu tư tối ưu, bảo đảm khả thi để triển khai đầu tư xây dựng mở rộng trong thời gian sớm nhất.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu không để xảy ra tình trạng đầu tư xây dựng xong nhưng trong ngắn hạn đã gây ùn tắc giao thông. Bộ GTVT, nhà đầu tư đề xuất dự án mở rộng và tư vấn chịu trách nhiệm về số liệu tính toán, dự báo, nhất là về lưu lượng phương tiện lưu thông.

Bộ GTVT cũng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương án lựa chọn nhà đầu tư theo quy định đảm bảo nhà đầu tư được lựa chọn phải đáp ứng đầy đủ năng lực, kinh nghiệm để triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.

Sớm mở rộng cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, xóa nút thắt cổ chai ở miền Tây

Việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận được kỳ vọng sớm triển khai để xóa nguy cơ ùn tắc trên trục kết nối từ TP.HCM về miền Tây.

Doanh nghiệp, người dân trông chờ

Mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận là mong mỏi của hàng ngàn tài xế và người dân hằng ngày di chuyển trên tuyến huyết mạch nối TP.HCM với vùng ĐBSCL.

Ông Lâm Đại Vinh - Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Lâm Vinh, cho biết mỗi tháng công ty nhận chạy hàng trăm chuyến hàng chở gạo, hàng xuất khẩu, nhập khẩu về miền Tây đi qua tuyến cao tốc này. Tuy vậy, hầu hết tài xế đều ám ảnh bởi đường nhỏ hẹp.

"Tuy là cao tốc nhưng tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận chỉ có 4 làn xe, nên mỗi lần có va chạm là tài xế phải xếp hàng dài nhiều cây số, ùn tắc nghiêm trọng.

Cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận mở rộng lên 8 làn xe thì quá tốt. Thời gian đi nhanh hơn, doanh nghiệp vừa tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu, chi phí, vừa tăng được tần suất, tối ưu hóa hoạt động vận tải", ông Lâm Đại Vinh đánh giá.

Cho rằng tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận hiện đã quá tải, theo sớm được anh Trịnh Văn Minh (lái xe tuyến Cần Thơ - TP.HCM), việc đầu tư mở rộng cần làm càng nhanh càng tốt. "Là tuyến giao thông huyết mạch nối TP.HCM với các tỉnh miền Tây nhưng tai nạn, kẹt xe diễn ra như cơm bữa", anh Minh chia sẻ.

Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Lê Quốc Dũng, Q.Giám đốc Ban QLDA 7 cũng khẳng định việc đầu tư mở rộng tuyến cao tốc rất cấp thiết và càng làm sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu để phục vụ cho người dân và xã hội".

"Hiện, Bộ GTVT cùng nhà đầu tư đề xuất dự án đang khẩn trương hoàn thành các thủ tục, và nghiên cứu các quy định, giải pháp để có thể rút ngắn thời gian thực hiện dự án, phấn đấu khởi công dự án vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) theo chỉ đạo", ông Dũng nói.

Các bác có thể xem tại đây:

>>>> Xem thêm:
 
Hạng D
16/11/20
3.029
9.672
113
38
Lạ cái là tuy CT chỉ có 4 làn nhưng mật độ CT Trung Lương - Mỹ Thuận tính ra thấp hơn khá nhiều với cao tốc SG - Trung Lương. Có lẽ do CT này phí khá cao nên chỉ ai ưu tiên gấp thì vẫn đi chứ không ra QL đi vẫn thoải mái. Chỉ có CT SG - Trung Lương đang free nên đủ thành phần tham gia loạn thất bát tao và mật độ lúc nào cũng đông.