Hạng D
26/10/10
1.676
14.496
113
Giá nhà ở vẫn đang bị đẩy cao quá mức so với giá thực


ZGF0LW5lbi1waGFuLWxvLWJpbmgtY2hhbmgtMQ==.jpg
Tình trạng sốt giá đất luôn gây ra nhiều lo ngại - Ảnh minh họa: Phan Diệu

Những cơn sốt đất nền vùng ven đẩy thị trường bất động sản TP.HCM vào tình trạng nóng sốt quá mức. Việc này tuy đã được điều chỉnh kịp thời, song vẫn gây ra nhiều lo ngại. Qua mỗi lần giao dịch, mức giá sản phẩm cũng bị đẩy cao vượt giá thực.

Sau giai đoạn đóng băng từ 2009-2013, thị trường bất động sản cả nước cũng như TP.HCM đã phục hồi và tăng trưởng sôi động trong các năm tiếp theo.



Nhìn lại chặng đường vừa qua, đặc biệt trong năm 2017-2018, DKRA cho rằng thị trường bất động sản đã có nhiều thay đổi đáng kể, bao gồm cả 2 mặt tích cực và hạn chế.
Ở mặt tích cực, DKRA nói rằng vai trò quản lý của Nhà nước ngày càng phát huy hiệu quả và giúp thị trường minh bạch, phát triển đúng hướng và giảm thiểu rủi ro cho tất cả các bên. Cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh và đồng bộ, mở đường cho thị trường bất động sản phát triển rầm rộ, đơn cử như ở khu vực phía Đông Sài Gòn.
Nguồn cung sản phẩm gia tăng và đa dạng ở tất cả các phân khúc. Đồng thời, sức tiêu thụ theo ghi nhận cũng rất tích cực, thúc đẩy giao dịch sôi động trên thị trường bất động sản, tạo ra nhiều giá trị đóng góp trong nền kinh tế chung.
Các chủ đầu tư nội liên tục nâng cao năng lực và khẳng định thương hiệu trước các chủ đầu tư ngoại… Các chủ đầu tư ngoại đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam cũng ngày càng mạnh mẽ hơn, thúc đẩy thị trường phải liên tục cạnh tranh, từ đó phát triển tốt hơn.
Bên cạnh đó, quy mô các dự án ngày càng lớn và được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp hơn với đầy đủ các dịch vụ, tiện ích đáp ứng tối đa nhu cầu sinh hoạt, giải trí của cư dân. Đặc biệt, nhiều dự án có quy mô cực lớn xây dựng hệ sinh thái riêng, hướng đến hình thành tiểu khu đô thị như Vin City, Water Point, Sala….
“Các chính sách bán hàng được công bố minh bạch và hấp dẫn hơn, tạo nên sự cạnh tranh trên thị trường mà trong đó, khách hàng được hưởng lợi nhiều nhất. Lực lượng môi giới bất động sản ngày càng chuyên nghiệp và chỉn chu hơn. Nhiều thương hiệu môi giới ngoại mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Bất động sản bền vững, bất động sản xanh ngày càng được thị trường đánh giá cao và xem đây là xu hướng tất yếu để phát triển. Đa dạng hơn các kênh huy động vốn thông qua nguồn FDI, M&A dự án, kênh chứng khoán,… giúp chủ đầu tư dễ tiếp cận nguồn vốn để đầu tư và phát triển dự án”, DKRA nhận định.
Tuy nhiên, đơn vị này nhìn nhận thị trường vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Đó là sự chênh lệch cung cầu và tỷ trọng nguồn cung bất hợp lý giữa các phân khúc căn hộ hạng A, hạng B và hạng C. Từ năm 2018, sức hấp thụ của thị trường bắt đầu giảm nhiệt, giao dịch thứ cấp cũng không còn sôi nổi như những năm trước.
Những cơn sốt đất nền vùng ven đẩy thị trường vào tình trạng nóng sốt quá mức, đỉnh điểm từ năm 2017 đến nửa đầu năm 2018, tuy đã được điều chỉnh kịp thời, song vẫn gây ra nhiều lo ngại. Theo thống kê, khách đầu tư chiếm tỷ trọng lớn và qua mỗi lần giao dịch, mức giá sản phẩm vẫn đang bị đẩy lên quá cao so với giá thực.
Lượng khách nước ngoài mua bất động sản tại Việt Nam tăng nhanh trong khi chưa có những quy định quản lý về lâu dài, tiềm ẩn nhiều rủi ro liên đới về xã hội, chính trị, kinh tế…
Nhiều cuộc xung đột lợi ích giữa khách hàng, cư dân và chủ đầu tư, bắt nguồn từ những nguyên nhân như chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, quy định pháp lý chưa chặt chẽ, dẫn đến nhiều kẽ hở khi triển khai dự án…
Chương trình bố trí nguồn vốn vào bất động sản chưa hợp lý. Do đó, khi thị trường có những dấu hiệu đáng quan ngại, giải pháp hiện thời là siết tín dụng vốn và về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng sức cầu cũng như kềm hãm sự tăng trưởng của thị trường.
Ngoài ra, quy hoạch kém bền vững dẫn đến mặt trái khi thị trường phát triển là cảnh quan đô thị bị phá vỡ, ảnh hưởng môi trường và chất lượng sống của công dân.
Dựa trên đánh giá toàn cảnh, DKRA Việt Nam đánh giá thị trường bất động sản trong giai đoạn 2014 - 2018 là một bức tranh đáng lạc quan và có nhiều cơ hội để tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

