Hạng C
24/8/06
732
85
18
53
HN
www.excite.com
Để có thể làm chủ một chiếc xe hơi nói chung và xe Toyota nói riêng, bạn không chỉ cần có kỹ thuật điều khiển xe thành thạo như rất nhiều người nghĩ. Sự tự tin và an toàn khi lái xe chỉ có được khi nắm vững những kiến thức cơ bản về kỹ thuật, về hệ thống an toàn…và tất nhiên là cả hoạt động Marketing làm hài lòng khách hàng từ phía nhà sản xuất, mà trong bài viết này là của Toyota Việt Nam.

Đến với các khoá hướng dẫn ” sử dụng và chăm sóc xe Toyota”, bạn sẽ biết được cần phải chăm sóc chiếc xe của mình như thế nào : từ kỹ thuật chạy rà xe mới, theo dõi và chăm sóc các hệ thống cơ bản trên xe như phanh, động cơ, lốp xe, ắc quy…qua đó tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để có thể “lắng nghe”, nhận biết từng thay đổi về tình trạng của xe, có những quyết định hợp lý về sửa chữa, bảo dưỡng xe.

Đơn cử một ví dụ: bạn có biết khi nào bắt buộc cần phải thay lốp xe không để đảm bảo an toàn? Có lẽ rất nhiều người trong các bạn chưa biết rằng khi lốp xe mòn đến lúc lộ ra chỉ số mòn 1,6mm trên rãnh đáy vân lốp thì là lúc các bạn phải thay nó đi rồi! Đó là về kỹ thuật, còn về khái niệm an toàn? Đối với rất nhiều người sử dụng xe ở Việt Nam hiện giờ, các khái niệm nhu túi khí, dây đai an toàn, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) , hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD)…không còn là mới mẻ, nhưng để thật sự hiểu được hoạt động cũng như lợi ích thực tế của chúng, không phải là điều đơn giản.

Đầu tiên chúng ta hãy nói về hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) “Xe có ABS không?” đã trở thành câu hỏi cửa miệng về đề tài xe hơi. Đa số biết rằng ABS là tên viết tắt của hệ thống chống bó cứng phanh trên xe (Antilock Brake System), nhưng để phanh với ABS thế nào là có hiệu quả nhất lại là vấn đề khác.

Trước tiên người lái phải ngồi đúng cách: đạp phanh hết mà đầu gối không phải duỗi thẳng, đảm bảo đủ chỗ cho việc chuyển chân giữa hai bàn đạp.

Thứ hai là phải đạp phanh dứt khoát một lần đến khi xe dừng hẳn. Và quan trọng nhất là cần lái xe thận trọng và giữ khoảng cách hợp lý. Khi đó thì ABS sẽ thật sự trở thành thần hộ mệnh cho bạn.
Một trong những hệ thống an toàn không thể thiếu được trên các xe Toyota hiện đại là túi khí SRS, bảo vệ người ngồi trong xe trong trường hợp va chạm từ phía trước. Trên thực tế, túi khí chi hoạt động khi va chạm từ phía trước xe trong khoảng góc 300 về bên trái hoặc phải so với tâm xe. Ngoài ra xe phải đạt tốc độ nhất định (ví dụ khi hai xe cùng loại đâm trực diện vào nhau ở tốc độ 40-50 km/h).

Tốc độ càng cao thì nguy cơ xảy ra va chạm với thương tích càng lớn. Túi khí là thiết bị an toàn bổ sung và hoạt động có hiệu quả chỉ khi có cài dây an toàn nhằm giảm đi tính nghiêm trọng của các thương tích nghiêm trọng của các thương tích khi đi với tốc độ cao.Trong trường hợp lái xe và khách hàng ngồi ghế trước không thắt dây an toàn thì khi xe bị va chạm mạnh tới mức cần thiết để túi khí nổ họ có thể bị chấn thương nặng hơn do chính lực và đập của túi khí gây ra sau khi toàn thân họ bị xô về phía trước đập vào vô lăng hoặc bảng đồng hồ và kính trước.

Qua đó, chúng ta cũng có thể hiểu được tầm quan trọng của dây an toàn – người bạn đồng hành không thể thiếu của người sử dụng xe. Sử dụng dây an toàn đúng cách sẽ giảm thiếu tối đa hậu quả chấn thương do tai nạn gây ra. Trong rất nhiều khuyến cáo về sử dụng dây an toàn luôn luôn được nhắc đến, thì một số nguyên tắc an toàn tối thiểu cần tuân thủ là:

Người ngồi thẳng. Móc khoá an toàn phải được cài chặt vào ổ khoá, đảm bảo phần trên dây không bị xoắn. Thắt dây an toàn sao cho dây có thể giứ chặt qua eo hông. Điều mà các chủ xe luôn phải ghi nhớ là hãy lái xe cẩn thận và luôn nhớ thắt dây an toàn cho mình và cho những người trên xe.

Với khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, chúng tôi hy vọng độc giả phần nào nhận thức được tầm quan trọng của các hệ thống an toàn trên ô tô và chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu về các khoá hướng dẫn “sử dụng và chăm sóc xe Toyota” đến độc giả.

ST
 
Last edited by a moderator: