Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
25/10/11
328
233
43
Đọc được bài này trên tàu nhanh chống rét, em ngẫm ra cũng không phi lý, mong các bác có ý kiến
Việc chữa cháy các tòa nhà cao tầng không hiệu quả bắt nguồn từ hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) được thiết kế và thi công không khoa học trong khi hệ thống lạnh đã không tính đến phương án tự ứng cứu.
Gói thầu thi công hạng mục (PCCC) của các tòa nhà cao tầng thường chiếm giá trị rất lớn và quy mô. Tuy được quảng bá rất hiện đại, bảo đảm an toàn tuyệt đối nhưng nếu việc thiết kế hệ thống PCCC của tòa nhà tự ứng cứu được thì đã khỏi phải nhờ đến lực lượng PCCC.
Hãy thử nghĩ lại xem có bao nhiêu vụ cháy lớn mà hệ thống PCCC của tòa nhà tự ứng cứu hay tất cả đều “tịt ngòi” hết?
Có thể thấy trong vụ cháy trung tâm thương mại Sài Gòn cách đây 10 năm, vụ cháy các trung tâm thương mại, chợ, chung cư, nhà cao tầng...thì toàn là lực lượng bên ngoài ứng cứu, còn hệ thống PCCC trong nhà đều “im re”.​
Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) phải đáp ứng lấy thủy trị hỏa khi cháy xảy ra trong mọi tình huống. Không có lý do hư cái này, thiếu cái kia mà "tịt ngòi" rồi quy trách nhiệm cá nhân.​
Tất nhiên tác giả này hơi lan man như bác Lê Văn Tạch khi phán v/v xe gắn máy cháy nổ thời gian vừa qua, nhưng đúng là giải pháp tự ứng cứu của các tòa nhà có vấn đề.
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
159.448
113
www.phindeli.com
Nói trắng ra, tất cả những gì cư dân không nhìn thấy được của các tòa nhà ở VN đều có vấn đề.
 
Hạng C
6/5/10
524
5
18
Nếu căn cứ theo các cái gọi là quy chuẩn, quy phạm của PCCC khi thiết kế các cao ốc thì nó thừa sức tự chữa cháy, tuy nhiên chủ đầu tư luôn tìm mọi cách để giảm chi phí cho hệ thống này, lực lượng thanh tra thì chỉ nghĩ cách moi tiền & phải có sai sót để dễ kiếm tiền nên nó mới vậy. Để đơn giản em nêu 1 ví dụ : Khi thiết lập nhà xưởng mộc, may, văn phòng... bao giờ xxx PCCC cũng yêu cầu phải có 2 hệ thống bơm nước tại chỗ, 1 chạy bằng động cơ diezel, 1 chạy bằng điện. Tuy nhiên có bao nhiêu Cty trang bị đủ 2 hệ thống trên & đấy chính là chỗ để xxx vòi tiền.
 
Hạng F
11/1/10
6.129
64.419
113
Em lại nghĩ khác bác Lút, nhà nào cũng tự chữa cháy được thì lực lượng PCCC để làm gì. PCCC cho các công trình công cộng nên coi trọng hệ thống cảnh báo, lối thoát hiểm, thoát khói, diễn tập di tản... Ngay cả khi có đủ 2 bơm theo yêu cầu (mà bây giờ hầu như đều có) thì nước ở đâu mà chữa. Trong quy phạm em ko nhớ rõ nhưng hình như chỉ quy định nước chữa cháy dùng được trong 1 khoảng thời gian nào đó thôi. Vì ko thể nhà nào cũng phải làm cái bể nước PCCC to tổ bố để quanh năm, thậm chí cả đời ko dùng đến.
 
