Bí quyết và sai lầm khi chăm sóc xe
Đa số chủ sở hữu xe thường xuyên nghe được vô vàn lời khuyên về cách chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, nhưng không phải “mẹo vặt” nào cũng đúng, đôi khi thậm chí là sai lầm.
Trước bạt ngàn thông tin về cách chăm sóc xe, có lẽ cách tốt nhất là nghe theo lời khuyên của nhà sản xuất xe, hoặc các tổ chức đánh giá độc lập, có uy tín.
Dưới đây là 4 lời khuyên của một chuyên gia thử xe thuộc tạp chí xếp hạng tiêu dùng Consumer Reports của Mỹ và người phát ngôn của Tổ chức an toàn giao thông Mỹ AAA.
Bí quyết: Làm nóng máy trước khi khởi hành
Một số người cho rằng ô tô sẽ bền hơn nếu trong quá trình sử dụng, bạn cho xe nổ không tải để làm nóng máy trước khi khởi hành. Điều đó liệu có đúng?
Đúng là động cơ sẽ bền hơn nếu xe khởi hành khi đã nóng máy. Dầu loãng hơn và sẽ chỉ mất rất ít thời gian để dầu chảy đến tất cả các bộ phận cần được bôi trơn của động cơ. Tuy nhiên, nếu để động cơ nổ không tải thì chẳng ích gì mà chỉ tốn xăng.
Cách tốt nhất là lái xe chạy chầm chậm một vài vòng cho nóng máy. Mỗi sáng chỉ cần vài phút như vậy là đủ cho động cơ, và cả cho hệ thống phanh - lưu ý không phanh đột ngột mà mớm từ từ để nhiệt độ ở hệ thống phanh nóng dần lên.
Bí quyết: Thay nước làm mát
Một số người không bao giờ quan tâm đến việc thay nước làm mát động cơ, trong khi một số khác lại thay nước làm mát quá thường xuyên
Lời khuyên của chuyên gia của Consumer Reports là bạn nên thay nước làm mát cho xe khoảng 4 năm/lần. Một lưu ý nữa là nên dùng nước làm mát đã qua xử lý, pha chế, chứ không nên dùng nước máy vì trong nước máy có một số khoáng chất có thể gây trục trặc cho động cơ.
Trong trường hợp bạn sử dụng loại nước làm mát mà nhà sản xuất hướng dẫn là phải pha loãng trước khi sử dụng thì hãy dùng nước cất và không nên pha với lượng nước thấp hơn khuyến nghị của nhà sản xuất.
Chất làm mát sẽ cho hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng với một lượng nước vừa đủ, không quá nhiều hay quá ít.
Thời gian giữa mỗi lần thay nước làm mát ngăn hay dài tùy thuộc vào điều kiện khí hậu nơi bạn sinh sống. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý là nên thay nước làm mát một cách đều đặn.
Bí quyết: Thay dầu đúng hạn
Nhiều người vẫn cho rằng nên thay dầu nhờn cho xe 3 tháng/lần, hoặc 5.000km/lần. Tất nhiên là chẳng hại gì cho xe nếu bạn thay dầu thường xuyên, nhưng chuyên gia của Consumer Reports cho rằng như vậy là lãng phí một cách không cần thiết.
Thay vì tiến hành thay dầu xe tùy hứng theo quan điểm cá nhân, hãy đọc cuốn hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông thường, thời gian có thay dầu có thể lâu hơn 3 tháng hoặc 5.000km. Nhiều xe thậm chí có thể chạy trong 6 tháng hoặc 10.000 km mới cần thay dầu.
Nhiều nhà sản xuất dầu nhờn còn khẳng định rằng sản phẩm dầu tổng hợp của họ có thể sử dụng lâu hơn, đôi khi lên đến 16.000km. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên thay dầu đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất xe.
Sai lầm: “Không có thiết bị đo áp suất lốp”
Nên thường xuyên kiểm tra áp suất lốp và không nên chỉ ước lượng bằng mắt mà nên có thiết bị đo chính xác. Nếu bạn có một chiếc xe đời mới, có thể đã có hệ thống kiểm soát áp suất lốp ngay trong xe, và khi áp suất quá thấp, đèn cảnh báo sẽ chớp sáng trên táp-lô để nhắc nhở.
