Hạng D
18/10/12
1.211
741
113
<h3>Sự khác nhau giữa ABS và EBD</h3>2014:04:04 08:00
Hiện nay, ở hầu hết các nước phát triển, ABS và EBD là hệ thống bắt buộc phải có trên xe sản xuất mới.
  • Anh%20chinh.jpg
  • Ở Việt Nam, ABS và EBD chưa phải là hệ thống an toàn bắt buộc
    Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông, trong tổng số vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân là trục trặc kỹ thuật thì có 65 đến 75% là do hệ thống phanh. Chính vì lý do đó mà các nhà nghiên cứu thiết kế, chế tạo ôtô luôn đặt vấn đề hoàn thiện hệ thống phanh lên vị trí hàng đầu với mục tiêu là tăng hiệu quả phanh, tăng tính ổn định chuyển động của xe khi phanh, độ tin cậy cho hệ thống và qua đó tăng tính an toàn cho con người và hàng hóa trên xe.
    Từ khi ngành công nghiệp điện tử phát triển, các tiến bộ kỹ thuật của ngành được áp dụng ngay vào cho hệ thống phanh ôtô đó là: hệ thống phanh với bộ chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ phân phối lực phanh điện tử (EBD). Vậy tại sao lại cần thiết phải có bộ ABS và EBD trong hệ thống phanh?
    Hethong%20ABS%20co%20EBD%20.jpg

    Hệ thống ABS có EBD giúp tăng hiệu quả phanh và giữ ổn định xe khi phanh

    Khi phanh xe
    Chúng ta đều biết rằng khi phanh xe trên đường thẳng, tải trọng của xe có xu hướng dồn về phía trước, làm tăng tải cho cầu trước và giảm tải cho cầu sau. Sự tăng tải cho các cầu ở phía trước phụ thuộc vào mức độ phanh gấp xe. Thậm chí trong trường hợp phanh quá gấp có thể dẫn đến các bánh xe bị trượt lết, làm mất khả năng bám của lốp xe với đường gây mất an toàn cho xe.
    Cũng tương tự như vậy cho trường hợp phanh khi xe quay vòng hoặc chuyển làn, các bánh xe phía bên ngoài vòng cua có xu hướng tăng tải và giảm tải cho các bánh xe phía bên trong do có lực ly tâm, mức độ tăng giảm phụ thuộc vào vận tốc chuyển động và mức độ ngoặt của vòng cua.
    anh.jpg

    Quãng đường phanh khi có và không có EBD


    Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn, lực phanh sinh ra ở các bánh xe tỷ lệ với tải trọng tác động lên bánh xe đó thì phanh đạt hiệu quả cao nhất – quãng đường phanh ngắn, không gây mất ổn định hướng (xoay xe) khi phanh. Bộ ABS và EBD ra đời chính là để hạn chế sự trượt lết và điều chỉnh lực phanh ở từng bánh xe cho phù hợp với tải trọng khi phanh.

    Vậy tóm lại, hệ thống ABS là giải pháp an toàn đảm bảo bánh xe không bị trượt lết khi phanh trong hầu hết các điều kiện đường sá khác nhau như đường khô ráo, đường trơn trượt,… Tuy nhiên, ABS có hạn chế là không phát huy hết hiệu quả khi phanh vì lực phanh trên các bánh là như nhau dẫn tới tình trạng bánh thì bị đã bị bó cứng (bánh bị giảm tải), bánh thì chưa đủ lực phanh (bánh bị tăng tải) nên vẫn lăn. Chính vì vậy, EBD sinh ra để khắc phục nhược điểm trên của ABS.

    ABS khác EBD như thế nào?
    Bộ chống hãm cứng bánh xe ABS (viết tắt từ Anti-lock Brake System) được lắp thêm vào hệ thống phanh nhằm hạn chế tối đa sự trượt lết của bánh xe khi phanh trên các đường trơn trượt, khi phanh gấp và khi ở các bánh xe có độ bám khác nhau.

