Стефан Теодосиев
22/12/06
546
10
18
47
Căn phòng nhỏ, Cao ốc vô danh
Trong thế giới của âm thanh, người ta thường nhắc đến những bản nhạc hay, những bản hòa âm tốt, những thiết bị phát thanh tuyệt vời. Ở đây, chắc không ai là không biết đến piano, một thứ âm thanh sang trọng tinh túy và chắc cũng nhiều người biết đến F.Chopin, người đã để lại một kho tàng vô cùng quý giá về âm nhạc mà đặc biệt là những bản nhạc soan cho piano.

Nhắc đến Chopin tôi lại nhớ đến kỷ niệm thời ấu thơ, những chiều đông Hà Nội cằn cỗi và lạnh giá, cái thời trẻ con ấy chắc cũng chẳng có rượu để sưởi ấm cái giá rét như cắt da cắt thịt, cũng chẳng có những miếng ăn ngon để quên đi cái rét, chỉ có những bản nhạc của Chopin phát ra từ cái mà giờ người ta gọi là đầu đĩa than, một chiếc máy hát MelodYa của Liên Xô cũ mới tạm cho tôi quên đi cái giá rét và những nỗi nhọc nhằn của một thời bao cấp.

Những giai điệu đó cứ thấm sâu vào hồn tôi đến tận bây giờ, những Nocturne No9, No32, No 15. Những Etude No 10 mà ai cũng đã nghe qua 1 lần, những concerto No1 v.v... lúc đó tôi chỉ hỏi bố tôi, ai chơi những bản nhạc đó, chơi cùng dàn nhạc nào. Thế thôi.

Thời kỳ khó khăn cũng dần qua đi, khi có một chút vật chất từ Đông Âu thổi về, kinh tế khá lên, đời sống tinh thần cũng được cải thiện, tôi được nhận 1 chiếc đàn Piano của Liên Xô từ mẹ tôi mà chẳng hiểu nó hiệu gì nữa, một cảm giác lâng lâng khó tả, ngồi vào đàn, tôi được học, được luyện tậpTôi được nghe F.Chopin nhiều hơn và tự thân có thể đánh được 1 Etude nho nhỏ của ông. Tôi bắt đầu tìm hiểu, được đi xem trình diễn ở nhà hát lớn, ở Nhạc viện Hà Nội và nhiều nơi khác nữa, nhưng chẳng bao giờ tôi có cảm giác hay thực sự như khi nghe bởi cái máy hát melodya ở nhà, mặc dầu vẫn những bản nhạc ấy. Rồi đến một ngày, tôi hỏi bố tôi tại sao như vậy, ông trả lời do đàn con ạ, mình khó khăn không có đàn tốt nên không thể so sánh được, piano hay thì chỉ có Steinway mà thôi, các nghệ sĩ lớn người ta kén đàn lắm, một chiếc đàn không tốt khi trình diễn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới danh tiếng cũng như chất lượng các bản thu của nghệ sĩ lớn, con cứ học và luyện tập đi, bố sẽ cố tặng con một chiếc, giờ con cứ tập trên chiếc đàn Liên Xô này đi, đó là công lao của bổ mẹ, là một tài sản đấy. Đến bây giờ, ông đã già và khó để thực hiện lời hứa với tôi và tôi nghĩ đến giờ bản thân mình cũng khó có thể thực hiện lời hứa đấy.

Và tôi bắt đầu tìm hiểu tại sao Steinway lại có sức hút và tạo ra được những âm thanh hay đến vậy? Những giàn nhạc giao hưởng hàng đầu đều dùng nó? Những nghệ sĩ lớn như Horowitz, Pollini, Kissin, Đặng Thái Sơn v.v... đều dùng nó? Đứng sau tất cả những thành công đấy của Steinway là một lịch sử như huyền thoại.

(Còn Tiếp)
 
Стефан Теодосиев
22/12/06
546
10
18
47
Căn phòng nhỏ, Cao ốc vô danh
Tiền thân của steinway and sons là Steinweg, được thành lập năm 1850 tại Đức bởi Henrich Egelhard Steinweg (1797-1871):
henry-e-steinway.jpg


năm 1852 ông cùng gia đình sang định cư ở Mỹ và năm 1853 ông thành lập hãng Steinways and sons tại số nhà 85 đường Varick, Mahattan, NY với sản phẩm đầu tiên là cây piano grand mang số hiệu 483 ( trước đó bản thân ông đã chế tác 482 cây). Chiếc đàn này được bán cho một gia đình giàu có ở NY với giá 500$ và hiện nay nó được trưng bày với trạng thái còn nguyên vẹn tại bảo tàng metropolitan (NY).
steinway-hall.jpg

Trụ sở đầu tiên
h2_1985.407.jpg

Thế hệ đầu tiên

Năm 1854, do nhu cầu tăng cao, steiweg đã chuyển trụ sở tới 82-88 walker.

Trong những năm 1860, Steinway xây dựng nhà máy mới và 350 công nhân làm việc. Hàng năm hãng ra 1800 sản phẩm khác nhau. trong quá trình này những phát minh mới được đưa vào quy trình sản xuất. Trong số 125 phát minh của hãng thì có đến hơn một nửa được ra đời bời thế thệ thứ nhất và thứ hai của gia đình. Cũng vào thời gian này, Cây đàn steinway đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá trong các cuộc triển lãm tại Paris, London, NY.

s02AIILside3.jpg

(1902)

Năm 1880 Williams Steinway ( con trai đầu tiên) xây dựng cho hãng một Steinway village với 1 nhà máy, 1 xưởng đúc, bưu điện, công viên, nhà ở cho nhân công để đáp ứng cho nhu cầu rộng khắp trên toàn thế giới. Cũng năm này hãng đã mở tại Hamburg một nhà máy sản xuất lớn để cung cấp cho châu âu cũng như tránh bị đánh thuế cao tại Mỹ,

Những năm đầu của Thế kỷ 20, Steinway ra đời tới 3500 sản phẩm mỗi năm. Gần như tất cả các sản phẩm đều được các nhà hát, phòng hoà nhạc khắp nơi trên thế giới sử dụng. Tới năm 1920 hãng bán được 6000 cây đàn đây là thời kỳ hưng thình của hãng, trên khắp thế giới Steinway nổi lên như biểu trưng về chất lượng, về mẫu mã cũng như về giá trị lịch sử, thời gian.

