Hạng B2
16/5/19
359
553
93
35
Kết quả đo nồng độ cồn tài xế ô tô vừa rời quán nhậu là 0,5 miligam/lít khí thở, nên đã bị lập biên bản phạt 35 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng.
Tài xế ô tô vừa rời quán nhậu bị phạt 35 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng

Anh Nguyễn Đức Hải điều khiển ô tô vi phạm 0,5 miligam/lít khí thở

Chiều 3/1, trao đổi với PV Báo Giao thông, Trung tá Vũ Mạnh Nam, Phó Đội trưởng Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) thông tin, Tổ công tác Đội CSGT số 7 vừa tiến hành lập bản xử lý đối với tài xế điều khiển ô tô vi phạm 0,5 miligam/lít khí thở mức 35 triệu đồng, tước giấy phép lái xe (GPLX) 23 tháng.
Cụ thể, vào buổi trưa cùng ngày (3/1), Tổ công tác Đội CSGT số 7 làm nhiệm vụ TTKS, xử lý vi phạm giao thông trên phố Tố Hữu (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Tại đây, Tổ công tác đã phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Vào thời điểm trên, khi đo nồng độ cồn anh Nguyễn Đức Hải (SN 1973, ở Văn Quán, Hà Nội) - tài xế điều khiển ô tô BKS 30G - 070.12, Tổ công tác phát hiện anh Hải đã vi phạm nồng độ cồn mức 0,5miligam/lít khí thở. Với lỗi vi phạm trên, Tổ công tác đã lập biên bản xử phạt anh Hải 35 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng.
Tài xế ô tô vừa rời quán nhậu bị phạt 35 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng

Đội CSGT số 7 dán niêm phong ô tô của anh Hải để đưa về nơi tạm giữ theo qui định

Anh Hải thừa nhận vừa ăn trưa với bạn và có sử dụng rượu bia. Trong lúc đang dùng bữa trưa, thì anh Hải nhận được tin mẹ ốm, cấp cứu ở Bệnh viện, nên anh lái ô tô tới Bệnh viện thăm mẹ thì bị kiểm tra. Bị xử phạt mức gần kịch khung, anh Hải thừa nhận "mức phạt cao như vậy là để răn đe, cảnh báo người dân chấp hành tốt hơn".
Cùng thời điểm trên, tại ngã ba Tố Hữu - Mỗ Lao, anh Vũ Quốc Dũng (SN 1982, quê tỉnh Nam Định) điều khiển xe máy BKS 61D-486.99 đã vi phạm nồng độ cồn mức 0,252miligam/lít khí thở. Tổ công tác đã lập biên bản vi phạm, phạt anh Dũng 4 triệu đồng.
Trung tá Vũ Mạnh Nam cho biết, theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nếu người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất (trên 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở) mà lái ô tô sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng, tước GPLX 22 - 24 tháng. Nếu nồng độ cồn ở mức này, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng.
Các tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở, sẽ bị phạt từ 16 -18 triệu đồng, tước GPLX 16 - 18 tháng. Tài xế xe máy nếu vi phạm mức nồng độ cồn này sẽ bị phạt từ 4 - 5 triệu đồng.
Còn tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng, tước GPLX 2 - 4 tháng. Nếu vi phạm mức nồng độ cồn này, tài xế xe máy sẽ bị phạt từ tiền từ 2 - 3 triệu đồng
Với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt 80 - 100 nghìn đồng khi có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; Phạt từ 200 - 300 nghìn đồng khi nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Phạt từ 400 - 600.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Nguồn: CSGT
 
Hạng B2
23/2/10
267
96
28
35
Sài Gòn
www.USA2HCM.com
Ăn trái cây, không được lái xe?!

Truyền hình Quân đội vừa tổ chức cuộc thực nghiệm cho tài xế ăn hoa quả, uống thuốc viêm phổi sau đó thổi vào máy nồng độ cồn. Kết quả, ai cũng “dính chấu” và chắc chắn sẽ bị xử phạt dù không uống rượu bia. Vì theo Nghị định 100, cứ có cồn là phạt.
Vụ phó Vụ ATGT, Bộ GTVT Hoàng Thế Tùng chính là người tham mưu cho Nghị định 100 nói rằng hình phạt là cần thiết, cho dù ăn hoa quả thức ăn thì nồng độ cồn vẫn là nồng độ cồn. Ông khuyên người dân nên tìm hiểu các loại thức ăn nào có nồng độ cồn để tự điều chỉnh.
Tôi xem ông phát biểu vừa xem vừa khấn để khỏi đập điện thoại. Ông ơi là ông! Người dân xứ này cơm ăn chưa no áo mặc chưa ấm mà ông bắt dân phải sống như những nhà khoa học dinh dưỡng.
Ông là người làm luật, ông phải biết luật phải có tính khoa học, tính xã hội của nó. Luật của ông phải phân biệt được chỉ số nồng độ cồn trái cây và bia rượu để điều chỉnh phù hợp. Không thể cứ vượt qua 0 miligam/100 mililit khí thở là phạt được.
Đó là lý do vì sao đa phần các quốc gia ra luật từ 0,5 miligam/100 mililit khí thở mới xử phạt. Chỉ có 20 quốc gia quy định vượt quá 0 là phạt nhưng họ chắc chắc có nghiên cứu của họ, có đặc thù của xã hội họ. Ông không thể copy một cái lâu đài đặt trên nền nhà tranh vách đất được.

