Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
23/5/12
143
1
16
32
<span style=""color: #ff0000;"">Trên thế giới đông tây kim cổ em chứng kiến 2 mặt hàng mà người tiêu dùng phải xếp hàng, chen lấn, xô đẩy để được mua nhiều nhất đó là: Ixxxx của Apple và Trường điểm của Xứ lừa trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế làm cả thế giới chao đảo. Xứng đang đưa vào kỷ lục Guinness của thế giới. Trong cơn sốt như vậy, và với thực trạng mà người Mỹ bình luận dưới đây, cơ hội nào cho các bác thâm nhập vào thị trường béo bở và đầy tiềm năng này!?</span>

Báo Mỹ bình luận về giáo dục Việt Nam
Anh Đào Quốc Huy và vợ là hai trong số những người "cắm rễ" bên ngoài cổng trường Thực Nghiệm lúc 3h sáng. Khi mặt trời lên, đám đông ùa vào, xô đổ cả cổng sắt, giẫm bồn hoa, chỉ để tranh suất mua hồ sơ vào học lớp một. Trường tiểu học Thực nghiệm là một trong số những trường công hiếm hoi ở Việt Nam đi theo mô hình dạy học của Mỹ, thay vì cách dạy học thuộc lòng thường thấy. Khoảng 600 trẻ mẫu giáo trên khắp Hà Nội sẽ phải cạnh tranh nhau để giành 200 đơn xin học lớp một mùa thu này.
"Giống như chơi xổ số vậy", anh Huy, 35 tuổi, đi nộp hồ sơ cho con gái chia sẻ. "Chúng tôi cần phải gặp may".
Vụ chen lấn ở trường Thực nghiệm mới đây, chỉ gây ra một vài xô xát nhỏ và không ai bị bắt, nhưng lại phản ánh một vấn đề vốn là gánh nặng ở Việt Nam. Nền giáo dục nước nhà vẫn ở trong tình trạng trì trệ và lạc hậu, cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế. Và tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo hiện nay rơi vào tình trạng tuyệt vọng vì không thể thay đổi được tình hình.
gd.jpg

Phụ huynh học sinh đạp đổ cổng trường Thực nghiệm để vào mua đơn xin học ở Hà Nội. Ảnh:Hoàng Hà
Tại quốc gia từng theo Nho giáo đề cao giáo dục và thi cử, các trường học ở mọi cấp đều đối mặt với tình trạng gian lận, hối lộ và thiếu các nhà nghiên cứu cũng như các chương trình tiêu chuẩn thế giới. Kết quả là số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam theo học các trường tư có chương trình quốc tế và sau đó ra nước ngoài học cao đẳng, đại học, ngày càng tăng.

Dù thu nhập trung bình của người Việt Nam chỉ dừng ở mức 1.400 USD, năm ngoái vẫn có hơn 30.000 người Việt theo học ở các trường của nước ngoài. Việt Nam xếp thứ 5 về số du học sinh ở Australia và thứ 8 ở Mỹ, trên cả Mexico, Brazil và Pháp.
Số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ đã tăng gấp 7 lần kể từ con số 2.000 học sinh trong thập kỷ vừa qua. Hầu hết trong số gần 15.000 học sinh theo học ở Mỹ năm ngoái không đi theo diện học bổng của các trường danh tiếng, mà thay vào đó là ghi tên vào các trường cao đẳng cộng đồng với học phí do gia đình chi trả, theo Viện Giáo dục Quốc tế ở New York.
Không giống những trường đại học ở nước láng giềng Trung Quốc, nơi các nhà lãnh đạo đã đi vào cải cách sâu rộng từ những năm 1980, các trường đại học ở Việt Nam vẫn chưa thể bắt kịp tốc độ với một thế giới đang toàn cầu hóa không ngừng, các chuyên gia nhận xét. Thay vào đó, giáo dục ở Việt Nam vẫn duy trì một hệ thống quản lý tập trung kém hiệu quả và thiếu tư duy phê phán.
Hình mẫu giáo dục Việt Nam là “một cho tất cả” và vì thế các nhà lãnh đạo “cần hành động nhiều hơn để biến giáo dục trở thành một trong những tài sản của quốc gia”, Mai Thanh, một chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Hà Nội cho biết. “Tôi xem đó như một cơ hội bị bỏ lỡ”.
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Việt Nam vẫn ở mức 6%, dù là một trong những nước châu Á có tỷ lệ lạm phát cao nhất và nền kinh tế đang còng lưng gánh những công ty nhà nước trì trệ. Nhưng các nhà phân tích nhận định rằng khủng hoảng giáo dục sẽ khiến lực lượng lao động trong nước “cằn cỗi” và cản trở sự phát triển của quốc gia.
Intel, nhà sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới, vừa phải vật lộn để tuyển dụng được các nhân viên lành nghề cho cơ sở sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu từ trường Kennedy thuộc đại học Harvard cho biết.
Sứ quán Mỹ ở Hà Nội cho hay “cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực” của Việt Nam không hỗ trợ cho nhu cầu giáo dục đang tăng lên của quốc gia, trong khi các nhà nghiên cứu của Harvard nói rằng việc cải cách hệ thống giáo dục của Việt Nam đã bị “đóng băng” dù cho công cuộc cải cách và tự do hóa bắt đầu vào giữa những năm 1980.
Dù Việt Nam đã đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, tương đương một phần trăm trong tổng sản phẩm quốc nội, hơn so với nhiều nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình dương, vấn đề cốt lõi nằm ở quản lý kém chứ không do thiếu đầu tư.

