Em xin phép đưa ra bức tranh tổng thể của ngành ngân hàng trong năm 2015 qua.
-
Về LNTT 2015:
Ở hình trên ta thấy LNTT của 3 ngân hàng VCB, BID, CTG bỏ xa các ngân hàng còn lại, trong đó BID có LNTT 2015 cao hơn cả VCB và CTG.
- Về tỷ lệ NIM của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua:
Về hệ số NIM trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng có thể đã tạo đáy trong năm 2014 và có xu hướng phục hồi lên lại, trong năm 2016 các dự đoán NIM của hệ thống ngân hàng khoảng 2.8%.
Điển hình trong năm nay VPBank và Techcombank có NIM cao nhất hệ thống lần lượt là 6.34% và 4.37%, ở chiều ngược lại thì VCB và BID có NIM ở mức thấp trong hệ thống ngân hàng. Điều cần lưu ý ở đây là tốc độ tăng Tài sản sinh lãi của VPBank và TCB cao hơn của VCB và BID, chứng tỏ các khoản cho vay của VPBank và TCB hiệu quả hơn, vì ở đây thể hiện 1 phần trong năm 2015 VPBank và TCB tập trung khá nhiều vào tín dụng BĐS, đây là mảng có LN Biên cao trong hệ thống ngân hàng. Còn VCB thì trong năm qua tăng mạnh hơn ở mảng Trái phiếu, BID thì vì có 1 phần tài trợ vốn cho các ưu đãi của Chính phủ, và cũng có 1 lượng ko nhỏ tập trung vào Trái phiếu do đó đây cũng là nguyên nhân làm cho NIM của 2 ngân hàng này ko cao. Sang năm 2016 khi TCB dần phải theo nguyên tắc của Basel 2, để đảm bảo tỷ lệ CAR thì có thể TCB phải hạn chế lại tín dụng cho BĐS, điều này dẫn đến NIM của TCB có thể giảm mạnh.
- Về các điểm cần lưu ý của VCB, BID, CTG trong năm 2016:
Rỏ ràng để cải thiện NIM thì các ngân hàng cần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng, đồng thời kết hợp với tăng số vòng quay Tài sản inh lời. Và tín dụng vào BĐS là điều dễ làm nhất để tăng NIM.
Tuy nhiên điều này trong năm 2016 ko dễ dàng với các ngân hàng vì tiêu chuẩn Basel 2 đánh giá hệ số rủi ro các khoản cho vay BĐS cao hơn hiện tại nhiều và nó tương đương với Dự thảo Sửa đổi TT36 là 250%, điều này làm cho hệ số CAR sẽ có chiều hướng nghịch chiều với tin dụng cho BĐS.
+ Với VCB, tuy có LNTT thấp hơn BID và CTG, nhưng VCB được cho là trong sạch hơn do VCB tập trung vào việc giải quyết Nợ xấu và trích lập dự phòng mạnh hơn. Ở VCB cần lưu ý thêm về việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nếu buộc phải gánh thêm 1 hoặc 2 ngân hàng yếu kém nữa thì có thể ảnh hưởng đến VCB, đặc biệt là có tin đồn về việc phải sáp nhập với STB hoặc EIB, điều này nếu đúng thì sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến LN của VCB vì quy mô của 2 ngân hàng này là tương đối lớn so với các ngân hàng yếu kém khác.
So với BID và CTG thì các khoản Bảo lãnh, Cam kết khác của VCB ở mức khá thấp là 31k tỷ, BID hơn 100k tỷ, CTG khoảng 62k tỷ.
Về lãi dự thu của VCB cũng ở mức thấp so với BID và CTG là 4800 tỷ, BID là 9400 tỷ, CTG là 13000 tỷ.
+ Với CTG, LNTT 2015 cao hơn cả VCB, tuy nhiên các chi phí sáp nhập với GPBank chưa được tính trong năm 2015, điều này hàm ý 2016 khi tính các chi phí này vào sẽ ảnh hưởng đến LN của CTG, mặt khác Lãi dự thu của CTG 2015 ở mức cao 13000 tỷ, và số này cũng là 1 rủi ro tiềm ẩn Nợ xấu phát sinh torng đây.
+ Với BID, LNTT 2015 cao nhất hệ thống ngân hàng, và trong năm 2016 này BID sẽ được hoàn nhập 1 khoản LN từ việc thoái vốn là 890 tỷ, tuy nhiên các khoản Bảo lãnh, Cam kết của BID ở mức cao là hơn 100k tỷ, Lãi dự thu của BID cũng ở mức cao 9400 tỷ. Trong năm 2016 này việc Nâng vốn Cấp 1 là việc BID sẽ dần phải làm để cải thiện CAR, vì vậy kỳ vọng việc tìm đối tác chiến lược sẽ được đẩy nhanh hơn, và game ETF vẫn sẽ dc mong đợi trong năm nay do tỷ lệ sở hữu của NN giảm xuống làm tăng freefloat.