Giao Thông
22/3/19
1.115
2.720
131
34
"Ì ạch hàng thập kỷ, đồng bằng Sông Cửu Long không có nổi 100 km đường cao tốc, trong khi nhiều tỉnh, thành trên cả nước nhộn nhịp khởi công, xây dựng, khánh thành rất nhiều tuyến đường cao tốc" đó là thực trạng vừa được giới thiệu là tiền đề để khai mạc Hội thảo "Xóa trắng cao tốc, phát huy lợi thế ĐBSCL" đang diễn ra tại Báo Thanh Niên.

Screen Shot 2022-05-31 at 13.40.34.png


Giải nghĩa từ "xóa trắng" mà Báo Thanh Niên đặt cho buổi Hội thảo, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Thanh Niên lý giải cụm từ trên nhấn mạnh đến quyết tâm của Bộ Chính trị, của Chính phủ thể hiện rất rõ trong Nghị quyết 13 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và một loạt các hội nghị triển khai Nghị quyết sau đó.

Bên cạnh đó, "xóa trắng" còn thể hiện sự mất cân xứng giữa vai trò, vị trí, tiềm năng và những đóng góp của đồng bằng và hạ tầng giao thông vận tải.

Là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới, ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước. Nơi đây đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, gần 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây nên còn được gọi là vựa nông sản.

Đây cũng là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và nhiều vườn cây, rừng cây rộng lớn, với 4 khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên được công nhận...

Thế nhưng, hạ tầng giao thông nói chung và cao tốc nói riêng của khu vực này lại hết sức khiêm tốn. Việc này đã được đề cập rất nhiều lần tại nghị trường Quốc hội. Đảng và Nhà nước đều nhìn nhận rất rõ nghịch lý này nên tuyến đường cao tốc hiện đại đầu tiên của cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng được xây dựng cách đây gần 2 thập kỷ. Đó là tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương dài 40 km dành riêng cho ô tô với vận tốc 120 km/giờ khởi công tháng 12.2004 trong niềm vui của hàng triệu người dân Tây Nam bộ cũng được coi là tuyến cao tốc đầu tiên của miền Nam Việt Nam.

toan-canh-ht-5962.jpeg

Hội thảo "Xóa trắng cao tốc, phát huy lợi thế ĐBSCL"

Gần 1 thập kỷ sau, tháng 2.2010, tuyến đường mới hoàn thành đưa vào hoạt động. Tuyến cao tốc này đã giải phóng con đường độc đạo QL1 từ TP.HCM đi miền Tây đã xuống cấp, quá tải và thường xuyên bị ùn tắc.

Đáng nói là dù khởi động sớm để rồi suốt hơn 1 thập kỷ qua, trong khi nhiều tỉnh, thành trên cả nước nhộn nhịp khởi công, xây dựng, khánh thành rất nhiều tuyến đường cao tốc, đặc biệt là phía bắc thì khu vực phía nam nói chung và ĐBSCL nói riêng gần như "đóng băng".

Chỉ có một dự án đường cao tốc được khởi công (cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, dài hơn 50 km), nhưng rồi dự án đã nằm im kéo dài, đến mãi dịp 30.4 vừa rồi mới hoàn thành đưa vào sử dụng, nhưng lại là cao tốc gây thị phi bậc nhất khi không có làn dừng khẩn cấp và tốc độ cao nhất là 80km/h.

"Sự mất cân xứng này đã kìm hãm rất nhiều lợi thế phát triển của ĐBSCL trong suốt 2 thập kỷ qua. Những người làm báo chúng tôi, trong công việc, với trách nhiệm của mình và cả trong sinh hoạt đời thường cũng đã gặp, đã chứng kiến, đã nhìn thấy được nỗi khổ của người dân phía nam nói chung và ĐBSCL nói riêng vì hạ tầng giao thông kém phát triển" nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn nhấn mạnh.

Hội thảo đang tiếp tục diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Bộ GTVT, lãnh đạo chính quyền các tỉnh ĐBSCL, các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam và nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông trên cả nước

Xem thêm:
Theo Thanh niên
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
20/9/19
591
1.420
93
44
đọc cả bài vẫn ko hiểu Xóa trắng là sao? là Xóa sạch, nhất quyết ko làm cao tốc ở DBSCL?
Giải nghĩa từ "xóa trắng" mà Báo Thanh Niên đặt cho buổi Hội thảo, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Thanh Niên lý giải cụm từ trên nhấn mạnh đến quyết tâm của Bộ Chính trị, của Chính phủ thể hiện rất rõ trong Nghị quyết 13 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và một loạt các hội nghị triển khai Nghị quyết sau đó.
đây chi bác, nói chung là cố gắng phát triển ĐBSCL đi
 
Hạng B2
22/10/21
280
299
63
44
đọc cả bài vẫn ko hiểu Xóa trắng là sao? là Xóa sạch, nhất quyết ko làm cao tốc ở DBSCL?
Xóa --> bỏ
Trắng --> không có
Bỏ cái không có --> có, có nhiều. Nhưng chỉ 80km/h và không làn khẩn cấp.

Làm kiểu chữa cháy thì thôi khỏi làm, dồn vào 1 - 2 cái nào cho nó đàng hoàng tươm tất. Chậm mà chắc, dù sao cũng muộn so với quy hoạch. Thì làm ra ngô ra khoai, chứ chữa cháy cho có thì cũng không theo kịp sự phát triển
Suốt 2 thập kỷ, ĐBSCL không có nổi 100 km đường cao tốc trong khi nhiều nơi phát triển thần tốc
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
9/1/15
2.779
4.181
113
41
mấy ông đếch biết gì hết. nhiệm kỳ 5 năm nên phài làm cái nào trong nhiệm để kiếm tí cháo, mịa làm rồi thằng khác hưởng rồi còn bị nó bứng gốc ngu gì làm.
Phía Bắc đất cứng và ra đường toàn "mày biết bố tao là ai không?" nên làm nhanh. còn đất Miền Tây làm đến đâu lún đến đó.
- cái cao tốc 12 năm mới xong cơ mà nó méo được gọi cao tốc vì tốc độ nó thua đường ngoại thành có lương cứng giữa
- Xây cầu chưa khánh thành đã lạc hậu cmn rồi (Rạch Miễu)
- Quốc lộ thì rộng mà cây cầu cứ như lỗ chuột (ql1A miền tây).
Tui cá mấy ổng đang thử nghiệm:
Miền Bắc phát triển xe oto trên bộ
Miền Nam phát triển oto BAY.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
24/8/07
1.666
2.735
113
hỏi mấy anh cầu đường sẽ rõ, không phải như mấy anh suy diễn đâu, hihi
 
Hạng D
8/2/17
1.213
1.928
113
37
Công nhận, miền Bắc mình chưa ra tới, nhưng từ Huế đổ vào thì về miền Tây đi đường oải nhất, đường nhỏ, xe đông, dân chạy hơi ẩu (xỉn, xe đạp lắc qua lắc lại).
 
  • Like
Reactions: CuBiMi and Perenco