(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
13/5/10
1.064
250
83
48
Em xem mấy dàn nhạc giao hưởng toàn thấy dùng đàn Steinway & Sons và giờ mới hiểu mức độ danh tiếng của cái tên đó
080402cool_prv.gif
. Nước Đức là cái nôi của những tên tuổi soạn nhạc giao hưởng vĩ đại nên bác Steinweg là người Đức cũng không ngạc nhiên.

Nhạc giao hưởng em rất thích tiết tấu của nhạc Mozart nghe trẻ trung yêu đời, trong khi đó Bethoven thì nghe quá dữ dội và u uất.

Khi nghe giao hưởng em rất thích tiếng violin, và hình như đàn violin nổi tiếng nhất là do người Ý làm thì phải. Khi nào bác fleur giới thiệu luôn cho mọi người biết nhé
033102beer_1_prv.gif
 
Hạng D
3/9/08
4.595
49.146
113
HP Stereo nói:
Lãng mạn và nghệ sỹ lắm, nhưng khúc sau nghe giống như đang PR cho Steinway vậy Thông?:D
PR nhiều khi không có một được một tách trà:D
Anh em san sẻ cho nhau những nỗi đam mê những hiểu biết giá trị qua ngôn ngữ và hình ảnh thế này thì còn gì bằng
080402cool_prv.gif
. Thú thực hơi lạc lõng chút xíu chứ trong nhiều năm đau khổ với thú chơi hi-end thì bản thân em cảm thấy chất chơi của người Hà Nội qua nhiều người bạn rất hay. Hay ở đây là không phải vì có quá nhiều tiền để sở hữu mà chính là cái sành trong nhận thức, phân tích cho nhau nghe đó mới chính là cái đáng giá, mà em phải tâm phục.
41.gif
 
Стефан Теодосиев
22/12/06
546
10
18
47
Căn phòng nhỏ, Cao ốc vô danh
Worl cup mệt quá. Em tiếp cái:

Vào thời kỳ thế chiến thứ 2, Steinway sản xuất khá ít đàn và phát minh cũng giảm nhiều. Tuy nhiên, tại thời kỳ này Steinway có một cây đàn khá nổi tiếng là victory vertical. Đây là một mẫu loại nhỏ, kiểu up right màu xanh ô liu có gắn liền với ghế được thiết kế đặc biệt để gắn với dù và thả vảo các vùng chiến sự cho những người lính đồng minh.

[image]http://www.ww2incolor.com/d/107405-1/p000461color" >="" border="0">
(một cây Steinway Victory vertical trong WW II)

Sau thế chiến thứ 2, nhu cầu giải trí tăng lên nhanh chóng, Steiway đã phải gia tăng sản lượng tại 2 nhà máy ở NY và Hamburg từ 2000 chiếc năm 1947 lên tới 4000 chiếc năm 1960. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, steinway là vật phẩm duy nhất mà khối xã hội chủ nghĩa dẫn đầu là Liên Xô cho phép mua từ Mỹ và được trang bị tại các giàn nhạc giao hưởng lớn như Berlin phiharmonic ochestra, Moscow Conservatory, leningrad Philharmonic Ochestra.

Năm 1973, thủ tướng anh Edward Heath đã bỏ tiền túi ra mua một cây piano cũ của steinway với giá là 450 bảng và đặt vào văn phòng phủ thủ tướng số 10 phố downing. Cho tới bây giờ Steinway là thương hiệu piano duy nhất được phép đặt trong văn phòng thủ tướng.

Vào thập kỷ 70,80 do khủng hoảng kinh tế kéo dài nên việc duy trì steinway trong gia đình là rất khó, hãng đã phải bán một phần cho CBS.Năm 1985 CBS lại bán Steinway cùng với Rodgers (organ cổ điển) và Germeinhardt (sáo và piccolo) cho nhiều nhà đầu tư. Các nhà đầu tư này sau đó cho ra đời liên minh Steinway musical


Năm 1987, đánh dấu mốc son lịch sử của hãng, cây đàn Concert Grand piano thứ 500 ngàn được đặt tên "The grand of the artist" do nghệ sĩ Wendell castle thiết kế và được 800 nghệ sĩ tiêu biểu ký tên trong đó có Vladimir horowitz và Elton John. Cây đàn này hiện đang được sử dùng trong các buổi công diễn của steinway artist trên khắp thế giới.

<img src="http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2a/Steinway_No.500000.jpg[/image]

("The grand Of the artist - Cây grand concert thứ 500.000 của hãng)

SteinwayD-600.jpg

(một cây concert grand piano chuyên dùng cho các buổi công diễn, bác nào có tiền nhiều, nhà rộng đem cây này về là nhất, xài 20 năm không mất giá, giá của nó cũng khủng khiếp >250K USD)

Còn tiếp.....
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: ium
Hạng D
26/7/08
1.924
62.233
113
Nhà em có 1 cây stainway, trước giải phóng được sử dụng trong đại sứ quán Mỹ, sau lưu lạc qua nhiều tay rồi cuối cùng dừng ở nhà em, mua hết 2 cây vàng, khoảng năm 1988.