“Chính phủ nhận thức sâu sắc rằng đang có sự bất mãn đối với thực trạng giáo dục hiện nay, trong những người kể cả người có điều kiện kinh tế và chính trị cao hơn lẫn những người bình dân đại chúng", Ben Wilkinson, đồng tác giả một báo cáo quan trọng năm 2008 và là phó giám đốc Chương trình Việt Nam của trường Kennedy ở TP. HCM nói. Ông thêm rằng vẫn còn quá sớm để nói về những hệ lụy của trào lưu học sinh Việt Nam đi du học nước ngoài đối với tương lai của đất nước.
Một vấn đề khác là thực trạng các bậc phụ huynh hối lộ cho giáo viên để con em được điểm cao và khiến bằng cấp trở nên tầm thường. Trong một báo cáo năm 2010, Tổ chức Minh bạch Quốc tế có trụ sở tại Berlin đã kết luận rằng giáo dục là ngành tham nhũng thứ hai, sau ngành hành pháp, ở Việt Nam.
Truyền thông quốc gia thường xuyên đưa tin về những vụ bê bối liên quan đến giáo dục, trong đó vụ việc gây xôn xao gần đây nhất là việc giám thị ở một trường THPT dân lập tại tỉnh Bắc Giang ném đáp án cho các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp cấp ba. Sau khi bị một thí sinh quay lại hành động gian lận này bằng camera, 6 giáo viên và cán bộ đã bị cách chức.
Đầu tháng này, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một điều luật cho phép các trường đại học tự quản nhiều hơn, nhưng các nhà cải cách giáo dục thì vẫn tỏ ra hoài nghi.
“Nhiều trường đại học chỉ quan tâm đến chuyện làm sao để tuyển dụng được nhiều sinh viên nhất”, đại biểu quốc hội Mỹ Hương cho biết. “Rồi các cử nhân sẽ đi về đâu? Liệu họ có thể tìm được công ăn việc làm không?”.
Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam vẫn đang loay hoay nghĩ xem làm thế nào để giúp con em họ học tập tốt trong một hệ thống trường lớp lạc hậu như thế. Một trong những giải pháp phổ biến là đăng ký vào các lớp học thêm ban đêm do các giáo viên trường công, những người có mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng (250 USD), giảng dạy. Không giống các quan chức cấp cao, hầu hết các gia đình ở Việt Nam không đủ tiền cho con em theo học ở các trường tư và đi du học.
Tuy nhiên, vợ chồng anh Đào Quốc Huy, những người đã đợi cả đêm cùng nhiều bậc cha mẹ khác bên ngoài cổng trường Thực nghiệm, vẫn còn may mắn hơn nhiều phụ huynh. Cô con gái 6 tuổi của anh mới đây đã đỗ vào một trường khác với học phí 870.000 đồng/tháng (40 USD), rẻ hơn 10 lần so với một số trường tư thục.
“Mọi người đều muốn cải cách giáo dục nhưng chẳng thể làm gì cả”, anh nói.
Anh Ngọc (theo AP)
 
Hạng B2
23/5/12
143
1
16
32
Em thấy giờ mở các trường mẫu giáo, tiểu học và gắn nhãn quốc tế vào là có thể kiếm cơm ngon!
 