Hạng D
26/7/08
1.887
279
98
51
NGOCLINH HOTEL
Em cũng luôn tính đến phương án thoát hiểm cho chủ nhà, khách và nhân viên. Lúc lửa đã cháy thì phương án tự cứu chỉ là đứng thứ 2, sau phương án thoát hiểm.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Quan niệm, khái niệm và Quy tắc là hai việc hoàn toàn khác nhau.
Giữa thực tế về quy chuẩn và các phát sinh trong quá trình thực hiện luật cần thay đổi là việc quản lý nhà nước và quốc gia nào cũng thế.
Nói rằng CS PCCC vòi vĩnh này khác cũng có lý và họ yêu cầu làm này làm kia để phù hợp cũng chả sai vì chúng ta đa phần né luật quen rồi.
Có đảm bảo rằng : Sau khi thẩm duyệt và cấp phép bạn không thay đổi kiến trúc, vật kiến trúc, bố trí hành lang/cầu thang thoát hiểm và duy trì việc bảo dưỡng hệ thống phòng và chữa cháy theo quy định không???
Nếu bạn không trang bị hệ thống bơm nước chữa cháy Diezel và dung tích bể chứa đúng quy định thì tôi nghĩ bạn đang đánh đu với tính mạng vào sự rủi ro.
Tôi cũng dám chắc là 80% các tòa nhà là không mua bảo hiểm về cháy nổ bắt buộc và gần phân nửa là trang bị hệ thống PCCC chỉ để làm kiểng và đương nhiên, việc không tham gia các khóa huấn luyện về PCCC là xa vời.
Bài báo kia nói thay đổi,em nghĩ chả có gì cần thay đổi vì Luật đã có hết và hoàn chỉnh nhiều hơn thế.Chẳng qua có một số cái mà chúng ta chưa thấy thì cho đó là thiếu và …không phù hợp mà thôi
 
Hạng D
2/6/10
1.596
11
38
33
cpkhanhhung nói:
Em lại nghĩ khác bác Lút, nhà nào cũng tự chữa cháy được thì lực lượng PCCC để làm gì. PCCC cho các công trình công cộng nên coi trọng hệ thống cảnh báo, lối thoát hiểm, thoát khói, diễn tập di tản... Ngay cả khi có đủ 2 bơm theo yêu cầu (mà bây giờ hầu như đều có) thì nước ở đâu mà chữa. Trong quy phạm em ko nhớ rõ nhưng hình như chỉ quy định nước chữa cháy dùng được trong 1 khoảng thời gian nào đó thôi. Vì ko thể nhà nào cũng phải làm cái bể nước PCCC to tổ bố để quanh năm, thậm chí cả đời ko dùng đến.
Nếu đúng phải bắt buộc có hầm chứa nước chữa cháy tại chỗ, bữa trước bên em làm 300m2 kho mà đòi hỏi hầm tối thiểu 50m3.... ngoài ra phải có họng nước để cấp nước của xe PCCC khi trường hợp hết nước or sự cố.... bơm nước trực tiếp vào hệ thống chữa cháy sẵn có.
 
