Công nghệ 3D dạo này hoành hành dữ hen! Từ ngày e Avatar làm mưa làm gió thì mọi người cũng bắt đầu nghĩ có 1 e ở nhà uì! Samsung đã đi đầu trong công nghệ này, rất là thú vị!
box này dành riêng cho những ai đam mê 3D, mà dân đen như em chả hiểu gì về 3D, em nghĩ chắc các bác oser nhà ta chưa thích thú lắm với box nên em chỉ thấy có mỗi một mình MOD post và comment
phamthanhtruc nói:box này dành riêng cho những ai đam mê 3D, mà dân đen như em chả hiểu gì về 3D, em nghĩ chắc các bác oser nhà ta chưa thích thú lắm với box nên em chỉ thấy có mỗi một mình MOD post và comment
giải pháp rẻ tiền nhất là bác mua thử 1 cái film 3D như Bugs + 1 cái kính giấy 20K rồi về bỏ vô đầu DVD bật lên đeo kính vô coi... chất lượng 3D theo kiểu này hơi bị ẹ nhưng rõ ràng nó mang tới 1 trải nghiệm... rất mới và lạ khi thấy rõ côn trùng nó bay từ... sau lưng mình vô màn hình và mấy cái lông khi tung ra có cảm giác đập vô mặt...
giờ việc đeo kính coi film 3D là hơi bị xưa rồi, thiết bị phát giờ "ra" 3D luôn, mà thậm chí đã có film 4D theo QC thì người xem như lọt vào giữa bối cảnh của film, thấy QC trong Suối tiên mà em chưa xem, cũng không biết thế nào
Định nghĩa về 3D?
Thực sự hiện nay khái niệm 3D bị quá lạm dụng trong các sản phẩm mà thực sự rất nhiều người lầm tưởng (em xin lỗi bác chủ thớt). Em xin trích dẫn một số khái niệm để các bác có thể hiểu cũng như tránh "bị chúng nó lừa" về công nghệ này (tư liệu được sưu tầm theo coop labs và một số nguồn):
3D hay Công nghệ 3D là khái niệm hay được lạm dụng trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. Bất cứ cái gì thể hiện được (trực tiếp hay gián tiếp) tính hình khối hay hiệu ứng bóng đổ đều có thể được gọi là sản phẩm công nghệ 3D: từ mô hình 3DSMax, font chữ 3D đến hoạt hình 3D, ... Tuy nhiên, khái niệm 3D nếu được hiểu đầy đủ và toàn vẹn phải gắn với con người, tức phải tuân theo quy luật của sinh lý thị giác: Vì con người có hai mắt nên thế giới quan 3D gắn với con người phải là thế giới quan stereo. Công nghệ 3D thực thụ phải đem lại cảm giác đắm chìm (immersion) của chủ thể quan sát vào trong đối tượng quan sát.
Do đó, khi một hình ảnh (image), mô hình (model) hay hoạt cảnh (scene) được tái hiện lại bằng các phương tiện kỹ thuật số (máy tính, máy ảnh, ...), nó chưa được coi là 3D đầy đủ và đích thực nếu chưa thỏa mãn yếu tố trên. Một mô hình dựng trên 3DSmax, Maya có thể được coi là một thực thể 3D chưa trọn vẹn bởi nó mới có tính dữ liệu 3D (3D data) mà chưa có tính thể hiện 3D (3D display). Tính hình khối của đối tượng chỉ thể hiện gián tiếp thông qua các lệnh xoay, dịch chuyển, hay các hiệu ứng chiếu sáng và đổ bóng nhờ các công cụ điều khiển. Khi kết xuất (render) rồi trình chiếu trên các phương tiện thông thường như màn hình máy tính, TV, hay in ra giấy, ở mỗi thời điểm và mỗi vị trí, người quan sát chỉ nhận được những hình ảnh 2D. Chỉ khi dữ liệu đó được kết xuất ra hai luồng trái phải và được hiển thị 3D thì mới được coi là 3D đầy đủ.
Trong điện ảnh, nhiều người không phân biệt được giữa phim 3D đầy đủ và phim có dữ liệu 3D (nên đều gọi là phim 3D). Phim 3D đầy đủ nếu gọi đúng tên thì phải là phim 4D (3 chiếu không gian + 1 chiều thời gian) như là phim Avatar đang trình chiếu ở Megastar. Các phim hoạt hình như Shrek, Toy Story của Hollywood hay Con ếch xanh của Việt Nam đều là phim có dữ liệu 3D (2 chiều không gian + 1 chiều thời gian). Khi trình chiếu trên màn hình thông thường, sự khác biệt giữa các phim đó với các phim 2D như Cinderella mà khán giả thấy được chỉ là sự thể hiện tốt hơn hiệu ứng chiếu sáng và bóng đổ của các đối tượng trong phim. Nhưng nếu chỉ vậy, phim điện ảnh quay bằng camera cũng thỏa mãn tiêu chí đó, liệu có thể coi là 3D ???