Tuy nhiên, có một thực tế là trong hầu hết các trường hợp, khi đèn cảnh báo chớp sáng thì cũng là lúc áp suất lốp đã thấp hơn mức mà lẽ ra bạn không nên để xảy ra.
Một lưu ý là nên kiểm tra áp suất lốp trước khi bắt đầu hành trình, tức là lúc nhiệt độ lốp thấp nhất, cho kết quả chính xác nhất.
Mức áp suất chuẩn được in ngay trên lốp hoặc ở tấm kim loại bên trong cánh cửa bên ghế lái.
III.Đánh bóng vỏ ngoài và phục hồi kính lái
A. Phục hồi kính lái
Chắc chắn, sau khi tậu cho mình một chiếc xe hơi, bạn sẽ chưa thể hài lòng với chiếc xe của mình và còn muốn thực hiện thêm nhiều option nữa để nâng cao tính thực dụng cũng như tiện nghi. Về kính xe, trong mùa hè nóng bức, chắc chắn bạn sẽ muốn dán phim cách nhiệt để chống nóng cho khoang trong xe. Điều đó hoàn toàn có thể, và thị trường hiện cũng có rất nhiều nhãn hiệu để bạn có thể lựa chọn và đều đã chứng tỏ được hiệu quả.
Vậy trong điều kiện trời mưa thì sao? Khi đi xe trong trời mưa hoặc đi vào ban đêm, bạn luôn gặp rắc rối khi lái xe và cảm thấy rất mất an toàn vì luôn bị lóa bởi ánh đèn pha từ các xe đi ngược chiều và khúc xạ từ giọt nước mưa, mặc dù cần gạt nước liên tục hoạt động. Chắc bạn sẽ hỏi, có sản phẩm nào trên thị trường có thể khắc phục được điều này để bạn có thể an tâm khi lái xe trong điều kiện trời mưa? Và làm như thế nào? Giá cả? và bạn sẽ còn được lợi ích gì thêm nữa không?
Do bề mặt kính rất nhấp nhô và có nhiều khe kẽ nên kính rất dễ bị nứt vỡ và bám bẩn. Để bảo vệ kính tránh bị nứt vỡ và ôxi hóa mà vẫn đảm bảo ánh sáng truyền qua kính được trung thực, các nhà nghiên cứu đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp. Trong đó các phương pháp tráng phủ lên bề mặt kính một lớp mỏng là rất phổ biến. Thường những công nghệ tráng phủ đều chỉ tạo ra liên kết hydro không bền vững trên bề mặt. Với những công nghệ này, tác dụng của nó sẽ mất trong thời gian ngắn và sẽ không có hiệu quả lâu dài.
Diamon-Fusion® là một sản phẩm có thể khắc phục được những phiền phức trên nhờ công nghệ tráng phủ nano đã được cấp bằng sáng chế tại Mỹ (sở hữu bởi công ty Diamon-Fusion International - DFI và được bảo hộ tại hơn 120 nước trên thế giới). Lớp phủ Diamon-Fusion® được thực hiện tại cấp độ nano, với kích thước khoảng 30 nanomet. Thay vì chỉ phủ một lớp không bền vững trên bề mặt, thì các phản ứng hóa học sẽ xảy ra khi Diamon-Fusion® tiếp xúc với bề mặt của kính (và các hợp chất silicat nói chung). Nhờ đó, Diamon-Fusion® sẽ liên kết với bề mặt bằng những liên kết dạng chéo, dạng nhánh phủ đầy những khe, kẽ lồi lõm làm bằng phẳng bề mặt ở cấp độ nano.
Có một điều rất tiện lợi là mặc dù là một công nghệ cao, nhưng để thực hiện công nghệ này lại hoàn toàn có thể dùng phương pháp thủ công mà vẫn đảm bảo chất lượng với những đồ nghề hết sức đơn giản.
Tráng phủ Diamon-Fusion® được tiến hành qua ba bước và có thể tiến hành một cách hoàn toàn thủ công trong một khoảng thời gian khá ngắn (khoảng 30 phút với 1 m2 kính, chưa kể thời gian hồi phục).
Diamon-Fusion® hoạt động như thế nào?
