Стефан Теодосиев
22/12/06
546
10
18
47
Căn phòng nhỏ, Cao ốc vô danh
Thấy bài này trên số hóa rất hay, quote vào đây để các bác ngâm cứu

"Khi nghe để phân tích, đánh giá như một chuyên gia khó tính, tôi đã mất đi niềm yêu thích đối với âm nhạc". Nghe nhạc - nghe một hệ thống âm thanh là đến với cảm xúc cá nhân, cái tôi của người nghe. Dưới đây là một bài tâm sự của chuyên gia Robert Harley trên tạp chí Stereophile.



"Giới audiophile luôn luôn tìm cách để cải thiện trải nghiệm nghe nhạc của họ qua hệ thống loa. Họ nâng cấp "rề" (pre-ampli), so sánh các vi xử lý kỹ thuật số, thay dây loa, đổi thiết bị để phối ghép... như một cuộc chơi không ngừng nghỉ. Tất cả đều để thỏa mãn một điều: âm nhạc tái tạo càng gần giống âm nhạc trình diễn trực tiếp càng tốt.


Tuy nhiên, có cách khác để đạt được mục tiêu đó mà lại hiệu quả hơn rất nhiều so với việc nâng cấp sang thiết bị cao cấp, đắt tiền. Cách đó hoàn toàn miễn phí. Tôi đang nói đến những gì đang diễn ra ở chính đôi tai chúng ta trong lúc nghe, chứ không phải cố chắp thêm cánh cho chúng. Việc chúng ta xóa bỏ sự phân tán tư tưởng khi nghe và để âm nhạc tâm sự với tâm hồn chúng ta sẽ có tác động to lớn đến niềm yêu thích âm nhạc. Bạn từng thắc mắc tại sao cũng hệ thống âm thanh ấy, cũng bản nhạc ấy, mỗi người lại cảm thụ một kiểu? Đó là vì tâm trạng của người nghe. Do nhiều audiophile quan tâm nhiều đến chất lượng âm thanh nên họ dễ đa nghi, dễ cảnh giác và đi theo góc độ phán xét khi thử nghiệm một hệ thống tái tạo nhạc, chứ không thả lỏng tâm hồn theo cách cảm thụ tự nhiên. Lúc đó, suy nghĩ của họ thường chú ý tới các khía cạnh của âm thanh. Trường âm này như thiếu độ sâu? Âm bass này như chưa đủ rộng? Treble có chói quá không? Hệ thống "còi" của mình nâng cấp thế nào để được như các bài trên tạp chí chuyên môn nhắc tới?


Thật không may là cách tư duy này được nhắc tới ở các tạp chí âm thanh hi-end và chính thông tin từ nhà sản xuất. Họ thể hiện đặc tính của loa, ampli, đầu đĩa... bằng các con số như ohm, dB, watt, inch... mà không đưa yếu tố căn bản nhất của cảm thụ âm nhạc lên hàng đầu: chúng sẽ mang lại cảm xúc gì, thể hiện loại nhạc gì tốt nhất. Tất nhiên, từ ngữ không thể diễn tả được mối liên hệ giữa người nghe và âm nhạc mà một số sản phẩm thể hiện tốt hơn sản phẩm khác. Do đó, chúng ta chỉ còn lại mô tả về các đặc điểm âm thanh cụ thể. Vài tháng sau khi tôi trở thành một chuyên gia thử nghiệm âm thanh, nghĩa là trở thành người nghe nghiêm túc hơn, khó tính hơn, tôi mắc phải triệu chứng mất đi niềm vui thú với âm nhạc. Việc nghe trở thành công việc chứ không còn là sở thích nghe nhạc nữa.


Tôi phải nghe để có ý kiến về chất lượng tái tạo âm thanh. Âm nhạc trở thành thứ yếu sau âm thanh. Âm nhạc trở thành một phần nhỏ tách ra để nghiên cứu chứ không phải những điều nói với tôi một cách có cảm xúc. Tuy nhiên, tôi thấy rằng sau vài tháng review sản phẩm, khi quyết định không khó tính nữa và trở lại là mình, một người yêu âm nhạc thực sự, tôi đã có cảm giác khác. Tôi bật những bản nhạc yêu thích để nghe âm nhạc chứ không phải âm thanh. Khi thử nghiệm một hệ thống cao cấp thuộc tầm hay nhất thế giới, trong một phòng nghe được thiết kế hoàn chỉnh, tôi không hài lòng. Bộ stereo rẻ tiền trong xe hơi của tôi nghe lại thích hơn. Có một điều gì đó không ổn chăng? Cảm giác này hối thúc tôi phải xem xét lại việc nghe nhạc là gì. Tôi quyết định quên hết âm thanh trong phần lớn thời gian nghe và để âm nhạc trở thành yếu tố chính, việc nghe khó tính hay phán xét trở thành thứ yếu.


