Tập Lái
6/2/17
1
1
1
34
1. Làm quen với xe ô tô

Một trong các bước cơ bản học lái xe ô tô cần phải nhớ đó là luôn cài dây an toàn khi khởi động xe ô tô, kiểm tra kỹ các cửa đã đóng hay chưa trước khi cho xe ô tô chạy. Kiểm tra kỹ túi khí nhưng hãy nhớ, túi khí sẽ không có tác dụng nếu như bạn không thắt dây an toàn, thắt dây an toàn là điều vô cùng cần thiết khi lái xe ô tô.
Chỉnh ghế lái sao cho vừa với tầm điều khiển vô lăng, làm sao giúp bạn lái xe ô tô một cách thoải mái nhất. Lưu ý đến góc quan sát, bạn phải nhìn được với góc nhìn rộng nhất và không quên kiểm tra gương và tầm nhìn phía sau. Đừng để một chiếc chắn nắng che mất tầm nhìn phía sau của bạn.
Các bộ phận chính trong buồng lái xe ô tô:
1. Vô Lăng

  • Điều khiển hướng chuyển động của ô tô.
  • Được bố trí bên trái (đối với nước ta)1
2. Công Tắc Còi Điện: Điều khiển còi phát ra âm thanh khi xe đang chuyển động để báo cho người và phương tiệnkhác biết
3. Công tắc đèn

  • Bật các loại đèn trên xe.
  • Được bố trí bên trái trên trục tay lái.
  • Nấc 1 bật đèn cốt, nấc 2 đèn pha và các loại đèn khác.
  • Đèn xin đường gạt về phía trước hoặc phía sau.
4. Khóa điện
Lock: Vị trí cắt điện

• ACC: Cấp điện hạn chế.
• ON: Cấp điện hoàn toàn.
• START: Khởi động1
5. Bàn đạp ly hợp – côn
• Bên trái của trục vô lăng lái.

• Đóng mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến HTTL
• Sử dụng khi khởi động động cơ, chuyển số, phanh dừng xe
6. Bàn đạp phanh chân
• Bên phải của trục vô lăng lái giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga.

• Điều khiển HTP nhằm giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô.
7. Bàn đạp ga
• Bên phải của trục vô lăng lái cạnh bàn đạp phanh.

• Điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
9. Cần điều khiển phanh tay

• Giữ cho xe đứng yên trên đường có độ dốc nhất định.
• Hỗ trợ cho phanh chân trong trường hợp cần thiết.
10. Công tác gạt nước
  • Nấc 0: Ngừng gạt
  • Nấc 1: Gạt từng lần
  • Nấc 2: Gạt chậm
  • Nấc 3: Gạt nhanh
  • mình là Tâm đến từ mua laptop cu bien hoa mình giới thiệu đến người mới học , mạn phép mọi người
2. Cách sử dụng số cơ bản khi lái xe ô tô

Đây cũng là một trong số các bước cơ bản học lái xe ô tô mà bạn cần phải nắm vững để vận hành xe đúng cách. Sử dụng không đúng rất dễ làm hư hại hộp số và có thể dẫn đến gây tai nạn. Có một vị trí khá đặc biệt trên hộp số xe mà không phải ai cũng quan tâm và biết sử dụng hợp lý: vị trí N đối với xe số tự động và số 0 đối với xe số tay, mà chúng ta quen gọi là “mo”.
Về mặt cơ bản, nếu sử dụng sai, nó có thể gây hao tổn nhiên liệu, và về lâu dài sẽ làm hư hỏng hộp số nhanh hơn và nguy hiểm nhất là có thể gây tai nạn.

Lái xe ô tô số tự động

Đang chạy xe, cần đỗ:
1- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh.
2- Kéo phanh tay, kéo vừa đủ, đừng kéo quá mạnh, nếu bạn đang đỗ trên đường bằng phẳng.
3- Đẩy cần số về P là đỗ xe xong.
Khi phải dừng đèn đỏ: (tương tự như đỗ thôi).

1- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh nếu thời gian dừng ít hơn 10 giây thì bạn cứ giữ chân phanh như vậy cho đến đèn xanh.
2- Chuyển chân sang chân ga là đi thôi. Nếu thời gian chờ đèn đỏ hơi lâu 10 giây thì bạn nên chuyển cần số về vị trí N, chân phanh vẫn giữ nguyên, tất nhiên bạn không cần đạp phanh mà chỉ cần nhá phanh thôi.
Khi chạy bình thường.

1- Đạp phanh.
2- Đẩy cần số về vị trí D.
3- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy. Nếu dừng lâu hơn nữa, trên 30 giây, thì bạn nên kéo phanh tay để cho chân thoải mái hơn:
Với trường hợp đỗ mà kéo phanh tay thì thao tác tuần tự:

1- Đạp phanh chân,
2- Đẩy cần số về D,
3- Nhả phanh tay,
4- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy.
Tại sao khi chuyển cần số về Mo (N) vẫn phải đạp phanh/ kéo phanh tay, vì có thể tránh được xe bị trôi do tình trạng đường xá, hoặc phòng ngừa có kẻ sau tông vào đuôi xe mình làm dây chuyền.
Lên xe và khởi động xe: Sau khi bạn đã kiểm tra mọi điều kiện, kể cả mọi thứ xung quanh bên ngoài xe đều ổn, trạng thái xe lúc này: phanh tay đang ở vị trí phanh, cần số đang ở P, bạn đã ngồi ở tư thế sẵn sàng:

1- Chân gá vào chân phanh.
2- Khởi động xe (nên cho xe nổ máy vài giây truớc khi cho xe chạy).
2- Kiểm tra tình trạng đèn, còi…
3- Đạp phanh chân.
4- Chuyển cần số về D.
5- Nhả phanh tay.
6- Chuyển chân sang chân ga là đi thôi.
3. Học kỹ các kỹ năng lùi xe và quay đầu xe

Không hề là đơn giản khi học thuần thục các kỹ năng trên. Những kỹ năng này áp dụng hầu hết mỗi lần bạn lên xe. Khi lấy xe ra, hay đỗ xe ô tô vào bạn sẽ thực sự cần đến nó. Và để nó không mất nhiều thời gian và gây trở ngại đến những phương tiện khác, hãy học lái xe ô tô một cách nhuần nhuyễn.
Với đường thành phố, quan sát thật kỹ và đảm bảo về khoảng cách với xe đang đi ngược chiều khi quay đầu, sao cho ít ảnh hưởng nhất đến các phương tiện khác. Thêm nữa, trong trường hợp đỗ xe, nếu bạn không muốn đụng vào xe ô tô kế bên thì nên nắm chắc kỹ năng này nhé.

4. Tập lái xe ô tô trong trường hợp đường phố bị ùn tắc

Đây có lẽ sẽ là trường hợp khó để tập lái trước, tuy nhiên sẽ có một vài các bước cơ bản học lái xe ô tô mà bạn cần nắm chắc khi học lái. Thứ nhất, không bao giờ để xe chết máy. Đừng nghĩ rằng xe “xịn” thì không thể chết máy, với những con đường dốc, và trong giờ cao điểm tắc đường xảy ra. Làm chủ tốc độ chậm là điều không dễ dàng. Và khi xe chết máy thì hậu quả là ùn tắc sẽ càng thêm ùn tắc. Hãy học cách điều chỉnh xe ô tô phối hợp ga và côn thành thục. Xem thêm bài dừng và khởi hành ngang dốc, điều này thực sự có ích khi lái xe đường đông người.
nguồn: hoclaixecaptoc
 
  • Like
Reactions: BugattiVeyron