Giai đoạn đầu tiên là phục hồi và làm sạch kính trước khi phủ Diamon-Fusion®. Giai đoạn này tùy thuộc vào kính của bạn. Nếu kính mới, thì có thể chỉ cần rửa bằng xà phòng thông thường và sử dụng hóa chất làm sạch bề mặt là có thể bắt đầu công đoạn phủ được ngay. Nhưng với những loại kính dùng đã lâu, bị mờ đục hay có tỳ vết thì cần xử lý bằng hóa chất của DFI hoặc phương pháp cơ học nếu cần.
Phủ giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, người thi công sẽ phủ một lớp hóa chất lên trong thời gian 3 phút. Phản ứng hóa học xảy ra ở giai đoạn 1 sẽ làm cho lớp màng silicon được cấy sâu xuống dưới bề mặt kính bằng những liên kết chéo và phân nhánh. Sau đó các nguyên tử clo sẽ được thay thế bởi nhóm OH khi bề mặt được làm ẩm (Clo đã bị đẩy về một đầu của chuỗi nguyên tử sau giai đoạn 1). Lớp đầu tiên này là lớp rất bền vững do liên kết hóa học rất bền chắc với kính. Sau giai đoạn này, độ bóng của mặt kính đã được tăng lên đáng kể và góc tiếp xúc của nước đọng trên bề mặt kính đã là 90 độ.
Phủ giai đoạn 2: DF2 ở thể dễ bốc hơi được phủ lên bề mặt nhằm bịt kín toàn bộ dãy nguyên tử ở giai đoạn 2. Quy trình này sẽ làm tăng đáng kể khả năng chống sự bám dính của nước trên bề mặt. Về mặt hóa học,các chất gây ô nhiễm cũng không còn chỗ để kết dính, nhờ đó tính chông bám dính trên bề mặt trở nên hoàn hảo hơn. Lúc này, bê mặt kính đã trở nên rất nhẵn bóng, và giọt nước bám trên mặt kính cũng giống như trên lá sen, và góc tiếp xúc của giọt nước đọng trên kính là 118 độ.
Phủ Diamon-Fusion® cho toàn bộ cửa kính của một chiếc xe 4 chỗ mất khoảng 2 giờ, và chỉ cần hẹn nhân viên của công ty GmG (là nhà phân phối độc quyền của DFI tại Việt Nam) là có thể thực hiện được dễ dàng ở bất kỳ địa điểm nào thuận lợi cho khách hàng.
Sau khi hoàn tất, theo GmG, công ty cam kết bảo dưỡng một năm cho khách hàng, sau đó sẽ hướng dẫn để khách hàng tự bảo dưỡng.
Lợi ích mà Diamon-Fusion® mang lại?
Tất nhiên, sau khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, khách hàng sẽ luôn đặt câu hỏi: tôi được lợi gì với số tiền mình bỏ ra?
Có thể thấy ngay (và những nghiên cứu độc lập trên thế giới cũng chứng tỏ) Diamon-Fusion® giúp tăng tầm nhìn trong điều kiện trời mưa lên đến 30%, nó mang lại cho lái xe thêm thời gian xử lý thêm 20% (1 đến 2 giây) - một con số rất ấn tượng với những giá trị về an toàn. Nếu từng đi xe trong điều kiện trời mưa to, bạn sẽ biết một tầm nhìn tốt giá trị như thế nào bởi bạn luôn thấy lúng túng khi nước mưa luôn làm bạn khó quan sát.
Có được điều đó là nhờ bề mặt kính đã nhẵn bóng hơn nên hệ số ma sát giảm xuống, nghĩa là những giọt nước mưa sẽ không thể bám dính trên bề mặt kính gây cản trở tầm nhìn cho lái xe. Nếu đi xe với tốc độ cao thậm chí bạn không cần dùng cần gạt nước bởi gió làm những hạt nước trôi đi nhanh hơn. Bạn sẽ ít phải dùng cần gạt nước hơn và do đó sẽ làm tăng tuổi thọ của kính.
Khi trời mưa nhỏ, những hạt nước li ti sẽ bám trên mặt kính cũng gây cản trở đáng kể cho tầm nhìn của bạn, và đôi khi cần gạt nước hoạt động lại làm nhòe thêm hình ảnh qua kính do nước sẽ dính trên bề mặt kính. Khi được xử lý với Diamon-Fusion®, kính sẽ trơn hơn và khiến cần gạt nước hoạt động hiệu quả hơn để cho bạn một tầm nhìn tốt.