Dân không thể nhịn đói ra đường, đau không thể nhịn uống thuốc. Ăn quả nào cũng dính cồn, vậy ông bắt dân ăn quả bom hay quả báo?
Khi dựng một luật, ông buộc phải có nghiên cứu khoa học và điều tra xã hội học, chứ không thể ngồi phòng lạnh ra một điều luật vo tròn cả xã hội giết nhầm hơn bỏ sót như vậy. Luật đó chỉ phục vụ ý chí của người ra luật và nó tạo ra sự bất bình đẳng.
Chưa hết, ông Tùng còn nói rằng thực chất của thức ăn có nồng độ cồn thì cũng gây ảo giác như bia rượu. Cho nên luật là luật, người dân phải có ý thức chấp hành. Nghe đến đây thì tôi quỳ hẳn. Trình của ông mà làm đến vụ phó thì tôi hiểu tại sao sức chịu đựng của dân là vô biên.
Cũng may ông chỉ tham mưu luật giao thông chứ nếu ông mà tham mưu dựng luật hình sự, chắc dân lủ khủ tự chặt đầu mang đi nộp.
Không cần phải Google, tôi đoan chắc rằng nồng độ tiến sĩ trong não bộ của ông đã vượt quá mức cho phép!
trích Fb Nguyễn Tiến Tường
 
Hạng D
25/3/19
1.037
1.852
116
44
Ăn trái cây, không được lái xe?!

Truyền hình Quân đội vừa tổ chức cuộc thực nghiệm cho tài xế ăn hoa quả, uống thuốc viêm phổi sau đó thổi vào máy nồng độ cồn. Kết quả, ai cũng “dính chấu” và chắc chắn sẽ bị xử phạt dù không uống rượu bia. Vì theo Nghị định 100, cứ có cồn là phạt.
Vụ phó Vụ ATGT, Bộ GTVT Hoàng Thế Tùng chính là người tham mưu cho Nghị định 100 nói rằng hình phạt là cần thiết, cho dù ăn hoa quả thức ăn thì nồng độ cồn vẫn là nồng độ cồn. Ông khuyên người dân nên tìm hiểu các loại thức ăn nào có nồng độ cồn để tự điều chỉnh.
Tôi xem ông phát biểu vừa xem vừa khấn để khỏi đập điện thoại. Ông ơi là ông! Người dân xứ này cơm ăn chưa no áo mặc chưa ấm mà ông bắt dân phải sống như những nhà khoa học dinh dưỡng.
Ông là người làm luật, ông phải biết luật phải có tính khoa học, tính xã hội của nó. Luật của ông phải phân biệt được chỉ số nồng độ cồn trái cây và bia rượu để điều chỉnh phù hợp. Không thể cứ vượt qua 0 miligam/100 mililit khí thở là phạt được.
Đó là lý do vì sao đa phần các quốc gia ra luật từ 0,5 miligam/100 mililit khí thở mới xử phạt. Chỉ có 20 quốc gia quy định vượt quá 0 là phạt nhưng họ chắc chắc có nghiên cứu của họ, có đặc thù của xã hội họ. Ông không thể copy một cái lâu đài đặt trên nền nhà tranh vách đất được.

Dân không thể nhịn đói ra đường, đau không thể nhịn uống thuốc. Ăn quả nào cũng dính cồn, vậy ông bắt dân ăn quả bom hay quả báo?
Khi dựng một luật, ông buộc phải có nghiên cứu khoa học và điều tra xã hội học, chứ không thể ngồi phòng lạnh ra một điều luật vo tròn cả xã hội giết nhầm hơn bỏ sót như vậy. Luật đó chỉ phục vụ ý chí của người ra luật và nó tạo ra sự bất bình đẳng.
Chưa hết, ông Tùng còn nói rằng thực chất của thức ăn có nồng độ cồn thì cũng gây ảo giác như bia rượu. Cho nên luật là luật, người dân phải có ý thức chấp hành. Nghe đến đây thì tôi quỳ hẳn. Trình của ông mà làm đến vụ phó thì tôi hiểu tại sao sức chịu đựng của dân là vô biên.
Cũng may ông chỉ tham mưu luật giao thông chứ nếu ông mà tham mưu dựng luật hình sự, chắc dân lủ khủ tự chặt đầu mang đi nộp.
Không cần phải Google, tôi đoan chắc rằng nồng độ tiến sĩ trong não bộ của ông đã vượt quá mức cho phép!
trích Fb Nguyễn Tiến Tường

Mình cũng đã xem video phỏng vấn ông ấy, thật sự cảm thấy vô cùng bất an cho an nguy đất nước khi có những người suy nghĩ như vậy nhưng giữ chức vụ cao cấp trong chính phủ.
 
  • Like
Reactions: vinhphucng25