Tập Lái
3/7/20
32
6
8
27
Cảm biến áp suất lốp đang dần trở thành phụ kiện không thể thiếu cho xe ô tô. Đây là thiết bị như thế nào mà lại có vai trò quan trọng đến vậy? Các bác hãy tìm hiểu ngay tất tần tật về cảm biến áp suất lốp mà tài xế nào cũng nên biết. Để từ nó nâng cao tính an toàn trên mỗi chuyến đi.​
Cảm biến áp suất là gì?
Cảm biến áp suất lốp (Tire Pressure Monitoring System - TPMS) được sử dụng để theo dõi áp suất, nhiệt độ của lốp xe. Thiết bị có khả năng cảm biến lượng áp suất không khí trong lốp xe. Sau đó, hiển thị dữ liệu trực tiếp trên màn hình của xe để người tài xế dễ dàng quan sát. Nhờ đó mà người lái luôn chủ động nắm bắt rõ tình trạng thực của lốp, đảm bảo an toàn hơn trên mỗi chuyến đi.​
cam-bien-ap-suat-lop-1
Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất lốp
Cảm biến áp suất lốp thông thường sẽ bao gồm 4 van cảm biến được gắn trực tiếp vào lốp và 1 bộ thu dữ liệu.​
Trong đó, 4 van cảm biến sẽ có nhiệm vụ đo lường, theo dõi liên tục áp suất, nhiệt độ lốp. sau đó, dữ liệu sẽ được truyền đến bộ thu dữ liệu. Tiếp theo, bộ thu sẽ nhận dữ liệu và truyền đến thiết bị hiển thị để người lái xe quan sát.​
Nếu xe đang chạy mà đột nhiên lốp gặp sự cố, bị xì hơi, áp suất lốp giảm, không an toàn thì hệ thống cảm biến áp suất lốp sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo bằng cả âm thanh và hình ảnh. Do đó, dù người tài xế có tập trung điều khiển xe mà không để ý thì cũng sẽ nhận biết kịp thời. Và tìm kiếm phương án khắc phục sự cố nhanh chóng.​
cam-bien-ap-suat-lop-2
Nguồn gốc ra đời của cảm biến áp suất lốp
Ý tưởng về thiết bị TPMS được ra đời từ những vụ tai nạn giao thông thảm khốc liên quan đến lốp. Được biết nguyên nhân chủ yếu là do áp suất lốp không đạt chuẩn, làm ảnh hưởng đến tốc độ và lực ma sát trên đường. Trong một số trường hợp còn dẫn đến nổ lốp và mất lái. Tình huống này thực sự rất nguy hiểm cho xe và những người tham gia giao thông khác.​
Theo đó, hệ thống cảm biến áp suất lốp đã được nghiên cứu, sản xuất và lắp đặt đầu tiên trên xe Porsche 959 đời 1986. Sau đó, hàng loạt những dòng xe hạng sang đều được trang bị thiết bị này. Cụ thể là BMW, Audi, Mescedes. Cảm biến áp suất lốp ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn. Thậm chí chính quyền Bill Clinton đã ra quyết định những xe có trọng tải từ 4,5 tấn trở xuống được bán tại Mỹ đều phải được trang bị TPMS. Sau đó, các nước Châu Âu cũng ra quyết định bắt buộc đối với thiết bị này.​
Các loại cảm biến áp suất
Trên thị trường các loại cảm biến áp suất lốp được chia thành 2 loại chính:​
- Cảm biến áp suất lốp van trong
- Cảm biến áp suất lốp van ngoài
1. Cảm biến áp suất lốp van trong
cam-bien-ap-suat-lop-3
TPMS van trong sử dụng van cảm biến gắn bên trong lốp tại vị trí van ban đầu của xe. Thiết bị không chỉ có tác dụng theo dõi mức áp suất tực của lốp mà còn có khả năng đo lường nhiệt độ lốp.​
Van cảm biến sẽ trực tiếp đo lường mọi dữ liệu bên trong lốp. Sau đó, truyền tải đầy đủ thông tin đến bộ điều khiển trung tâm. Bộ điều khiển trung tâm sẽ có tác dụng phân tích số liệu và truyền trực tiếp lên thiết bị hiển thị. Nếu thông tin nhận được không nằm trong mức an toàn thì hệ thống cảm biến sẽ phát sáng cũng tiếng kêu để cảnh báo.​
Ưu điểm của cảm biến áp suất lốp van trong
- Thông số đo đạc chính xác, đọc giá trị thực của lốp​
- Độ bền cao, tuổi thọ pin cao​
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cho xe​
- Có thể thay thế khi một van bất kỳ bị hỏng​
- Không ảnh hưởng đến việc bơm lốp xe sau này​
Nhược điểm của cảm biến áp suất lốp
- Quá trình lắp đặt phức tạp hơn so với cảm biến van ngoài vì phải tháo lốp, cân bằng động bánh xe.​
- Yêu cầu thợ có tay nghề cao​
2. Cảm biến áp suất lốp van ngoài
cam-bien-ap-suat-lop-4
Cũng như cảm biến van trong, các thiết bị van ngoài cũng thực hiện hoạt động đo đạc các thông số của lốp. Sau đó truyền thông tin dữ liệu đến vớ người lái xe.​
Ưu điểm của cảm biến áp suất lốp van ngoài
- Lắp đặt dễ dàng, tiện lợi​
- Không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của xe​
- Có thể thay van mới trong trường hợp bị hỏng hoặc hết pin​
- Có khóa van chống trộm nên không lo bị lấy trộm mất.​
Nhược điểm của cảm biến áp suất lốp van ngoài
- Tuổi thọ pin thấp hơn so với cảm biến van trong​
- Nếu bơm lốp cần phải có dụng cụ tháo van chuyên dụng.​
- VÌ lắp đặt bên ngoài nên có thể bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài dẫn đến hư hỏng.​
3. Nên lắp cảm biến áp suất trong hay ngoài
Cả 2 loại cảm biến này đều mang đến lợi ích như nhau cho người sử dụng. Vì vậy, tùy vào sở thích mà các tài xế lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp với xế yêu của mình.​
Tất tần tật về cảm biến áp suất lốp mà tài xế nào cũng nên biết!
Lợi ích của cảm biến áp suất lốp
- Nắm bắt và kiểm soát tình trạng của lốp mọi lúc, mọi nơi.​
- Giúp người lái chủ động trong việc chăm sóc lốp, duy trì áp suất lốp đạt chuẩn cho xe. Nhờ đó, mà tránh các tác động xấu đến lốp, bảo vệ vành xe cùng các bộ phận khác trên xe.​
- Phát ra tín hiệu cảnh báo, đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện trên đường.​
- Tiết kiệm nhiên liệu cho xe, làm giảm lượng khí thải CO2 ra ngoài môi trường.​
- Lắp đặt dễ dàng, không ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên xe.​
Tất tần tật về cảm biến áp suất lốp mà tài xế nào cũng nên biết!