Diamon-Fusion® cũng làm ánh sáng truyền qua kính được rõ hơn, làm tăng tầm nhìn của bạn cả trong những điều kiện lái bình thường. Điều này cũng làm tăng độ an toàn khi lái xe. Thêm nữa, nếu bạn thường cảm thấy bị lóa mắt bởi những ánh đèn phía trước xe hay những xe ngược chiều trong điều kiện buổi tối thì Dianmon-Fusion® cũng giúp giảm khả năng này rất đáng kể.
Một điểm cũng rất đáng lưu tâm của công nghệ này là kính xe của bạn cũng sẽ ít bị trầy xước, nứt vỡ hơn do độ bóng được tăng lên sẽ làm giảm những khe kẽ nhỏ li ti trên bề mặt kính làm kính bị nứt (yếu tố làm kính dễ bị nứt). Theo những nghiên cứu độc lập, sau khi phủ Diamon-Fusion® cần một lực lớn hơn 10 lần kính mới vỡ so với kính thường. Kính cũng khó bị bẩn, đóng cặn hơn nên giảm được thời gian lau chùi và khi lau chùi cũng dễ dàng hơn.
Bạn cần lưu ý gì khi sử dụng?
Trước hết cần lưu ý, với kính được phủ Diamon-Fusion® bạn không nên rửa kính bằng những chất tẩy rửa chứa kiềm nồng độ cao (PH từ 13-14). Nhưng bạn hoàn toàn an tâm vì có thể dùng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng, nước lau kính… bởi những hóa chất có nồng độ kiềm cao đến 13-14 chỉ là những hóa chất đặc biệt.
Không nên chà xát mạnh bằng những vật cứng lên bề kính vì nó sẽ làm bào mòn kính. Bạn nên dùng khăn mềm để lau kính, bởi kính sẽ được lau chùi rất dễ dàng.
Thường xuyên bảo dưỡng phục hồi bằng chai xịt. Thời gian cần bảo dưỡng sẽ do công ty phân phối GmG khuyến cáo cho khách hàng tùy theo điều kiện sử dụng.
B. Phục hội độ bóng của sơn xe
Chỉ sau 2 đến 3 năm sử dụng, chiếc xe của bạn sẽ không còn độ bóng bảy nữa, toàn thân như bị phủ bụi mờ, xước sát khắp nơi. Nguyên nhân cơ bản là do nước sơn được chăm sóc không đúng cách, bị trầy xước, do bụi bặm, cát sỏi trên đường bắn lên hay đơn giản là bị thoái hóa dưới thời tiết khắc nghiệt. Với sự hỗ trợ của các hóa chất chuyên dùng, việc khôi phục độ bóng của sơn xe như mới giờ đây hết sức đơn giản và không hề tốn kém.
Khi chiếc xe của bạn đã “có tuổi”, nhiều vấn đề có thể xảy ra. Bề mặt ngoài của nước sơn đã bị oxy hóa, tạo ra một lớp mờ mờ như sương mù phủ lên bề mặt sơn xe. Nếu chiếc xe của bạn thường xuyên để dưới ánh nắng gắt, nóc xe sẽ bị oxy hóa nhanh hơn rất nhiều so với hai bên sườn xe. Nước sơn còn có thể bị đọng cặn bụi, các chất thải của động vật như phân chim…
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh và tính chất mà người ta phân ra các nhóm chất bẩn phá hoại khác nhau, tác động tiêu cực đến độ bóng đẹp của sơn xe. Các loại vết bẩn thường được các nhà sản xuất hóa chất tẩy rửa chia thành một số loại khác nhau như vết sơn, nhựa cây và phân chim, nhựa đường, bụi công nghiệp và các loại bụi bẩn khác
Việc chia thành từng nhóm chất bẩn có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng biện pháp xử lý chúng với loại hóa chất phù hợp. Chẳng hạn như nhựa đường bám rất chặt, lại thường đọng cả cát bên trong, nên nếu cố gắng dùng một cái khăn để lau cho sạch sẽ đồng nghĩa với việc cào xước lớp sơn bóng. Bụi công nghiệp có chứa các tạp chất như mạt kim loại, bụi đá, xi măng... trong đó một số loại có các cạnh sắc nhọn, găm vào bề mặt sơn rồi bị oxy hóa, làm phá vỡ kết cấu sơn bóng xung quanh nó chỉ trong vài ngày. Các loại bụi này nếu không được xử lý sạch kịp thời sẽ làm cho lớp sơn bóng bên ngoài bị hỏng rất nhanh, thậm chí là oxy hóa ăn sâu vào lớp sơn bên trong.