    Nguyên lý làm việc của bộ ABS có thể mô tả một cách hết sức đơn giản là: khi phanh gấp nếu bánh xe xảy ra hiện tượng trượt lết, ECU của bộ ABS điều khiển để cơ cấu chấp hành giữ nguyên trạng thái một thời gian rất ngắn (giữ áp), sau đó nhả bớt phanh (giảm áp) đến khi bánh xe không còn trượt lết, ECU lại điều khiển để tiếp tục phanh (tăng áp) theo một chu trình định sẵn.
    Lich%20su%20phat%20trien.jpg

    Lịch sử phát triển hệ thống ABS của BOSCH

    Bộ ABS có cấu tạo gồm các cảm biến tốc độ và kiểm soát sự trượt lết (bó cứng) ở bánh xe, công tắc chân phanh, bộ điều khiển trung tâm và cơ cấu chấp hành. Cơ cấu chấp hành có thể điều khiển theo từng cầu riêng biệt; điều khiển theo nhánh gồm bánh trước phía bên trái, bánh sau bên phải và nhánh còn lại gồm bánh trước phía bên phải, bánh sau bên trái hoặc riêng biệt từng bánh xe,…

    Bộ phân phối lực phanh EBD (viết tắt từ Electronic Brake-force Distribution) được lắp thêm vào hệ thống phanh nhằm phân phối lực phanh của từng bánh xe một cách hợp lý theo tải trọng tác dụng khi phanh. Nguyên lý làm việc của bộ EBD về cơ bản gần giống với ABS. Tuy nhiên, để nhận biết được tải trọng tác dụng lên các bánh xe thay đổi thì trong bộ EBD cần có thêm cảm biến G (G-sensor) lắp ở vị trí gần trọng tâm xe.

    Khi phanh, nếu cảm biến nghiêng về bánh xe nào cảm biến G sẽ xuất tín hiệu G+, bánh xe phía đối diện sẽ là G-, tín hiệu này áp dụng cho cầu trước và cầu sau hoặc dãy bánh xe phía bên trái hoặc bên phải. Khi phanh nếu phía nào nhận tín hiệu G+ thì phía đó được điều khiển để tăng áp và ngược lại.

    Biết rằng, ABS và EBD là hệ thống có tính an toàn rất cao cho người và hàng hóa trên xe nhưng nó không phải là tuyệt đối. Người sử dụng cần hiểu rằng, khi xe có lắp hệ thống này, quãng đường phanh thường lớn hơn so với hệ thống phanh thông thường và nó cần có đủ thời gian để phản ứng với những thay đổi của xe. Vì vậy, người lái xe phải luôn nhớ rằng khi lái xe cần giữa khoảng cách an toàn với xe trước và vào cua ở tốc độ thấp.

    Lắp thêm ABS, có thể không?
    Anh%20phu%204.jpg

    ECU ABS, cảm biến và bộ chấp hành thủy lực

    Hiện nay hầu hết các xe đời mới đều được trang bị bộ ABS hoặc ABS kết hợp EBD (ABS&EBD) tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Với những xe thế hệ cũ không có bộ ABS hoàn toàn có thể cải tạo thành xe có trang bị ABS hoặc cả ABS và EBD vì đây là bộ phận được lắp thêm cho hệ thống phanh và được điều khiển độc lập với các bộ điều khiển khác trên xe, nghĩa là có ECU của ABS riêng biệt với các ECU khác.

    Điều khó khăn nhất khi cải tạo chính là vị trí, không gian để lắp vành răng, cảm biến tốc độ bánh xe. Khi cải tạo thêm bộ ABS nhất thiết phải đồng bộ từ các cảm biến, bộ chấp hành và ECU của xe có tải trọng tương đương. Trong trường hợp vành răng không vừa với đầu trục bánh xe, có thể gia công lại nhưng phải đảm bảo đúng số răng và vật liệu như vành răng cũ.








    Bài: TS. Nguyễn Văn Trà
    Nguồn: http://autocarvietnam.vn/...c-nhau-giua-abs-va-ebd
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
19/12/13
527
89
28
Về động cơ và công nghệ thì BOSCH vẫn là trùm
 
Hạng D
5/3/14
2.016
711
113
TPHCM
Cái này chuẩn nè, hầu như bây giờ xe nào cũng được trang bị ABS, còn trang bị kết hợp EBD thì còn ít xe gắn.Các nhà sản xuất phải chú ý điểm này để có thể là sự lựa chọn tốt cho khách hàng khi mua xe. Nhưng cái quan trọng nhất vẫn là người cấm lái. Nếu người cầm lái mà chạy ẩu thì có thắng xịn hay an toàn cỡ nào cũng như không. Theo ý kiến cá nhân mình thấy vậy đó.

