Trên mỗi bánh xe khi đang quay, đều có 2 lực tác động là lực kéo (torque) và độ bám đường (traction) của bánh xe. Bình thường, lực kéo không vượt quá hay bằng đọ bám, khi đó bánh xe đẩy vào mặt đường dựa trên lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường. Do mặt đường lại không di chuyển được, nên bánh xe sẽ bị đẩy về phía trước. (Tưởng tượng như bạn đang đứng trên một đôi pa tanh và lấy một cái sào đẩy xuống mặt đường)
Nếu như độ bám đường quá thấp, ví dụ trong trường hợp đường bị mưa ướt, bùn lầy v.v thì lực kéo của bánh xe sẽ dễ dàng vượt trên độ bám. Lúc đó bánh xe sẽ trượt trên mặt đường, kết quả là bị xoay tít thò lò trên mặt đường mà chẳng đi được cm nào cả. (Giống như bạn đi pa tanh và đẩy cái sào xuống một mặt đường đầy dầu nhờn, cái sào sẽ bị trượt đi chứ bạn không hề nhúc nhích)
Tương quan giữa lực kéo và độ bám đường:
Như vậy, bằng việc truyền động cho cả bốn bánh, lực kéo sẽ được chia cho cả bốn bánh (có thể là mỗi bánh 25%, có thể bánh trước nhiều hơn hoặc bánh sau nhiều hơn, tuỳ loại xe), khiến cho tổng lực kéo không đổi nhưng lực kéo trên mỗi bánh xe sẽ nhỏ đi một nửa so với chỉ truyền động đến 2 bánh. Do đó:
- Khi mặt đường có độ bám thấp, lực kéo trên mỗi bánh xe sẽ nhỏ đi và không bị vượt quá độ bám, nên bánh xe không bị trượt. (vd đường trơn trượt và sử dụng chế độ 4H)
- Đối với mặt đường có độ bám tốt và ta cần có thêm lực kéo (vd leo dốc cao hoặc kéo xe khác ra khỏi chỗ lầy, nhất là mấy cái xe 2WD), ta có thể tăng ga mạnh hơn hoặc sử dụng chế độ 4L để lực kéo đến mỗi bánh tăng lên nhưng vẫn không vượt quá độ bám đường, khi đó tổng lực kéo sẽ bằng 2-3 lần so với bình thường nhưng mỗi bánh xe vẫn không bị trượt.