Vỏ xe xấu đi không chỉ do các vết bẩn như đã nêu ở trên gây ra, mà còn có thể do có quá nhiều vết xước. Với những vết xước lớn và sâu, bạn phải qua các trạm dịch vụ chuyên nghiệp để khắc phục. Tuy nhiên, còn lại vô vàn vết xước nhỏ do vô tình để lại, có thể là do các cửa hàng rửa xe dùng khăn cứng, có đọng cát bên trong để cọ xe, hay do các đầu bàn chải quệt vào, hoặc đơn giản là hậu quả của những lần lau xe ở trạng thái khô.
Bạn có thể nghĩ đến việc làm mới chiếc xe bằng cách đem nó đến một trạm dịch vụ chuyên nghiệp rồi sơn bóng lại toàn bộ. Nhưng ở một mức độ nào đó thì việc này lại là chưa cần thiết. sau đây là một số giải pháp khôi phục lại vẻ đẹp của sơn xe mà không quá tốn kém.
Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Rửa xe đúng cách
Đây là công đoạn tưởng chừng không có gì phức tạp, nhưng thực tế thì lại không hề đơn giản như những gì mà đa phần người sử dụng xe hơi ở nước ta quen làm. Để rửa xe đúng cách, bạn cần có đầy đủ nước sạch và loại hóa chất chuyên dùng để rửa xe. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đã có một số nhà cung cấp hóa chất rửa xe chuyên dùng, với nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Trong số đó, từ lâu cái tên Sonax đã được nhiều người biết đến với các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp xe hơi.
Những loại xà phòng giặt hay nước rửa chén bát có quá nhiều chất tẩy, có thể làm cho sơn xe bị bạc màu nếu dùng quá nhiều, thậm chí làm cho các vết xước sâu thêm. Trong khi đó, các loại hóa chất chuyên dùng để rửa xe sẽ làm trơn bề mặt sơn để các chất bẩn trôi đi chứ không cần phải cọ mạnh. Xà phòng thông thường cũng có thể làm trơn vỏ xe để đánh bật các chất bẩn, nhưng hậu quả là chính xà phòng có kèm chất tẩy đó lại bám lại trên vỏ xe mà vòi xịt cao áp có thể sẽ không rửa sạch hết hoặc nếu muốn sạch thì lượng nước xịt phải rất lớn.
Các phần khác nhau trên xe cũng cần được cọ rửa bằng các khăn hay miếng mút khác nhau, với các chậu hóa chất pha loãng khác nhau. Chẳng hạn, bạn không thể dùng chậu nước với chiếc khăn vừa mới rửa khung gầm hay bánh xe để rửa phần thân xe được. Gầm hay bánh xe có nhiều bụi và cát, chúng sẽ bám vào khăn rồi làm xước sơn trên vỏ xe. Quá trình xịt và lau khô cũng phải đảm bảo với các khăn mềm được sản xuất để chuyên dùng cho lau xe. Nhiều loại khăn không đủ tiêu chuẩn còn có thể làm cho vỏ xe bị nhiễm từ, dẫn đến hút bụi.
Bước 2: Xử lý các vết bẩn cứng đầu
Sau khi đã rửa xe xong, công việc còn lại tùy thuộc vào nước sơn xe lộ ra như thế nào. Đến lúc này, bằng mắt thường cũng có thể nhận ra những vết tích còn đọng lại trên bề mặt sơn xe, đặc biệt là với những chiếc xe thường xuyên vận hành ở những địa hình khác nhau. Để đánh bật các vết bẩn cứng đầu, bạn sẽ phải cần đến một số loại hóa chất và dụng cụ chuyên dùng. Thị trường Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều chủng loại hàng hóa với xuất xứ và giá cả khác nhau, và điều này có thể làm cho bạn cảm thấy bối rối. Tuy nhiên, bạn cần biết mình phải làm gì với chiếc xe trước khi lựa chọn sản phẩm ở các siêu thị đồ chơi xe hơi.
