Nước làm mát trong hệ thống giải nhiệt của xe phải được thay mỗi năm một lần, nếu dùng trong vùng lạnh, hoặc 2 năm một lần nếu thời tiết không quá lạnh, ở SG thì nên thay định kì 2 năm hay 2 vạn km…
Đây là điều mà không mấy người trong chúng ta để ý. Thường thì đa số cho rằng chỉ cần kiểm tra xem nước có hao không, nếu có, thì thêm vào là đủ. Có người cả một đời dùng xe chẳng thay nước làm mát bao giờ.
Mặc dầu dung dịch không hao hụt, nhưng nồng độ Etylene Glycol xuống thấp, dung dịch làm mát bị
acid hóa, sẽ ăn mòn các linh kiện trong hệ thống, như miếng đệm ở đầu xi lanh (head gasket), máy bơm ….bởi vậy bác Thợ nào nói thay khi nước
đổi màu hay thấy
đóng cặn nhiều thì...xe đóa chuẩn bị thay cả
Hệ Thống Làm Mát là vừa kịp ạ!
Em xin nhắc các bác những vấn đề tưởng chừng đã biết…nhưng thực tế thì…
1/
Nước xanh hay đỏ?
Xanh đỏ gì cũng được, ví dụ như em sử dụng Prestone của Mỹ…chất chống ăn mòn trong Pres đỏ nhiều hơn xanh, zậy thôi…
2/
Trong quá trình thay, có nên xúc két nước bằng dung dịch?
Xe mới, thuổi đời chưa quá 5, có thể bạn nên dùng thêm dung dịch xúc. Nếu là xe cũ, như với Mông V6 thì đừng nên dùng các loại dung dịch pha sẵn để súc bình (Cooling system flush treatments) … Là vì, hệ thống giải nhiệt trong xe cũ có thể bị rỉ sét nhiều chỗ, súc bình như vậy chưa chắc đã là một điều nên làm, là vì dung dịch súc bình có thể cà sát mạnh gây rò rỉ ở đáy hoặc thành bình.Vậy có thể vì muốn xe sạch hơn, giải nhiệt tốt hơn, ta có thể sẽ phải thay cả két nước lun đóa! (điều này em cũng chỉ mới ngộ gần đây)
Hiểu 1 cách “đơn giản”: nước mát từ bình phụ di chuyển tuần hoàn xung quanh máy, hấp thu nhiệt tỏa từ máy, qua hệ thống két giải nhiệt (nếu nóng quá đà, cảm biến nhiệt tại đây sẽ báo cho quạt khởi động để làm mát…)…sau đó nước nóng đã nguội lại khi qua két, đổ vào bình phụ…rồi từ bình phụ tiếp tục chu kì trên để trao đổi nhiệt…
Và Trước khi làm, em có 1 thử nghiệm chứng minh cho các bác thấy tính “axit hóa” của nước mát…
Chuẩn bị giấy quỳ và bảng màu so sánh độ PH...
Thử 2 bình Prestone mới mua...Ô là la...bảng màu khoãng PH 9-10...zậy là tính "Kiềm" nhá..
Thử nước mát từ Bình Phụ trên xe...màu nằm khoãng PH7...vậy là thay được rồi, phải ko các bác?
Khi hiểu được vòng tuần hoàn nước, chúng ta sẽ DIY dễ dàng…lần mò ống cao su từ máy đổ vào bình phụ…ống nằm ở
trên, các bác nhé (cái này lúc trước khi chưa thay, em cũng tưởng ống dưới theo lời các bác đi trước...thực chất, ống dưới thông từ két giải nhiệt với bình phụ, khi máy nóng hay thiếu nước...thì ống sẽ dẫn lưu nước còn sót lại từ két đổ vào bình phụ, và từ đây sẽ đến vòng tuần hoàn quanh máy để trao đổi nhiệt, ứng cứu tạm thời khi chuẩn bị "quá nhiệt", vậy nếu ta làm ở ống dưới vỡn được...nhưng nước qua két giải nhiệt chỉ lượng ít, rồi đổ vào bình, thời gian làm sẽ lâu hơn...)
Nổ máy…đợi máy nóng…nước sẽ ra..bốc khói lun…
Chảy ra bao nhiêu châm vào bấy nhiêu…giờ mới thấy bình Bodrico 19l thật hiệu quả…cóa 13k hà…
Khi máy nóng ..nước nóng sẽ ra, ở trên ta cứ xịt nước xuống bình…máy mát dịu lại thì dưới ko ra nước nữa…ta đổ bỏ nước trong thau các bác nhóe! Ở nước ngoài, họ khuyên ta đem đổ ở nơi chuyên dụng, tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm...Ở Vịt, em chỉ bít đổ vào bồn cầu...hic
Lần 2, có vẻ trong hẳn...
Lần 3...
Trong quá trình DIY, chú ý là kim xe em luôn luôn ở mức này
Chuẩn bị Nước làm mát...sẵn sàng...chiến
Khi dòng chảy chuyển sang màu xanh…ta có 2 cách:
1/ Tiếp tục châm nước mới cho đến khi dòng nước xả ra gần giống nước mới…cách này rất hao…
2/ Ngưng châm nước mới, mặc cho nước xả ra (nhớ canh đồng hồ nhiệt sao cho kim lên ko quá vạch đỏ, lên chạm đỏ là tắt máy liền…)
Ở xe em, nó ko quá nhiệt…mà khi ống xả ko chảy ra nữa…nước nóng- sôi ...thì dòng nước còn sót trong két lại dâng ngược lên bình phụ (nước ra từ ống cao su dưới nối từ két đến bình)…qua giai đoạn dâng trào này sẽ đến quá Nhiệt…
EM thì ko đợi quá nhiệt, lũ dâng là em tắt ngay…
Gắn lại ống hồi (xả)…lúc này nước dâng sẽ từ từ rút xuống khi máy hơi nguội…ta châm tiếp cho đầy mức max…nổ máy…
Bọt khí sẽ Ợ, nước sẽ rút…ta lại châm…đến khi ko thấy rút nữa (giai đoạn này cũng cả lít)…
Tiếp tục đợi cho nước nóng-sôi…
chuyện gì xảy ra khi ko đóng nắp bình phụ?