Phan Diệu

 
Hạng F
5/3/05
8.716
77.794
113
đây
Câu đẩy cao vượt giá thực nghe bùn cười nhỉ...giá bao nhiêu là thực? Lại bao cấp à
 
Hạng B2
12/9/08
310
2.079
93
41
SAIGON
Tất cả miền ngoài của đất nước này đều đổ vô Saigon thì.....giá cả đất tăng loạn nhịp ko đúng giá trị vốn có là đúng roi.
Thu nhập đa phần 5 triệu, 10 triệu, 15 triệu thì sao mua nổi.
nhà đất ngoại ô đụng vào là 2tỷ, 3 tỷ
Nghe tiền tỷ riết mà cứ tưởng lá mít
 
Hạng D
26/10/10
1.676
14.496
113
Giá nhà lên kiểu này giống hệt một thời gian dài giá nhà lên liên tục ở Nhật . Đùng một cái giá nhà rớt xuống mãi cả chục năm không ngóc đầu lên nổi .

Thôi, trở lại đọc sách nghiên cứu thêm :

50003347_2140694139322968_7515430634643259392_n.jpg
 
Hạng C
12/9/12
851
9.270
93
Giá nhà lên kiểu này giống hệt một thời gian dài giá nhà lên liên tục ở Nhật . Đùng một cái giá nhà rớt xuống mãi cả chục năm không ngóc đầu lên nổi .

Thôi, trở lại đọc sách nghiên cứu thêm :

50003347_2140694139322968_7515430634643259392_n.jpg
sao anh so sánh vậy
kt Nhật tăng trưởng âm lâu lắm rồi
VN hoàn toàn khác
nhu cầu tái định cư ở khu vực kinh tế mới của các cư dân tỉnh khác vào SG là rất cao, và nền kt phát triển quá nóng
nói dân mua ko được là không đúng, vì họ vẫn vận dụng tài lực của gia đình, họ hàng để mua đấy, dân số đang tăng rất nhanh
 
Hạng D
22/5/09
1.049
14.272
113
Cứ nhìn đường xá kẹt xe từ sáng đến tối khuya thì biết dân tăng cỡ nào, nhu cầu nhà ở, kinh doanh buôn bán tăng thì giá nhà đất còn lâu mới giảm
 
Hạng D
26/10/10
1.676
14.496
113
Cứ nhìn đường xá kẹt xe từ sáng đến tối khuya thì biết dân tăng cỡ nào, nhu cầu nhà ở, kinh doanh buôn bán tăng thì giá nhà đất còn lâu mới giảm


Nhu cầu tăng thì có thật nhưng khả năng trả vài tỷ cho 1 cục đất vùng ven thì có bao nhiêu người trả nổi ? Người mua đa số toàn nhà "đầu tư" lớn nhỏ, hất qua, hất lại thôi chứ đa số dân làm chỉ đủ tiền ăn, lấy đâu ra tiền mua đất ?
 
Hạng D
22/5/09
1.049
14.272
113
Nhu cầu tăng thì có thật nhưng khả năng trả vài tỷ cho 1 cục đất vùng ven thì có bao nhiêu người trả nổi ? Người mua đa số toàn nhà "đầu tư" lớn nhỏ, hất qua, hất lại thôi chứ đa số dân làm chỉ đủ tiền ăn, lấy đâu ra tiền mua đất ?

Anh xuống quận 9 mà xem dân tình bỏ 1, 2 tỷ mua miếng đất nhỏ xíu rồi xây cái nhà 1, 2 tầng ở đầy. Trước đây em cũng nghĩ đất khỉ ho cò gáy mà tiền tỷ thì chó nó mua, thế rồi sau này chạy qua chạy lại thấy nhà mọc đầy
 
Hạng D
2/3/11
2.336
32.372
113
Gì chứ bđs tăng là tốt mà ta! Ai cũng giàu lên, từ thành thị tới nông thôn.
 
Hạng C
12/9/12
851
9.270
93
Anh xuống quận 9 mà xem dân tình bỏ 1, 2 tỷ mua miếng đất nhỏ xíu rồi xây cái nhà 1, 2 tầng ở đầy. Trước đây em cũng nghĩ đất khỉ ho cò gáy mà tiền tỷ thì chó nó mua, thế rồi sau này chạy qua chạy lại thấy nhà mọc đầy
em cũng tưởng thế và đã suy nghĩ lại khi chứng kiến ở khu Tây Thạnh-Vĩnh Lộc-Bình chánh ... và Lê Văn Lương, HTP Nhà bè ...
đây là sự di chuyển cơ học của thế hệ từ quê vào thành phố và đôi khi là cả gia đình lớn, chứ không phải chuyện của một cặp vợ chồng trẻ đâu