Thảo Luận Sử dụng ABS CAP.

Hạng B2
15/11/07
272
1
0
Sử dụng ABS CAP cũng phải biết cách

Hệ thống thắng chống khóa bánh ABS (Anti-lock Brake System) của ôtô có giúp bạn tránh được những tai nạn giao thông hay không? Chắc chắn câu trả lời của nhà sản xuất là có-nếu bạn biết cách sử dụng hệ thống thắng này.

Được biết, ngày nay khi sản xuất các dòng xe đời mới trên xe hầu hết được trang bị hệ thống thắng ABS.

Hệ thống thắng này mang lại một chiều kiểm soát ngay cả trong cách thắng khẩn cấp để tránh tai nạn, nó giúp các bánh xe không bị khóa chặt và tài xế làm chủ được tay lái. Lợi ích của hệ thống ABS rất to lớn, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp lái xe gặp sự cố đã sử dụng hệ thống thắng ABS nhưng vẫn không đạt hiệu quả. Vậy nguyên nhân do đâu?

Các nhà chuyên môn đã có một trắc nghiệm nhỏ với bạn: Bạn thử nhớ lại lần cuối bạn đạp mạnh lên bàn đạp thắng và chiếc xe bị trượt và có lái được không? Nếu bạn thử quẹo khi các bánh xe bị khóa chặt, bạn phát hiện chiếc xe có phản ứng...?

Thông thường, ôtô được trang bị hệ thống ABS sẽ có tác dụng khác hẳn. Khi thắng, các bánh xe không trượt mà vẫn còn lực kéo để cho phép bạn lái được sau khi thắng khẩn cấp. Bạn vẫn có thể điều khiển chiếc xe và tránh được một tình huống nguy hiểm. Để hệ thống thắng này luôn đạt hiệu quả, khi sử dụng bạn cần lưu ý các trường hợp sau:

- Khi mặt đường trơn, hệ thống ABS có thể không hoạt động hiệu quả và khiến tài xế không làm chủ được ôtô. Đặc biệt khi xe chạy trên những con đường đầy sỏi hoặc bùn.

- Lái xe không quen với thao tác hệ thống thắng ABS và không biết là không nên bơm bàn đạp lúc thắng khẩn cấp.

- Lái xe có thể hốt hoảng khi hệ thống ABS bắt đầu hoạt động và khiến bàn đạp thắng rung lắc mạnh. Lái xe hoảng sợ và rút chân khỏi bàn đạp thắng.

Bạn cần sử dụng hệ thống ABS ít nhất một tháng một lần hoặc thiết bị điều khiển hệ thống có thể mau bị hỏng do không được dùng đến. Bạn hãy tìm một bãi đất trống để thực tập thắng gấp, giúp hệ thống ABS hoạt động tốt.

Ngoài ra thường xuyên thử hệ thống ABS cũng giúp bạn quen thuộc với cách thắng gấp, vì thế bạn sẽ không rút chân khỏi bàn đạp thắng trong tình thế thắng khẩn cấp khi hệ thống ABS bắt đầu hoạt động và bàn đạp thắng rung lắc mạnh dưới bàn chân. Bạn vừa lấy chân đè mạnh lên bàn đạp thắng cho tới khi chiếc xe dừng lại vừa có thể bẻ tay lái để tránh một vật chướng ngại.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS CAP

10% số vụ tai nạn xảy ra trong trường hợp cần dừng khẩn cấp, tài xế đạp phanh mạnh đột ngột làm xe bị rê bánh và trượt đi, dẫn đến mất lái. Hệ thống ABS giúp khắc phục tình trạng này không phụ thuộc vào kỹ thuật phanh của người lái.

Giáo trình dạy lái xe có phần lưu ý về cách sử dụng phanh hiệu quả nhất (đặc biệt trên mặt đường trơn trượt) là đạp - nhả pê-đan liên tục, cảm nhận dấu hiệu rê bánh để xử lý. Chính vì việc thực hiện kỹ thuật này không đơn giản mà các chuyên gia ôtô đã nghiên cứu chế tạo cơ cấu ABS. Thiết bị của hệ thống này gồm: cảm biến lắp trên bánh xe (ghi nhận tình trạng hoạt động); bộ xử lý điện tử và thiết bị điều áp (đảm nhiệm thay đổi áp suất trong pít-tông phanh).

Trong những thiết kế ABS mới nhất, các thông số về tình trạng chuyển động của xe, độ bám đường, kết quả kiểm soát hành trình… được máy tính trung tâm đánh giá để quyết định cường độ và tần số của lực tác động lên các má phanh. Áp suất dầu trong hệ thống không chỉ do lực đạp phanh tạo nên mà còn có sự hỗ trợ của máy bơm. Mới đây chuyên gia DaimlerChrysler hợp tác với hãng Lucas đã giải bài toán phối hợp và xử lý thông tin để tìm ra áp lực phanh tối ưu (được chứng minh bằng quãng đường phanh ngắn nhất).

Kiểu ABS hiệu quả nhất (thường lắp trên ôtô đắt tiền) có thể tự động điều chỉnh áp suất dầu phanh trên từng cụm bánh, số cảm biến đo vận tốc góc, module áp suất, đường điều khiển bằng số bánh xe. Các ABS rẻ tiền hơn thường chỉ có 2 cảm biến gắn trên bánh sau, 1 thiết bị điều áp chung và 1 đường điều khiển.