Hạng F
11/1/10
6.129
64.419
113
Minh Pham nói:
cpkhanhhung nói:
Em lại nghĩ khác bác Lút, nhà nào cũng tự chữa cháy được thì lực lượng PCCC để làm gì. PCCC cho các công trình công cộng nên coi trọng hệ thống cảnh báo, lối thoát hiểm, thoát khói, diễn tập di tản... Ngay cả khi có đủ 2 bơm theo yêu cầu (mà bây giờ hầu như đều có) thì nước ở đâu mà chữa. Trong quy phạm em ko nhớ rõ nhưng hình như chỉ quy định nước chữa cháy dùng được trong 1 khoảng thời gian nào đó thôi. Vì ko thể nhà nào cũng phải làm cái bể nước PCCC to tổ bố để quanh năm, thậm chí cả đời ko dùng đến.
Nếu đúng phải bắt buộc có hầm chứa nước chữa cháy tại chỗ, bữa trước bên em làm 300m2 kho mà đòi hỏi hầm tối thiểu 50m3.... ngoài ra phải có họng nước để cấp nước của xe PCCC khi trường hợp hết nước or sự cố.... bơm nước trực tiếp vào hệ thống chữa cháy sẵn có.
Họng chờ cấp nước là bắt buộc và ko tốn nhiều tiền dù chỉ để diễn tập, khi cháy thật thì nó ko dùng mà chỉ đứng ngoài phọt vào. Còn thể tích bể nước phải tra TC thiết kế mới biết được, nếu gần công trình có trụ cấp nước CC thì V hồ được phép giảm, nhưng bao nhiêu thì phải tra TC. Vả lại trước giờ em toàn giao cho các anh làm từ thiết kế, thẩm định, thi công đến nghiệm thu nên hầu như chưa bao giờ thấy chú lính PCCC nào chui xuống bể nước ngầm để kiểm tra thể tích thực của bể ngầm mà toàn kiểm tra trên bản vẽ thiết kế mà thôi.:D Vậy có thể mình làm hồ chìm xuống rồi phán đủ công suất thiết kế blabla. Ko dám khuyên nha.
Còn nói luật của ta, TC, quy phạm thì một rừng (chắc cũng nhiều cái ko đúng chứ, VN mà) rồi khi triển khai thực hiện qua loa, rồi giám sát theo dõi bảo trì chiếu lệ nên ko phát sinh hiệu quả. Em nhớ có nhiều lần đi kiểm tra bể nước PCCC của các phường thì đa số máy hết dầu, đi mua dầu về thì hết bình.:D
 
Hạng D
20/10/11
1.070
1.428
113
Em kiếm được mớ bồng bong này.
Danh sách một số tiêu chuẩn:
- TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 5279 - 1990 An toàn cháy nổ - Bụi cháy - Yêu cầu chung.
- TCVN 7336-2003 Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước- Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 6160:1996 Phòng cháy và chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 6161:1996 Phòng cháy chữa cháy chợ và trung tâm thương mại - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 5065-1990 Khách sạn - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 4513-1998 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
- TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 4317:1986 – Nhà kho, nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
- TCVN 4090:1985 – Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu.
- TCVN 5307:2002 - Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 7336:2003 - PCCC- Hệ thống Sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
- TCVN 7336:2003 - PCCC- Hệ thống Sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
- TCVN 46:2007 Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
- TCXDVN 323 : 2004 " Nhà ở cao tầng - Tiêu chuẩn thiết kế ".
- TCVN 6101 : 1990 Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2.
- TCVN 6103 : 1996 PCCC-Thuật ngữ.
- TCVN 7161: 2002 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống.
- TCVN 7278 : 2003 Chất chữa cháy - chất tạo bọt chữa cháy.
- VN 7435-2004 Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy.
- VN 377-2006 Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở - Tiêu chuẩn thiết kế.
 
Hạng F
11/1/10
6.129
64.419
113
Alabama nói:
Em kiếm được mớ bồng bong này.
Danh sách một số tiêu chuẩn:
- TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 5279 - 1990 An toàn cháy nổ - Bụi cháy - Yêu cầu chung.
- TCVN 7336-2003 Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước- Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 6160:1996 Phòng cháy và chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 6161:1996 Phòng cháy chữa cháy chợ và trung tâm thương mại - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 5065-1990 Khách sạn - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 4513-1998 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
- TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 4317:1986 – Nhà kho, nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
- TCVN 4090:1985 – Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu.
- TCVN 5307:2002 - Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 7336:2003 - PCCC- Hệ thống Sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
- TCVN 7336:2003 - PCCC- Hệ thống Sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
- TCVN 46:2007 Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
- TCXDVN 323 : 2004 " Nhà ở cao tầng - Tiêu chuẩn thiết kế ".
- TCVN 6101 : 1990 Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2.
- TCVN 6103 : 1996 PCCC-Thuật ngữ.
- TCVN 7161: 2002 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống.
- TCVN 7278 : 2003 Chất chữa cháy - chất tạo bọt chữa cháy.
- VN 7435-2004 Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy.
- VN 377-2006 Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở - Tiêu chuẩn thiết kế.
Xỉu tập 2.
bash.gif
bash.gif
bash.gif
bash.gif
 
Status
Không mở trả lời sau này.