Hạng B2
9/8/19
185
404
63
39
Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết xảy ra hai vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến xe khách. Cũng là cao tốc không có làn dừng khẩn cấp vì sao Vĩnh Hảo - Phan Thiết lại bị các tài xế phản ánh là nguy hiểm hơn các cao tốc khác?

Tại sao nhiều cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, nhưng Vĩnh Hảo - Phan Thiết lại thường xuyên xảy ra tai nạn hơn?


Hôm giờ thấy nhiều anh rần rần vụ cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết tai nạn liên tục. Vậy thử hỏi vì sao cũng là cao tốc không có làn dừng khẩn cấp như nhiều cao tốc khác như Trung Lương - Mỹ Thuận, Vĩnh Hảo - Cam Lâm nhưng vì sao tuyến Vĩnh Hảo - Phan Thiết lại nguy hiểm hơn, liên tục xảy ra tai nạn nhiều hơn?

Theo nhiều tài xế, có rất nhiều lí do tuyến cao tốc này nguy hiểm hơn các tuyến khác, ví dụ như xe khách nhiều, vượt ẩu, chạy đua tuyến, đường tối,....

1. không có làn dừng khẩn cấp​

Thứ nhất, chắc chắn việc không có làn dừng khẩn cấp ở cao tốc này cũng là 1 trong những lí do những vụ tai nạn thương tâm.

Ví dụ như tai nạn xe Phương Trang với xe khách khác mới đây. Xe khách kia gặp sự cố nên dừng ở làn phải để sửa chữa rồi bị xe Futa đâm vào từ phía sau.

Dù Phương Trang chạy ẩu nhưng nếu có làn khẩn cấp, xe khách kia tấp vào làn khẩn cấp thì có thể sẽ không có vụ va chạm đáng tiếc này

Đã vậy làn phụ cho xe hư ở đường này khá nhỏ, khi gặp sự cố không biết lách vào đâu, tạm dừng ở đâu để được an toàn cho mình và các xe khác, thấy bất hợp lý. Nhiều anh còn nói trong tình huống không đèn đường, không cảnh báo, không làn khẩn cấp thì thấy xe trước dừng lù lù trước mặt chưa chắc nhiều ông né được đâu. Sẽ khó tránh khỏi sự va chạm.

Tại sao nhiều cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, nhưng Vĩnh Hảo - Phan Thiết lại thường xuyên xảy ra tai nạn hơn?

2. Xe dừng đỗ nghỉ ngơi ở những dải dừng xe khẩn cấp​

Không có trạm dừng chân nên vào tối khuya sẽ có nhiều tài xế xe lớn, đường dài tấp vào các dải dừng xe khẩn cấp để ngủ, nhiều xe tốt tính thì mở đèn cảnh báo nhấp nhánh, có xe còn chẳng bật đèn gì, tối thui. Tới khi chạy lại gần dèn rọi thấy chiếc xe nằm thù lù một chỗ mà hết hồn.

Các bác mệt có thể đi lối ra hết mệt vào đi tiếp, chứ dừng trên cái dải dừng đó có tí thì nguy hiểm quá, nhiều xe lớn dừng bên cái dải đó còn không đủ, xe còn lòi 1 khoảng ra làn lưu thông.

Tại sao nhiều cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, nhưng Vĩnh Hảo - Phan Thiết lại thường xuyên xảy ra tai nạn hơn?

dải dừng xe khẩn cấp nhỏ

3. Đường tối​

Thêm một lí do nhiều bác tài đổ cho cao tốc này thường xuyên xảy ra tai nạn nữa đó là "cao tốc không có đèn đường, quá tối".

Theo tôi, đoạn cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo ban đêm gần sáng thường có sương mù làm mất tầm nhìn. Đoạn đường này là một cua cong móng ngựa chạy trên dải thung lũng hẹp thấp trũng len giữa hai bên đồi núi cao ở vị trí độ ẩm cao, ban đêm gần sáng khi nhiệt độ hạ thấp dễ tụ sương mù.

Ngoài ra đi tối khuya thì gần như tối đen như mực, theo nhiều tài xế khác thì không đủ sáng khiến họ lái xe cảm giác không đủ an toàn.

Tuy nhiên theo “tiêu chuẩn Việt Nam 5729 năm 2012 về "Yêu cầu thiết kế đối với đường cao tốc ôtô" quy định đường cao tốc phải có đèn chiếu sáng ở hai nơi bắt buộc là trạm thu phí và trong hầm. Ngoài ra khuyến khích nên có đèn ở nơi giao nhau liên thông trên đường cao tốc, trạm phục vụ kỹ thuật hay những biển báo chỉ dẫn quan trọng.

Lý do không nên có đèn chiếu sáng ở mọi tuyến đường trên cao tốc bởi lẽ đây là loại đường chạy với tốc độ cao vì thế cần tầm nhìn tốt nhất. Đèn đường giữa không gian rộng lớn có thể không đủ khả năng chiếu sáng, đồng thời bị tán xạ ánh sáng có thể làm tài xế lóa mắt.

Ở những con đường có tốc độ thiết kế thấp hơn, đèn chiếu sáng đầy đủ để tài xế quan sát tốt hơn và sẵn sàng giảm tốc. Đó cũng là lý do trên cao tốc thường chỉ có trạm thu phí, hầm hay những nơi giao nhau liên thông là có đèn đường để tài xế chú ý những luồng giao thông khác”.
Tại sao nhiều cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, nhưng Vĩnh Hảo - Phan Thiết lại thường xuyên xảy ra tai nạn hơn?