Chuột Tiến
1/10/11
4.554
100.151
113
Sài Gòn
ekira nói:
Em thấy giờ mở các trường mẫu giáo, tiểu học và gắn nhãn quốc tế vào là có thể kiếm cơm ngon!
Lằm nhé bác. Nếu giá bình dân thì chỉ đủ sống. Giá cao mà mác nước ngoài + chất lượng èo thì có mà ăn cám nhé. Dân Vịt không điên như mấy bô bình loạn đâu. Tiền nào của đó thôi.
 
Hạng D
26/7/07
3.864
6
38
HCM
vẫn là câu nói của em ở thớt kia. bác có giải quyết được vấn đề resource, technical (ở đây không đơn thuần là khái niệm kĩ thuật đơn thuần, mà trong lĩnh vực giáo dục, nó còn nhiều thứ phức tạp hơn), vốn và vấn đề cuối cùng mà vô cùng quan trọng là pháp lý!
 
Hạng C
25/4/06
786
1.849
93
JerryMouse nói:
ekira nói:
Em thấy giờ mở các trường mẫu giáo, tiểu học và gắn nhãn quốc tế vào là có thể kiếm cơm ngon!
Lằm nhé bác. Nếu giá bình dân thì chỉ đủ sống. Giá cao mà mác nước ngoài + chất lượng èo thì có mà ăn cám nhé. Dân Vịt không điên như mấy bô bình loạn đâu. Tiền nào của đó thôi.
<span style=""color: #333399;"">Em xin góp thêm một vài ý:</span>
<span style=""color: #333399;"">- Ở Hà Nội thì em không biết, chứ Sài Gòn thì thị trường giáo dục đã được phân chia, hùng cứ của các trường từ Mẫu giáo đến PTTH học như sau:</span>
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG QUỐC TẾ
Số trường: 34
1. SONG NGỮ QUỐC TẾ HORIZON SỐ 2 LƯƠNG HỮU KHÁNH Phường Phạm Ngũ Lão - Quận 1 9257023 Tư Thục Việt Nam (Song ngữ) Cấp 1,2,3 Horizon international Bilingual School
2. THPT DÂN LẬP QUỐC TẾ APU 286 LÃNH BINH THĂNG Phường 11 - Quận 11 9624897 Dân Lập Hoa Kỳ Cấp 1,2,3
3. ĐÀI BẮC Lô S3, Khu A, Đô Thị Mới Nam Sài Gòn Phường Tân Phú - Quận 7 54179007 Dân Lập Đài loan MN & Cấp 1,2,3 Văn phòng KTế VH Đài Bắc
4. NHẬT BẢN LÔ M9 KHU ĐÔ THỊ NAM SÀI GÒN Phường Tân Phú - Quận 7 4179013 Tư Thục Nhật Bản Cấp 1, 2 Tổng LS Quán Nhật Bản
5. HÀN QUỐC S3 Khu A, Đại lộ Nguyễn Văn Linh Phường Tân Phú - Quận 7 4179021 Tư Thục Hàn Quốc MN & Cấp 1,2,3 Tổng LS Quán Hàn Quốc
6. PHÁP QUỐC TẾ MAGRUERITE DURAS 11 Long Bình Phường Long Bình - Quận 9 8257131 Tư Thục Pháp MN & Cấp 1,2,3 Tổng LS Quán Pháp
7. QUỐC TẾ TP. HỒ CHÍ MINH (INTERNATIONAL SCHOOL, HCMC) 649A VÕ TRƯỜNG TOẢN P ? Quận 2 8989199 Tư Thục Anh MN & Cấp 1,2,3 Cty Liên doanh trường Trung học QTế TP.HCM
8. TRƯỜNG QUỐC TẾ DẠY BẰNG TIẾNG ANH (BRITISH INTERNATIONAL SCHOOL, VIETNAM) 225 NGUYỄN VĂN HƯỞNG Phường Thảo Ðiền - Quận 2 3744 4551 Dân Lập Anh MN & Cấp 1,2,3 411022000066, Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 14/5/2007 Ông Nguyễn Đức Hinh
9. QUỐC TẾ NAM SÀI GÒN (SAIGON SOUTH INTERNATIONAL SCHOOL) ĐẠI LỘ NGUYỄN VĂN LINH Phường Tân Phong - Quận 7 54130901 Tư Thục Hoa Kỳ MN & Cấp 1,2,3 602/GPĐC2/BKHĐT, Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư cấp ngày 22/08/1997 Cty Liên doanh Phú Mỹ Hưng
10. TIỂU HỌC DL QUỐC TẾ ANGLOPHONE (ANGLOPHONE BRITISH CURRICULUM INTERNATIONAL SCHOOL) Số 2 và đường 1E, lô G, Khu dân cư Trung Sơn Xã Bình Hưng - Huyện Bình Chánh 54318050 Dân Lập Anh Cấp 1, 2 Cty TNHH Giáo dục Đào tạo Ngân Hà
11. MẦM NON QUỐC TẾ FOSCO 40 Bà Huyện Thanh Quan P ? Quận 3 39305930 Dân Lập Hoa Kỳ Mầm Non
12. TIỂU HỌC DÂN LẬP QUỐC TẾ FOSCO 40 Bà Huyện Thanh Quan P ? Quận 3 39302019 Dân Lập Hoa Kỳ Tiểu Học
