Hạng D
15/10/11
1.270
55
48
Chắc các bác ai cũng nghe chuyện mâu thuẫn.

Mâu là cái mâu, còn thuẫn là cái khiên.

Có một anh bán mâu, nói mâu này rất sắc, khiên nào đâm cũng thủng...thế là anh bán được rất nhiều mâu.

Mấy hôm sau, anh không bán mâu nữa, anh chuyển sang bán thuẫn, anh nói thuẫn này rất tốt, không mâu nào đâm thủng. Có người ngứa miệng hỏi rằng thế cái mâu anh bán hôm trước thì sao. Thế là phát sinh thuật ngữ mâu thuẫn.

Linh tinh một chút, giờ em chuyển sang đề tài chính.

Tên lửa chống hạm:
Giờ khựa đang có con tàu sân bay, mình đánh nó bằng gì. Có người bảo mua Bramos, nhưng Bramos chưa hẳn là tốt. Mình chơi thử cái này, MOSKIT, được mệnh danh là best antiship missile.

[tube]http://www.youtube.com/watch?v=YknxpMZKAZk[/tube]

Với tên lửa chống hạm của phương tây, chẳng hạn Harpoon hay Exocet thì tàu chiến có khoảng 120 đến 150 giây để phòng thủ, nhưng MOSKIT chỉ cho phép 25-30 giây thôi, trước khi mọi thứ nổ tung lên.

Thông số chính:
Trọng lượng: 4500kg
Đầu đạn: 320kg thuốc nổ hoặc đầu đạn hạt nhân
Vận tốc: 3600km/h

Hệ thống chống tên lửa:
Nếu địch dùng tên lửa bắn đến, thì phe phòng thủ dùng các hệ thống súng & hoả tiễn để bắn cháy hoả tiễn chống hạm đang phi đến.

Hệ thống Kashtan của Nga hiện giờ đang là số 1

Kashtan là hệ thống kết hợp giữa súng phòng không tốc độ cao & tên lửa

[tube]http://www.youtube.com/watch?v=Mbj9-q6YBGk[/tube]

Thông số chính:
  • Phạm vi phòng thủ 500 đến 8,000 m
  • Độ cao mục tiêu 500 đến 3,500 m
  • Tốc độ tối đa của tên lửa : 600–900 m/s
  • Số mục tiên theo dõi cùng lúc: 6
  • Thời gian phản ứng : 6-8 giây
  • Tốc độ bắn: 10,000–12,000 viên / phút
 
X
Hạng B1
3/11/12
78
1
8
Chắc phải bắn thử một cái xem hiệu quả với TSB khựa thế nào
 
imc
Hạng C
1/9/06
934
1
18
May hom nay Do Thái xài rat thanh cong he thong Iron
Dome.
 
Hạng D
15/10/11
1.270
55
48
Hệ thống phòng thủ tên lửa “Mái vòm sắt” của Israel</h1> (Dân trí) - Hệ thống phòng thủ tên lửa “Mái vòm sắt” nổi tiếng của Israel khởi nguồn từ cuộc xung đột năm 2006 giữa Israel và Hezbollah, nhóm Hồi giáo ở Li-băng. Sau khi được thử nghiệm vào tháng 4/2011, “Mái vòm sắt” lại “có dịp” thể hiện trong cuộc khủng hoảng tại Gaza hiện nay.
>> Israel tiếp tục oanh tạc Gaza, số người thiệt mạng tăng vọt</h2>


Để đối phó với việc Hezbollah phóng hàng ngàn rocket, gây thiệt hại lớn và khiến hàng chục người Israel thiệt mạng vào năm 2006, một năm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Amir Peretz công bố công ty quốc phòng nhà nước Rafael Advanced Defense Systems (Hệ thống phòng thủ tiên tiến Rafael) sẽ triển khai lá chắn tên lửa mới. Song giới chức Israel đã phải mất nhiều năm để phát triển nó và cuối cùng vào đầu năm 2011, “Mái vòm sắt” đã ra đời.

Hệ thống lần đầu tiên được thử nghiệm trong chiến trận là vào tháng 4/2011, khi nó hạ được một tên lửa nhắm vào thành phố Beersheba, ở miền nam.

Trong cuộc khủng hoảng Gaza hiện nay, “Mái vòm sắt” liên tục được quân đội Israel ca tụng.

Cho đến tối ngày thứ bảy vừa qua, “Mái vòm sắt” đã đánh chặn được 245 quả rocket được bắn từ Gaza, trong ba ngày. Theo quân đội Israel, khoảng 90% các vụ đánh chặn thành công.


Cơ chế hoạt động của “Mái vòm sắt”
Tên lửa/pháo của đối phương được bắn
Radar lần theo đường đi. Dữ liệu được chuyển về đơn vị quản lý và điều khiển.
Dữ liệu được phân tích và mục tiêu đồng thời được gửi tới đơn vị bắn tên lửa.
Tên lửa được bắn đi ngăn chặn tên lửa/pháo của đối phương.
Khẩu đội pháo mới nhất của “Mái vòm sắt” được triển khai ở Tel Aviv, thủ đô tài chính của Israel, nơi trước đây giới chức nước này cho rằng nằm ngoài tầm với của tên lửa từ Gaza.

Song chiến binh ở Gaza có vẻ như đã nâng cấp kho tên lửa của họ và thành phố này liên tục bị nhắm bắn trong những ngày đầu tiên của cuộc khủng hoảng hiện nay.

Được biết pháo ở Tel Aviv được đưa vào hoạt động ngay sau khi được lắp đặt và đã bắn hạ được một tên lửa khi nó đang ở cuối hành trình tới đích ngắm.

“Mái vòm sắt” là một phần trong hàng loạt hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai trên khắp Israel, tiêu tốn của nước này hàng tỉ USD.

Riêng người Mỹ đã bỏ ra hơn 200 triệu USD để giúp Israel chi trả cho hệ thống này, nhưng vấn đề chi phí cho hệ thống vẫn còn rất nan giải.

Hệ thống dùng radar để tìm đường đi của các tên lửa đang đến và sau đó bắn 2 tên lửa đánh chặn để hạ chúng.
Mỗi tên lửa đánh chặn Tamir có chi phí vào khoảng 60.000 USD.​
Mỗi một khẩu pháo trong “Mái vòm sắt” có chi phí lắp đặt lên tới 50 triệu USD. Cho đến nay, có 5 khẩu đội pháo được hoạt động song giới chức Israel dự kiến sẽ triển khai thêm 8 khẩu tương tự vào năm tới.

Ngoài ra, mỗi tên lửa đánh chặn Tamir có chi phí vào khoảng 60.000 USD. Và điều này có nghĩa là tính đến tối ngày thứ bảy vừa qua, Israel đã chi mất khoảng 29 triệu USD cho tên lửa đánh chặn chỉ trong 3 ngày.

Các nhà sản xuất hệ thống phòng thủ này cho rằng “Mái vòm sắt” đáng “đồng tiền bát gạo” do công nghệ radar của nó phân biệt được tên lửa nào có khả năng bắn trúng mục tiêu và tên lửa nào trượt mục tiêu. Như vậy chỉ có những tên lửa hướng vào thành phố mới bị lần theo và bắn hạ.

Vũ Quý
Theo BBC
 
Hạng D
15/10/11
1.270
55
48
bác nào rành cho em hỏi, tên lửa nó bay chậm thì còn chặn được, chứ đạn pháo nó bay trên 1000m/s thì làm sao mà chống được nhỉ ?