Hạng C
8/10/17
684
2.181
93
Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô khiến nguy cơ gây tai nạn tăng gấp 3 lần

Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô khiến nguy cơ gây tai nạn tăng gấp 3 lần và tỉ lệ sẽ tăng lên 20,3 lần đối với xe máy so với trường hợp không sử dụng điện thoại. Nói chuyện điện thoại dạng cầm tay làm tăng rủi ro xảy ra TNGT gấp 8,5 lần so với khi không sử dụng điện thoại. Nói chuyện điện thoại dạng rảnh tay làm tăng rủi ro xảy ra TNGT gấp 5,3 lần so với khi không sử dụng điện thoại. Đó là kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại di động trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông do Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Quỹ Phòng chống thương vong châu Á và Công ty TNHH Ford Việt Nam tổ chức mới đây.[pagebreak][/pagebreak]

Khảo sát được thực hiện quan sát trên 210.000 người điều khiển phương tiện có hành vi sử dụng điện thoại di động trong khi lái xe tại 9 địa điểm ở TP.HCM và Bình Dương. Kết quả cho thấy, hình thức sử dụng phổ biến là gọi điện thoại dạng cầm tay và nhắn tin, có rất ít người gọi điện thoại dạng rảnh tay (handsfree).

Khá bất ngờ khi các em đi xe đạp điện lại là những người có tỉ lệ sử dụng điện thoại di động cao nhất với 160-190 người/1.000 người, cao gấp 32-38 lần so với tỉ lệ vi phạm ở những người đi xe máy và xe đạp. Trong những người sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện, chỉ có khoảng 6% dừng hẳn xe vào lề đường, 33% chuyển vào làn giáp lề và đi chậm lại, còn khoảng 61% vẫn giữ tốc độ như các xe khác trên đường.

Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô khiến nguy cơ gây tai nạn tăng gấp 3 lần

Một tài xế xe bồn vừa lái xe vừa nghe điện thoại khi trên đường có rất đông phương tiện tham gia lưu thông. Ảnh: Tuổi Trẻ.

24% số người được hỏi bị TNGT thì từ 6-8% sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện. Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện hàng ngày cao nhất rơi vào nhóm đối tượng lái xe tải (50%), tiếp đến là nhóm đối tượng lái xe con (39%), nhóm lái xe khách/xe buýt (37%) và thấp nhất là nhóm đối tượng lái xe máy (8%).

Khoảng 50-60% người được phỏng vấn trả lời rằng họ vẫn điều khiển xe chạy bình thường khi sử dụng điện thoại di động. Đa phần người được phỏng vấn cho rằng, họ có niềm tin vào khả năng kiểm soát tay lái cũng như có sự tự tin trong thực hiện hành vi sử dụng điện thoại khi đang lái xe.
Các mức phạt cho lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe:

Trường hợp 01: Bạn điều khiển ô tô

Căn cứ Điểm l Khoản 3 và Điểm c Khoản 12 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 7; Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 1; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l Khoản 2; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm k, Điểm l Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Điểm c Khoản 7;”

Theo đó, bạn dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường thì bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Nếu gây tai nạn bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Trường hợp 02: Bạn điều khiển xe máy

Căn cứ Điểm o, Khoản 3 và Điểm c, Khoản 12, Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
o) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 7; Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 1; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm m, Điểm n, Điểm o Khoản 3;”

Như vậy, bạn đang điều khiển xe máy mà sử dụng điện thoại di động sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Ngoài ra bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng gây tai nạn giao thông.

Trường hợp 03: Bạn điều khiển xe đạp, xe đạp máy

Điểm h, Khoản 1, Điều 8 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp; xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);”

Như vậy, bạn bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng khi điều khiển xe đạp; xe đạp máy sử dụng điện thoại di động.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
8/7/16
5.097
10.650
113
Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô... là đáng phê phán, tự thân tài xế phải ý thức dược khi TGGT.
1- Có lẽ các nhà nghiêm cứu nên đổi tên đè tài thành:
Sử dụng điện thoại khi điều khiển các loại phương tiện tham gia giao thông...
2- Việc sử dụng điền thoại tràn lan mà không thấy xử lý, cũng nên mở đề tài xem lại “trách nhiệm của các nhà quản lý”;
3- Cũng nên mở thêm những đề tài khác về an toàn giao thông như “mở đèn chiếu xa khi đi trong KDC”...
4- Đã nêu vấn đề thì phải đề ra biện pháp khắc phục chứ không nên nêu khơi khơi rồi bỏ đó.
 
Hạng B1
6/3/15
61
47
18
42
Ở VN mấy ông grab chạy cầm dt đầy đường,khách gọi là ổng quay xe ko cần biết có ai bên cạnh,tông thì nói do khách gọi gấp nên thông cảm..có lần xe em bị 1 ông cầm dt " câu khách" tông gãy gương,xuống xe nhìn thấy trên răng dưới ...ái nên chửi 1 trận cho đã miệng rồi ôm hận cho bhiem làm,chứ đền cả 100tr thì nó có méo đâu mà đền..đôi khi nó nghèo cũng là LỢI THẾ,,hihiihi
 
Hạng D
30/11/10
3.971
61.871
113
Xe oto nhiều ông cũng vừa lái vừa ôm điện thoại! Thậm chí 1 số dòng xe đời mới có chức năng handsfree, xe đi 1 mình mà mấy ảnh vẫn ôm điện thoại.