image][/image]
Hình hài đơn giản như một con bù long , nhưng vai trò thật là nghiệt ngã ,đó chính là Knock Sensor ! Tạm dĩen giải là cảm biến ( Chống ) kích nổ !
Cảm biến này được chọn lựa mọt vị trí thích hợp tùy theo hãng xe để gắn chặt lên thân máy như siết một con ốc ,nó mang trong mình lớp bán dẫn biến thiên điện trở theo áp suất , tính chất này làm cho tín hiệu điện mà nó cung cấp biến đổi theo tiếng rền của thân động cơ , nhất là khi khởi điểm của quá trình phát nổ trông buồng đốt. Hiển nhiên là tín hiệu "ồn " từ động cơ sẽ liên tục và biến thiên theo chu kỳ nổ xả của máy , từ ECU , nguồn nuôi di đến Sensor rồi trở về vớ hình hài đã nhiều biến đổi , những kẻ " Hồi Hương " này được so sánh với các tín hiệu mẫu hoặc là tín hiệu cảm biến vị trí cốt máy và các bộ lọc nhận dạng xung để quyết định điều chỉnh lại nhịp đánh lửa .
Với sự tham gia của cảmm biến này , nhịp đánh lửa sẽ tiến gần tới điểm kích nổ ,nhưng không gây hiện tượng sớm lửa hay là tự kích , khi đạt tới ngưỡng này ECU sẽ lùi điểm lửa lại muộn hơn ,cho tới khi quá mức có thể chấp nhận được thì lại trồi lên , đu đưa qua lại như vậy trong suốt quá trình máy nổ , nhờ vậy loại trừ hoàn toàn hiện tượng tự kích tai hai ở động cơ đốt trong , từ đây người sử dụng yên tâm mà đổ xăng bờ bụi với các chỉ số chống nổ ( Octan ) khác nhau mà chả phải bận tâm xem động cơ có bị sớm hay trễ lửa mà gây kích nổ hay không ...
Người ta vẫn gọi vui đây là " Lỗ Tai " của động cơ và có thể kiểm tra nó dễ dàng bằng mọt Volt kế có nội trở thấp để chiêm ngưỡng điện áp đu đưa như đã kể trên .
Rõ là bé nhưng giỏi võ , Senor này lại thể hiện môt nguyên tắc vàng trong kỹ thuật : Để giải quyết một nhiệm vụ phức tạp không nhất thiết phải nghĩ tới các nguyên lý rườm ra !