Tôi bắt đầu bật những bản nhạc tôi thích, chứ không phải các bản tiêu chuẩn để nói lên đặc điểm của sản phẩm. Lúc này, sự thôi thúc phân tích, các ý kiến phê bình thường liên tục xuất hiện trong đầu giờ không còn nữa. Kết quả là giờ tôi yêu thích âm nhạc hơn bất kỳ thời gian nào đó trước đây. Âm thanh hay hơn sẽ làm âm nhạc hay hơn - nhưng chỉ khi âm thanh đó bị lãng quên đi. Hơn nữa, sự chuyển đổi này giúp gia tăng kỹ năng nghe và đánh giá sản phẩm của tôi. Tuy nhiên, việc nghe phân tích với nhiều thể loại nhạc vẫn là một yêu cầu trong quá trình review. Việc chuyển tải được các đặc điểm âm thanh cụ thể của sản phẩm vẫn rất cần thiết để người mua dựa vào đánh giá. Nhưng lúc này, điều đó không còn chi phối việc nghe của tôi nữa. Tôi nghe bằng cảm xúc và đó mới là tầng cảm thụ cao hơn. Người phương Tây chúng tôi thường có tự duy phân tích, mổ xẻ vấn đề nên việc tách bạch từng thành phần của cái xe đạp, xe hơi đã ảnh hưởng đến việc nghe.


Cứ hình dung chúng ta đang ngồi trước dàn nhạc sống. Có ai phân tách chúng ở khía cạnh cân bằng tông hay đánh giá chúng thiếu bass? Hoặc hình dung việc ngắm một bông hoa: bạn sẽ tách từng cánh, từng mảng màu của chúng ra để ngắm riêng rẽ hay nhìn tổng thể? Có một câu nói rất hay là: "Bạn càng nghe chăm chú, bàn càng nghe ít đi". Nhưng để cảm nhận cái hay của từng thiết bị, người nghe cần một quá trình từ thấp lên cao. Đã trải nghiệm qua thiết bị đời đầu, bạn mới thấy thiết bị tiếp theo hay hơn như thế nào. Ví dụ, Krell KSA-250 là ampli hay hơn KSA-200. Nhưng chỉ khi bạn đã sở hữu KSA-200, bạn mới thấy cái hay của KSA-250. Không có gì khác nhau giữa chúng khi được giới thiệu. Đơn giản là sự cảm nhận. Không có gì là sai nếu bạn không hài lòng với hệ thống của mình. Điều đó thôi thúc bạn tiến bộ hơn. Hệ thống tốt hơn sẽ truyền tải cảm xúc âm nhạc sâu sắc hơn. Nhưng đừng vì thấy hệ thống của người khác tỏ ra nhỉnh hơn, bạn lại muốn thay thế. Hãy nghe cho mình và lắng nghe tiếng nói của âm nhạc."


Việt Toàn (theo Stereophile)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
28/11/03
4.192
48
48
54
hèn chi dàn low end trong xe tôi nghe là quá đã rồi. nhưng sao bác fleur cũng toàn nói dàn này 200k, dàn kia 100k, cứ như càng nhiều k thì càng hay vậy?
 
qvn confirmed
Hạng C
9/4/10
711
512
93
Rubber Chemical
dân audiophile là vậy đó Bác ơi , thay vì tập trung tinh thần cảm xúc thưởng thức 1 bộ phim thì họ lại cố nghe xem tiếng ly thủy tinh rơi như vậy nghe chuẩn chưa , rồi tua lại , chỉnh , nghe nó rơi tiếp
bash.gif
, em đã bị như vậy rồi, chán...
có thể gọi các Bác í tên là TRẦN VĂN CHỈNH hết ...ko cần wan tâm đến nội dung nhạc,phim gì đâu , tất cả là phỉai CHỈNH ....CHỈNH hết .
tongue4.gif
 
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
rồi vậy yên tâm nghe low end . thỉnh thoảng muốn nghe âm thanh ''trung thực '' chọc bà cả ném hộ vài cái ly nghe cho đã .:D
Mà nghĩ cũng đúng rõ ràng ng ta bán dàn "Âm thanh" mà , đâu có nói là dàn nghe nhạc .:D còn đem về nghe gì là tự người mua chớ.
 
Hạng D
3/9/08
4.595
48.912
113
Biết nói sao bây giờ?:cool:
- Cũng là thứ âm thanh rất trung thực đấy, nhưng có người con gái lại có chất giọng đầy mê hoặc, nhưng lại có người nghe đầy chói tai:).
 
Стефан Теодосиев
22/12/06
546
10
18
47
Căn phòng nhỏ, Cao ốc vô danh
qha_vn nói:
hèn chi dàn low end trong xe tôi nghe là quá đã rồi. nhưng sao bác fleur cũng toàn nói dàn này 200k, dàn kia 100k, cứ như càng nhiều k thì càng hay vậy?




thế mới khổ, giờ này em hết chạy đua nữa rồi, ít đi nghe, xem đồ chứ máu nó nổi lên thì bà cả em nó cut !@#$%^&*
bash.gif



Thực sự ra: để nghe hay thì trước hết là phải chuẩn (về mặt kỹ thuật), sau đó lại phải chuẩn theo tai của mình bác hà ạ. Mà để được chuẩn đấy thì đã thành con nợ rồi
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
13/5/10
1.064
250
83
48
Bài viết giúp em sáng thêm nhiều điều về hi-end. Giờ em mới hiểu vì sao ông anh của em rất say sưa nói về ampli này, loa kia, nhưng cả tuần ko thèm mở nhạc nghe đến 1 lần
38.gif
 
Hạng D
17/4/06
1.429
15
38
56
A New Level nói:
Giờ em mới hiểu vì sao ông anh của em rất say sưa nói về ampli này, loa kia, nhưng cả tuần ko thèm mở nhạc nghe đến 1 lần
38.gif

đam mê quá cũng khổ các bác nhỉ: tìm hiểu quá kỹ thì không thưởng thức được dàn của mình được nữa, rồi lại tiếp tục nâng cấp, nâng cấp xong lại tiếp tục tìm hiểu, lại nâng cấp .... :confused: