Việc sử phạt phải là phạt thường xuyên, thấy gì sai thì phạt ngay, đúng luật, như vậy mới tạo ra sự răn đe cho những người vi phạm giao thông.
Trong ngày đầu cảnh sát giao thông TP.HCM ra quân sử phạt kiểm tra, sử phạt việc thắt dây an toàn trên oto, có rất nhiều tài xế oto ngỡ ngàng với việc phạt này.
Theo Nghị định 46/2016 của Chính phủ có hiệu lực từ 1-1-2018, quy định mức xử phạt người ngồi trên ô tô vi phạm không thắt dây an toàn sẽ bị phạt 100.000 - 200.000 đồng. Mỗi xe có bao nhiêu người vi phạm thì cứ vậy nhân lên.
Một số bạn đọc cho rằng việc xử phạt là đúng nhưng mong đừng làm theo kiểu phong trào, phạt để người dân có ý thức hơn trong việc chấp hành luật giao thông.
Mong đừng làm theo kiểu phong trào.
Việc sử phạt luôn phải phạt thường xuyên thẳng tay, cái nào sai thì phải phạt chứ không thể hôm nay phạt không thắt dây an toàn, ngày mai mở đợt kiểm tra nồng độ cồn, rồi hôm sau lại bắt đi sai làn,... thì sẽ không hiệu quả, mong rằng đừng làm theo kiểu phong trào vì làm theo phong trào thì tai nạn giao thông cũng khó giảm thiểu.
Giảm thiểu hậu quả khi tai nạn xảy ra.
Thắt dây an toàn luôn là một việc tất yếu phải có và phải làm khi lên xe oto, đặc biệt là phải tập thói quên đối với trẻ em, việc thắt dây an toàn cũng không quá khó khăn chỉ cần bấm một cái là xong vì vậy mong các bác tài xế chú ý hơn.
Đôi khi tai nạn xảy ra từ nhiều phía, nguyên nhân có thể không do mình nhưng khi có lực tác động từ bên ngoài như va đập, tông xe,... có dây an toàn sẽ giảm được tối thiểu hậu quả khi tai nạn xảy ra.
Phạt để dân có ý thức hơn
Đa phần hành khách khi đi xe khách rất ít khi thắt dây an toàn, mà nếu có 1 - 2 người thắt cũng sẽ bị nói này nói nọ. Do đó qua lần này, luật đề ra thì người dân phải chấp hành, ai không chấp hành cứ phạt tiền thế thôi.
Việc xử phạt không thắt dây an toàn đúng ra phải xử phạt từ lâu rồi chứ, sao để đến bây giờ mới ra quân xử phạt rầm rộ như vậy? Mong rằng việc kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông được thực hiện thường xuyên hơn.