Nếu không muốn tự mình chăm sóc xe, thì các chủ xe cũng cần sáng suốt trong việc lựa chọn dịch vụ chuyên nghiệp và uy tín, tránh khỏi tiền mất mà tật xe lại nặng thêm. Bằng con mắt nghề nghiệp, những người thợ chăm sóc xe giàu kinh nghiệm sẽ nhận biết và phân loại chất bẩn theo các nhóm như đã đề cập ở trên, từ đó sẽ đưa ra giải pháp cùng với hóa chất thích hợp.
Xuất phát từ đặc tính lý hóa mà mỗi loại vết bẩn cần phải có các hóa chất riêng để xử lý. Chẳng hạn, Sonax Tar Remover có tác dụng loại bỏ nhựa đường và các loại keo dính tương tự trên bề mặt sơn xe mà không cần chà xát. Hóa chất này sau khi được xịt lên chỗ vết bẩn, sẽ làm cho các chất nhựa đường hay keo mềm ra và bị rửa trôi bằng nước dễ dàng. Sonax Bauharz Entferner… thì có tác dụng làm sạch nhựa cây và phân chim mà không để lại dấu vết…
Một số loại chất bẩn có thể có những tạp chất làm ăn mòn sơn xe, chính vì thế sau khi dùng hóa chất xử lý sạch sẽ để lại dấu vết. Để có thể trả lại độ bóng và sáng như sơn mới, Sonax cũng khuyến cáo khách hàng nên sử dụng một số hóa chất bổ sung. Chẳng hạn, sau khi tẩy sạch nhựa đường bằng Tar Remover, bạn nên sử dụng thêm Sonax Liquid Wax, thoa đều lên rồi đánh bóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 3: Xử lý các vết xước
Cùng nhìn lại hình minh họa sơn xe bị các hạt bụi công nghiệp như mạt kim loại, bụi đá, xi măng... bám và găm vào ở trên. Đó chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bề mặt sơn xe bị rỗ hay sần, oxy hóa và xước sát. Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc sơn bị trầy xước chính là do sự vô tình của chủ xe và do dịch vụ rửa xe không đúng quy cách. Chỉ cần một lần dùng khăn không đủ mềm và sạch để lau xe cũng có thể để lại trên thân vỏ của chiếc xe hàng ngàn vết xước nhỏ mà thoáng nhìn không thấy. Thêm vào đó là những va quệt nhẹ để lại những vết xước rõ hơn và có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng không quá sâu.
Xử lý những vết xước nhẹ kiểu này đã trở nên đơn giản với việc sử dụng những hóa chất chuyên dụng như Sonax Polish & Wax Color kết hợp với bút Sonax Color Pen black/white. Cũng như công đoạn tẩy các vết bẩn, việc xử lý các vết xước cũng phải được thực hiện sau khi xe đã được rửa sạch đúng cách. Tiếp theo, sơn xe được làm nhẵn bằng máy đánh bóng cùng với chất đánh bóng kể trên. Các vết sâu hơn còn lại sẽ được che phủ bằng chiếc bút sáp đặc biệt đi kèm.
Công đoạn cuối cùng là toàn bộ phần vỏ xe được đánh bóng với một lớp hóa chất bảo vệ sơn. Ngoài tác dụng bảo vệ sơn khỏi lão hóa, lớp hóa chất này còn có tác dụng chống bám bụi và nước. Hiệu quả thật bất ngờ sau khi mọi việc được hoàn thành, vỏ xe bị bẩn và xước được trả lại độ bóng đẹp như mới. Chi phí tùy theo mức độ tổn hại của sơn, có thể chỉ vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng, cũng có thể là hàng triệu đồng. Nhưng một điều không ai có thể phủ nhận là tân trang đúng quy trình khoa học không chỉ làm tăng độ bền của vỏ xe mà còn làm cho chủ xe tự tin hơn với chiếc xe lúc nào cũng sáng đẹp.