Tình trạng hoạt động của ABS được hiển thị qua đèn báo trên bảng điều khiển, nó sáng lên khi bật chìa khóa khởi động và tắt sau khi máy đã nổ 2-3 giây. Nếu đèn này tiếp tục sáng khi động cơ đang hoạt động thì nghĩa là hệ thống có trục trặc, cần kiểm tra ngay.

Với xe lắp ABS không nên thao tác kiểu đạp - nhả liên tục, ABS được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong khoảng 15 năm trở lại đây và hiện nay giữ vị trí quan trọng trong danh mục thiết bị tiêu chuẩn của xe hơi.
ABS - an toàn nhưng không phải là tất cả
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS thực sự nâng cao độ an toàn của xe khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế, số tai nạn và chấn thương vẫn không hề giảm, thậm chí có chiều hướng tăng khi được lắp ABS. Nguyên nhân nằm ở việc tài xế có xu hướng chủ quan hơn khi sử dụng ABS.
Các thiết bị chống bó cứng phanh ABS hiện đại gồm một máy tính, 4 cảm biến tốc độ trên từng bánh và các van thủy lực. Khi CPU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, nó sẽ tự động giảm áp suất tác động lên phanh. Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đồng thời tạo độ rung giật ở bàn đạp phanh để báo cho người lái biết ABS đang hoạt động. Khi hoạt động, ABS nhả - nhấn piston khoảng 15 lần mỗi giây.
Gần như tất cả xe hơi đời mới hiện nay đều trang bị ABS và Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ, NHTSA, tuyên bố hệ thống chống bó cứng phanh đảm bảo an toàn và tăng cường hiệu quả phanh, giúp tài xế giữ ổn định hướng lái, kiểm soát tốt vô-lăng. Trong một số trường hợp, ABS làm giảm khoảng cách phanh khi xảy ra tình huống phanh khẩn cấp, đặc biệt trên các đường ướt, trơn trượt.
*Hệ thống chống bó cứng phanh ABS *Ứng dụng công nghệ mới cho ôtô
Kể từ khi hệ thống chống bó cứng phanh có tên Antiblockiersystem của Bosch ra mắt tại Mỹ những năm cuối thập niên 1970, nó được coi là thiết bị an toàn có khả năng làm giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông và mức nghiêm trọng của chúng. Các thử nghiệm dưới điều kiện có kiểm soát cho thấy ABS có tác dụng lớn và cần thiết cho các xe trong thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, trong điều kiện vận hành thực, số tai nạn và tỷ lệ chấn thương đối với các xe có và không có ABS cho thấy ABS không hoàn toàn là bùa hộ mệnh, thậm chí, nó còn làm tăng mức độ nghiêm trọng trong hầu hết các tình huống. Đây là kết quả thu được các nghiên cứu được tiến hành tại những cơ sở đào tại lái xe taxi ở Munich, Đức và Oslo, Na Uy.
Những nghiên cứu trên xe taxi cho thấy các tài xế thường có xu hướng chủ quan và rơi vào tình huống nguy hiểm như phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, khi biết chiếc xe trang bị hệ thống ABS. Kết quả đó được thể hiện trong thống kê về số vụ va quệt. Theo đó, tỷ lệ về số vụ qua quệt giữa xe có ABS và xe không có ABS là tương đương.
Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ABS không thực sự hiệu quả trên những mặt đường khô ráo và có quãng đường phanh dài hơn trên tuyết. Ngoài ra, xe lắp ABS có tỷ lệ lật úp cao hơn, va chạm với xe khác nhiều hơn, tài xế thường có lái nhanh và phanh muộn hơn. Tổ chức an toàn giao thông AAA Foundation, Mỹ, kết luận nếu điều khiển sai quy cách, những chiếc xe lắp ABS cũng dễ mất lái hơn. Ngoài ra, rất nhiều lái xe sử dụng ABS không đúng cách như nhấn mạnh chân phanh ngay ở các tình huống thông thường.
Hạn chế của ABS đã được đề cập tới từ khá lâu. Năm 1994, tiến sĩ Charles J. Kahane viết trong tài liệu gửi cho Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ cho rằng số lượng các va chạm khiến chiếc xe bị lật (va chạm cạnh hay phía trước) tăng đối với những chiếc xe lắp ABS. Trong đó, số vụ lật xe gây chấn thương là 28% và không gây chấn thương là 19%.
Hai năm sau, Viện An toàn giao thông quốc gia Mỹ IIHS ra thông báo với nội dung: “Hệ thống chống bó cứng phanh không làm giảm các tai nạn gây chấn thương và người ngồi trên xe lắp ABS có nguy cơ gặp sự cố cao hơn”. Năm 1998, Leonard Evans, làm việc cho General Motors, cũng đưa ra kết luận với ABS, chiếc xe không an toàn hơn khi đi trên đường khô ráo.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
20/9/07
434
7
18
RE: Sử dụng ABS CAP.

quá dài nhưng rất bổ ích. Khi nao` em phải tập thắng ABS đã:D:D:D