 
Hạng D
18/10/12
1.211
741
113
nopainnogain nói:
Cái này chuẩn nè, hầu như bây giờ xe nào cũng được trang bị ABS, còn trang bị kết hợp EBD thì còn ít xe gắn.Các nhà sản xuất phải chú ý điểm này để có thể là sự lựa chọn tốt cho khách hàng khi mua xe. Nhưng cái quan trọng nhất vẫn là người cấm lái. Nếu người cầm lái mà chạy ẩu thì có thắng xịn hay an toàn cỡ nào cũng như không. Theo ý kiến cá nhân mình thấy vậy đó.
- Ngoài vấn đề chạy ẩu thì có những trường hợp bất ngờ như xe máy cắt đầu xe ô tô, ổ gà giữa đường hoặc vượt xe khác, xe trước thắng gấp,... cũng là những tình huống có thể cần ABS và EDB như thường nhé. Đừng bao giờ đổ lỗi hoàn toàn cho người lái. Có 1 mem bên Toy suốt ngày cứ nói người lái Ngu thì công nghệ cỡ nào cũng không áp dụng được, hehhe, vì vậy công nghê ra đời để hạn chế cái ngu của con người đó mà vậy mà bác ấy cứ cãi ngang nên em xin thua, công nghệ Toy quá lạc hậu và không hướng đến người ngồi trong xe nói chi là đến người ngoài xe.
 
Hạng D
5/3/14
2.016
711
113
TPHCM
@nguyenlongkt: mình không phủ nhận điều bro nói là ABS với EBD là cần thiết trong những trường hợp như bro ví dụ. Tuy nhiên có thể bro hơi bị ám ảnh bởi cái bạn Toy gì đó nên khi nghe vấn đề là do người lái bạn cảm thấy khó chịu. Nếu mình cãi ngang mình sẽ ví dụ phản biện lả: Nếu có ABS,EBD,hay 1 hệ thống siêu thắng an toàn nào đó..nếu người lái đạp chân ga thay vì chân thắng, hay 1 số trường hợp không đạp thắng do hoảng loạn thì chuyện gì xảy ra??? có nhiều vụ gọi là xe điên cán người..cái xe không điên, người lái không ngu, nhưng do tâm lý,phản ứng lúc đó không tỉnh táo nên mới cứ nhè chân ga mà đạp. Hai trường hợp trên mình giải thích cho yếu tố người lái mà mình nói. Bro nói công nghệ giúp cái ngu gì đó cũng sai. Người ta ngu mà người ta biết lấy tiền đi mua công nghệ về xài, còn người thông minh thì cắm đầu suy nghĩ dồn trí óc để làm ra công nghệ phục vụ nhu cầu người ngu.Vậy ai ngu? Chẵng có ai ngu hết.Cái gì cũng vậy, yếu tố ngoài chủ đích người lái thì không nói, ví dụ: có mèo chạy qua, thiên thạch rơi, sạt lở đường......Bro thấy mình nói có lý hay vô lý? thôi bàn luận vậy thôi. Chúc bro buổi sáng làm việc vui vẻ nha.
 
Hạng F
2/12/06
5.619
802
113
BOSCH cung cấp gần như tất cả các thiết bị điện tử, thuỷ lực....cho nền công nghiệp xe hơi Đức và thế giới. Hiện tai nhà máy của Bosch ở VN đang sx còi, curoa, đèn, bố thắng....và chỉ cung cấp cho thị trường châu Âu.
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
Đề tài này đơn thuần kỹ thuật , để bàn về phong cách lái xe cũng như bình luận khôn dại thì nên bàn ở đề mục khác liên quan đến tâm lý và ý thức của người lái xe .
 
4x6 confirmed
Hạng D
2/9/08
2.185
1.703
113
He he, thèng nông phu nhà nghèo Na mập của mềnh lại có cả cặp...