13. QUỐC TẾ ÚC SÀI GÒN (THE AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL SAIGON) 21 PHẠM NGỌC THẠCH Phường 6 - Quận 3 8224992 Tư Thục Úc MN & Cấp 1,2,3 Cty TNHH Trường Trung học Quốc tế Úc-Sài Gòn
14. TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC TẾ MỸ (AMERICAN INTERNATIONAL SCHOOL) 102 C Nguyễn Văn Cừ Phường Nguyễn Cư Trinh - Quận 1 38385005 Tư Thục Hoa Kỳ Cấp 1,2,3
15. NHÀ TRẺ HÀN - KOREAN KINDERGARTEN SCHOOL 54/19C Bạch Đằng Phường 2 - Quận Tân Bình Dân Lập Hàn Quốc Mầm Non
16. MẦM NON GIỮ TRẺ NGÔI SAO 46/1 A Lê Văn Lương Xã Phước Kiển - Huyện Nhà Bè 37817200 Tư Thục Hàn Quốc Mầm Non
17.QT Ngôi Sao Sài Gòn (SAIGON STAR INTERNATIONAL PRIMARY SCHOOL) Khu dân cư số 5 Phường Thạnh Mỹ Lợi - Quận 2 37427827 Dân Lập Hoa Kỳ + Anh MN & Cấp 1
18. MẦM NON - PHỔ THÔNG KINDERWORLD (KINDERWORLD KINDERGARTEN AND PRIVATE SCHOOL) 21-23 NGUYỄN THỊ MINH KHAI Phường Bến Nghé - Quận 1 38272464 Tư Thục Singapore MN & Cấp 1,2 Kinderworld Kindergarten and Private School JS Comapny
19. MẪU GIÁO QUỐC TẾ CREATIVEKIDS VIETNAM 216 Lô H7 Mỹ Hưng Phường Tân Phú - Quận 7 54121306 Dân Lập Việt Nam Mẫu Giáo
20. MẪU GIÁO BÌNH AN S33-1 Lô R 13 Khu phố Hưng Vượng 2 Phường Tân Phong - Quận 7 54100524 Dân Lập Hàn Quốc Mẫu Giáo
21. MẦM NON TƯ THỤC QUỐC TẾ KHAI SÁNG 74 nguyễn Thị Thập Phường Bình Thuận - Quận 7 37733172 Tư Thục Anh Mầm Non
22. PHỔ THÔNG TƯ THỤC QUỐC TẾ KHAI SÁNG 74 Nguyễn Thị Thập Phường Bình Thuận - Quận 7 7733172 Tư Thục Anh Cấp 1,2,3 Vương Bửu Linh
23. Giáo dục MN và PT quốc tế (ACG VIỆT NAM) Nguyễn Thị Định Ấp 2 Phường An Phú - Quận 2 37471234 Dân Lập Anh MN & Cấp 1,2
24. MẦM NON QUỐC TẾ SÀI GÒN LIÊN KẾT 624-626 Lê Văn Lương Phường Tân Hưng - Quận 7 37762035 Dân Lập Anh Mầm Non 2418/GDĐT-TC, Sở GD&ĐT TP.HCM cấp ngày 01/10/2011 Cty TNHH Trường Mầm Non Quốc Tế Sài Gòn Liên Kết
25. THCS - THPT QUỐC TẾ CANADA Khu dân cư 13C Xã Phong Phú - Huyện Bình Chánh 54123456 Dân Lập Việt Nam + Canada Cấp 2, 3
26. Chăm sóc trẻ em quốc tế (SMARTKIDS) 1172 Thảo Điền Phường Thảo Ðiền - Quận 2 37446076 Dân Lập Anh Mầm Non Cty TNHH Trung Tăm Chăm Sóc Trẻ Em Quốc Tế
27. THCS - TPHP QUỐC TẾ SÀI GÒN PEARL 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 - Quận Bình Thạnh 22201788 Tư Thục Bang NewYork Hoa Kỳ Cấp 1,2,3
28. THPT QUỐC TẾ VIỆT - ÚC (SAIGON INTERNATIONAL COLLEGE) 21K Nguyễn Văn Trỗi Phường 12 - Quận Phú Nhuận 39976044 Công Lập Tây Úc THPT
29. TIỂU HỌC QUỐC TẾ PHÁP VIỆT THIÊN THẦN 30 Bui Thi Xuan Phường 2 - Quận Tân Bình 08420524 Tư Thục Pháp Tiểu Học
30. MẦM NON QUỐC TẾ SÀI GÒN PEARL 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 - Quận Bình Thạnh 22201788 Tư Thục Hoa Kỳ Mầm Non
31. MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG QUỐC TẾ ĐỨC 257 Hoàng Văn Thụ P ? Quận Tân Bình 73007257 Tư Thục Đức MN & Cấp 1,2,3
32. MẦM NON QUỐC TẾ ANH VIỆT Lô số 7 (Vị trí A6 và B3) Khu 6B Đô thị mới Nam thành phố Xã Bình Hưng - Huyện Bình Chánh Tư Thục Anh Mầm Non
33. TIỂU HỌC QUỐC TẾ ANH VIỆT Lô số 7 (Vị trí A6 và B3) Khu 6B Đô thị mới Nam thành phố Xã Bình Hưng - Huyện Bình Chánh Tư Thục Anh Tiểu Học
34. THCS VÀ THPT QUỐC TẾ ANH VIỆT Lô số 7 (Vị trí A6 và B3) Khu 6B Đô thị mới Nam thành phố Xã Bình Hưng - Huyện Bình Chánh Tư Thục Anh Cấp 2, 3