Ảnh minh họa

4. Tài xe khách chạy Bắc - Nam cố chạy nhanh để rút ngắn thời gian​

Không biết có bác nào đã thử ngồi xe khách đi ngang qua các tuyến cao tốc này chưa? Nếu đi ban đêm rồi thì sẽ biết buổi tối các xe khách này chạy kinh khủng cỡ nào qua tuyến này.

Đợt mình đi tầm 22h thì mấy giường nằm biển 77,78 chạy phải hơn 100km/h, nằm hàng đầu lâu lâu lò ra nhìn đường mà thấy xe lao vun vút, gần như có xe phía trước đều vượt qua hết. Suốt đoạn DG - Phan Thiết - Vĩnh Hảo - Cam Lâm các xe thi nhau chạy đua, ngồi trên xe niệm phật. Đến khi vào tới SG thì nhanh hơn lịch mình đặt gần 2 tiếng, hỏi lơ xe thì lơ xe bảo đêm chuyến nào chẳng chạy như vậy.

Ban ngày thì còn đỡ tối là các xe dốc hết tốc lực chạy, ra khỏi QL1 vào cao tốc 1 phát là vít ga, hết ga hết số. Dí nhau sát rạt buộc các xe cá nhân phải dạt ra. Thỉnh thoảng mới thấy đc 1-2 tài biết giữ khoảng cách, chuyển làn 1 cách từ tốn.

Cộng thêm ban đêm đường vắng tài xế phóng nhanh chủ quan, đặc biệt xe khách tất cả các hãng chạy nhanh, chạy ẩu và vượt mặt cũng như kè nhau chạy song song rất nguy hiểm.

5. Cao tốc dài chạy dễ buồn ngủ, gặp chuyện không phản ứng kịp​

Cao tốc quá dài mà không có trạm dừng nghỉ, khi các xe miền Trung đổ vô tới đây thì đã đi một quãng đường khá dài, ai cũng mệt mỏi, buồn ngủ là chuyện thường.

Chạy ban ngày ở tuyến này cả trăm km, chạy đoạn dài, tốc độ ổn định, tàn tàn 80km/h, mật độ xe vắng không như quốc lộ nên khi duy trì 1 tốc độ như thế dễ gây ra buồn ngủ. Nhiều tài xe cá nhân cũng đã buồn ngủ chứ chưa nói tới các tài xế xe dịch vụ.

Đã vậy đôi khi mệt mỏi không có trạm dừng nghỉ, nhiều người "ngại" rẽ ra các lối rẽ nên cứ cố chạy cho hết cao tốc, nên dễ gây tình trạng thiếu an toàn khi không tỉnh táo.

Tại sao nhiều cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, nhưng Vĩnh Hảo - Phan Thiết lại thường xuyên xảy ra tai nạn hơn?

6. Cái quan trọng nhất là ý thức​

Cuối cùng quan trọng là ý thức.

Đi ngang qua đây thấy các anh dừng ở dải khẩn cấp hút thuốc, hóng gió,... Chạy đêm thì các anh xe khách mở đèn khẩn cấp phóng 90-100-120 trong khi đoạn 2 lane chỉ cho 80, vậy đến lúc có sự cố thì xử lý thế nào cho kịp? Nói 1 câu cho vuông. Do tài xế không có ý thức, không giữ khoảng cách, chạy quá tốc độ. Toàn chạy đu đít, hết ga hết số, chạy giữ trớn nên không dặm thắng, xe xác nặng thì đổ lỗi khó thắng.

Tại sao nhiều cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, nhưng Vĩnh Hảo - Phan Thiết lại thường xuyên xảy ra tai nạn hơn?

Nhiều xe khách liên tục dí sát, không giữ khoảng cách với xe khác

Có phương án nào khắc phục được nhưng nhược điểm không?​

1. Lắp camera giám sát chặt chẽ​

Đường chưa thu phí, không có cam phạt nguội, mạnh ai nấy chạy nên đừng hỏi sao nhiều tài xế chạy lên cao tốc này "vô pháp vô thiên" như thế. Họa may xe cá nhân, tài xế biết sợ biết nhìn trước ngó sau nên chạy đàng hoàng. A

Theo em thấy trước mắt chắc 5 năm nữa cao tốc này chắc vẫn chưa có làn dừng khẩn cấp, nên em nghĩ thứ sớm nhất có thể ảnh hưởng tới thái độ lái xe là lắp camera giám sát, xử phạt những tài xế chạy ẩu, không giữ khoảng cách an toàn, quá tốc độ. Đặc biệt là các xe khách vào buổi tối.

Tại sao nhiều cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, nhưng Vĩnh Hảo - Phan Thiết lại thường xuyên xảy ra tai nạn hơn?

2. Có trạm dừng nghỉ​

Đọc báo cứ có thông tin nhà thầu thầu trạm dừng nghỉ cao tốc, mà hoài chưa thấy đâu. Nói gì thì nói tinh thần, sức khỏe của 1 tài xế khi lái xe cũng quan trọng. Nên mong là trong sớm sẽ có trạm dừng nghỉ cho anh em tài xế đi qua đây đỡ cực.

Ngoài ra tài xế chạy vào đường này nên giữ ý thức cho xe khác nữa. Nguyên nhân nào thì con người cũng là tác nhân quan trọng, nên ráng giữ 1 cái đầu lạnh, 1 trái tim nóng khi đi đường.

Theo các bác ngoài những ý trên còn nguyên nhân nào mà cao tốc hay xảy ra va chạm nữa không?