Điều em thấy đáng lo nhất là: Nhiều khả năng tàu bị cháy hoặc mất điện hoàn toàn, vì 2 lý do sau.
Thứ nhất, trên tàu luôn có nhiều hệ thống thông tin liên lạc chứ không chỉ có mỗi một cái radio như thời Thế Chiến 1. Gần như cực hiếm có trường hợp mà tất cả các hệ thống đều hư hỏng cùng 1 lúc. Và cho dù chúng có hư hỏng cùng lúc đi chăng nữa, các nhân viên kỹ thuật trên tàu vốn được đào tạo rất kỹ không có lý do gì không sửa chữa được. Thậm chí nếu ví lý do nào đó mà họ không sửa được thì việc chế tạo một radio đơn giản bằng các vật liệu có sẵn trên tàu cũng là quá dễ với họ.
Thứ hai, những người trên tàu thừa biết sau khi gián đoạn liên lạc thì quy trình tìm kiếm cứu nạn phải được khởi động, và họ phải tìm cách phối hợp để cho các máy bay, tàu cứu nạn tìm ra họ một cách nhanh nhất. Dĩ nhiên là họ phải nổi lên, và việc hữu hiệu nhất là mở các thiết bị cảm biến như radar, sonar chủ động. Việc radar phát sóng sẽ giúp mọi người chỉ việc hướng mũi tàu chạy về phía nguồn phát là tìm ra họ cực kỳ dễ dàng. Các anh lưu ý radar làm việc theo nguyên tắc là phát sóng đi, sóng va chạm vật thể dội ngược trở lại để radar thu được tín hiệu phản hồi, như vậy tầm xa radar bị hạn chế vì sóng phải đi theo con đường cả đi và về. Còn trường hợp này, radar chỉ việc phát sóng, các máy bay, tàu tìm kiếm chỉ nhận tín hiệu, sóng chỉ đi không cần về nên theo lý thuyết thì tầm phát hiện tăng lên gần gấp đôi. Với tầm sóng xa hàng trăm km cũa radar trên tàu thì việc tìm ra họ rất dễ dàng. Nhưng cho đến nay chưa ai thấy được.
Không lẽ ngoài toàn bộ các hệ thống thông tin liên lạc hỏng cùng lúc mà radar, sonar cũng tiêu luôn?
Vì vậy, nhiều khả năng tàu đã chìm, bị cháy hoặc mất điện hoàn toàn. Mà bị cháy, bị mất điện cũng gần như là tàu ngầm đã xong đời. Không như các loại tàu nổi.
Tàu ngầm gần như luôn di chuyển đúng như tên gọi của nó, nghĩa là lặn dưới nước. Có hai lý do mà chúng luôn lặn. Một là lý do an ninh, tránh bị do thám. Hai là chúng được thiết kế tối ưu cho việc chạy ngầm, nên khi chạy ngầm chúng luôn nhanh, linh hoạt và tiết kiệm hơn hơn (ở post trước em cũng nêu tàu San Juan có tốc độ khi chạy ngầm là 25 hải lý/giờ trong khi chạy nổi chỉ được 15). Tàu ngầm chỉ nổi khi chúng cần chạy máy diesel để xạc pin hoặc một vài trường hợp đặc biệt nào đó.
Khi chạy ngầm, tàu phải chạy bằng động cơ điện (vì động cơ diesel phải có không khí mới chạy được), nên mất điện thì... nằm ở dưới nước luôn. Tàu cũng có cơ chế xả khẩn cấp các bồn chứa nước dằn để nổi khẩn cấp, nhưng muốn làm việc này cũng cần điện cho các máy bơm.
Khá bi quan, nhưng thôi, cứ cầu nguyện cho San Juan và mong họ chỉ đang vướng vào một trường hợp hy hữu lạ lùng nào đó thôi.