<span style=""color: #333399;"">Ngoài ra còn các trường, hệt thống các trường dạy tiếng Anh như: VUS, ILA, AMA, ACET, VATC...</span>
<span style=""color: #333399;"">Nói chung bác nào nhảy vào "cá kiếm" nếu không khéo sẽ bị làm mồi cho lũ "cá mập" mà thôi !</span>
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
15/4/11
976
12
38
đầu tư giáo dục và bệnh viện thì có lẽ là kiếm cơm ngon các bác nhỉ
 
Hạng D
14/5/08
2.537
22.294
113
Đồng quan điểm với bác Aerokid. Công tác khảo sát thị trường của DN Việt Nam cực kỳ kém, bây giờ mà nhảy vào nó giết cho chết. Ngoài ra, người miền Bắc nói chung khá là háo danh, học trường nổi tiếng chỉ đơn giản là để khoe nhau chứ con học gì trong đó họ cũng không biết. Cái trò "sắp hàng" làm gì có trong miền Nam, muốn vào trường nổi tiếng như LHP hay KHTN thì cứ mời đăng ký dự thi tuyển
 
Hạng C
25/4/06
786
1.849
93
Chery nói:
đầu tư giáo dục và bệnh viện thì có lẽ là kiếm cơm ngon các bác nhỉ

<span style=""color: #333399;"">Ngành nào cũng kiếm cơm ngon cả bác ạ nhưng với điều kiện mình là người đến trước, đầu tư trước ! Ông bà ta có câu "Trâu chậm uống nước đục", còn ở nước ngoài có 1 cuốn sách tựa là "Blue Ocean Strategy" by W. Chan Kim & Renee Mauborgne nói rất rõ việc này</span>
 
Hạng D
17/8/09
1.948
131
63
47
SFC
Del
srr lộn chủ đề :)
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.