Hạng D
2/12/03
1.982
4.690
113
Vietnam
Bộ Tư pháp đang thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Trong dự thảo tờ trình, Bộ Giao thông Vận tải cho biết mức thu phí đáp ứng ba nguyên tắc: Phù hợp với lợi ích và khả năng chi trả của người sử dụng; sau khi bù đắp chi phí tổ chức phải đảm bảo còn dư để cân đối vào ngân sách Nhà nước; được tính toán theo từng đoạn, tuyến cụ thể để phù hợp với điều kiện khai thác, kinh tế xã hội từng khu vực.

Các tuyến đường cao tốc đầu tư bằng nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được phân chia theo tỷ lệ nguồn vốn đầu tư tham gia vào dự án. Số tiền thu được nộp ngân sách Nhà nước và ưu tiên sử dụng cho đầu tư, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với các dự án đầu tư đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT.

Thẩm định đề xuất thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo sắp hoàn thành, tháng 12/2023. Ảnh: Việt Quốc

Bộ Giao thông Vận tải cho rằng việc thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ giúp tăng thu ngân sách qua việc huy động nguồn lực từ người sử dụng đường cao tốc; góp phần tạo nguồn kinh phí để đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc. Số tiền này cũng sẽ được dùng để quản lý, bảo trì đường cao tốc, là nguồn lực để thực thi các chính sách phát triển hạ tầng giao thông.

Bên cạnh đó, thu phí cũng giúp tăng hiệu quả khai thác đường cao tốc, cân bằng lưu lượng xe lưu thông trên đường cao tốc và trên đường quốc lộ song hành, tạo điều kiện kiểm soát tải trọng xe. Trường hợp không thu phí, phương tiện sẽ có xu hướng tập trung lưu thông trên cao tốc, làm giảm vận tốc trung bình lưu thông, giảm hiệu quả khai thác.

Góp ý về nội dung này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị làm rõ các vướng mắc trong quy định hiện hành về lệ phí, giá, ngân sách Nhà nước, tài sản công, bảo trì đường bộ, để có cơ sở ban hành Nghị quyết và chỉ nên ban hành nghị quyết thí điểm.

Về cơ chế, mức phí, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị tính toán theo hướng không nhất thiết giới hạn về thời gian thu phí do cần có nguồn thu ổn định để chi cho việc quản lý, bảo trì liên tục, trọn đời đối với công trình đường ôtô cao tốc. Bên cạnh đó, mức thu phí sử dụng cao tốc do Nhà nước đầu tư nên thấp hơn cao tốc do tư nhân đầu tư và có thể điều chỉnh linh hoạt theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn.

Phí cần được chiết giảm đối với các tuyến đường chưa thực sự đạt tiêu chuẩn đường ôtô cao tốc, hoặc được thiết kế theo tiêu chuẩn đầu tư phân kỳ (số làn đường và chiều rộng làn hạn chế, chưa có dải dừng xe khẩn cấp liên tục, tốc độ chạy xe cho phép thấp hơn so với tốc độ tính toán).

Hồi tháng 2, Bộ Tài chính làm việc với Bộ Giao thông Vận tải và cơ quan liên quan về nội dung này. Bộ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu phương án báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành cơ chế thí điểm thu phí sử dụng đường bộ cao tốc trên một số đoạn, tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư. Phạm vi là các tuyến đường hoàn thành, khai thác trước năm 2025. Thời gian thu thí điểm theo cơ chế phí tối đa 5 năm từ lúc bắt đầu triển khai thu phí.

Bộ Giao thông Vận tải từng nhiều lần đề xuất thu phí một số tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư. Đầu tháng 5, Bộ dự tính sẽ thu phí 9 tuyến cao tốc, gồm: TP HCM - Trung Lương; Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, cầu Mỹ Thuận 2.
Theo VNExpress
>>>> Xem thêm:
Các bác thấy sao về thông tin này?
 
Hạng C
7/3/07
575
1.862
93
HCM
Đi chùa thì vẫn thích nhưng e rằng không nộp phí thì việc bảo dưỡng sẽ kém và chừng vài năm thì đầy ổ voi như QL1. Thôi thì mất ít phí để có đường đi cho tốt vậy (ai không muốn mất phí thì xuống QL1 chạy, vừa đỡ tốn tiền vừa đỡ buồn ngủ).
 
  • Like
Reactions: nttanmam