Cơn sốt phim Avatar ra đời đem lại cho khán giả một trải nghiệm của phim 3D đầy đủ (hay 4D?). Trước đó, nhiều người đã biết đến các phim hoạt hình cảm giác mạnh trình chiếu ở các công viên điện ảnh trên thế giới như Futuroscope (Pháp), Universal Studio (Nhật). Khi xem cần phải dùng kính xanh đỏ hay phân cực để tách hai luồng phim stereo cho mắt trái và mắt phải. Chỉ khi đó hiệu ứng 3D mới thể hiện trọn vẹn và đem lại sự khác biệt thực sự. Và những phiên bản đó mới đúng nghĩa là 3D theo định nghĩa ở trên.
Thực sự hiện nay khái niệm 3D bị quá lạm dụng trong các sản phẩm mà thực sự rất nhiều người lầm tưởng (em xin lỗi bác chủ thớt). Em xin trích dẫn một số khái niệm để các bác có thể hiểu cũng như tránh "bị chúng nó lừa" về công nghệ này (tư liệu được sưu tầm theo coop labs và một số nguồn):
3D hay Công nghệ 3D là khái niệm hay được lạm dụng trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. Bất cứ cái gì thể hiện được (trực tiếp hay gián tiếp) tính hình khối hay hiệu ứng bóng đổ đều có thể được gọi là sản phẩm công nghệ 3D: từ mô hình 3DSMax, font chữ 3D đến hoạt hình 3D, ... Tuy nhiên, khái niệm 3D nếu được hiểu đầy đủ và toàn vẹn phải gắn với con người, tức phải tuân theo quy luật của sinh lý thị giác: Vì con người có hai mắt nên thế giới quan 3D gắn với con người phải là thế giới quan stereo. Công nghệ 3D thực thụ phải đem lại cảm giác đắm chìm (immersion) của chủ thể quan sát vào trong đối tượng quan sát.
Do đó, khi một hình ảnh (image), mô hình (model) hay hoạt cảnh (scene) được tái hiện lại bằng các phương tiện kỹ thuật số (máy tính, máy ảnh, ...), nó chưa được coi là 3D đầy đủ và đích thực nếu chưa thỏa mãn yếu tố trên. Một mô hình dựng trên 3DSmax, Maya có thể được coi là một thực thể 3D chưa trọn vẹn bởi nó mới có tính dữ liệu 3D (3D data) mà chưa có tính thể hiện 3D (3D display). Tính hình khối của đối tượng chỉ thể hiện gián tiếp thông qua các lệnh xoay, dịch chuyển, hay các hiệu ứng chiếu sáng và đổ bóng nhờ các công cụ điều khiển. Khi kết xuất (render) rồi trình chiếu trên các phương tiện thông thường như màn hình máy tính, TV, hay in ra giấy, ở mỗi thời điểm và mỗi vị trí, người quan sát chỉ nhận được những hình ảnh 2D. Chỉ khi dữ liệu đó được kết xuất ra hai luồng trái phải và được hiển thị 3D thì mới được coi là 3D đầy đủ.
Trong điện ảnh, nhiều người không phân biệt được giữa phim 3D đầy đủ và phim có dữ liệu 3D (nên đều gọi là phim 3D). Phim 3D đầy đủ nếu gọi đúng tên thì phải là phim 4D (3 chiếu không gian + 1 chiều thời gian) như là phim Avatar đang trình chiếu ở Megastar. Các phim hoạt hình như Shrek, Toy Story của Hollywood hay Con ếch xanh của Việt Nam đều là phim có dữ liệu 3D (2 chiều không gian + 1 chiều thời gian). Khi trình chiếu trên màn hình thông thường, sự khác biệt giữa các phim đó với các phim 2D như Cinderella mà khán giả thấy được chỉ là sự thể hiện tốt hơn hiệu ứng chiếu sáng và bóng đổ của các đối tượng trong phim. Nhưng nếu chỉ vậy, phim điện ảnh quay bằng camera cũng thỏa mãn tiêu chí đó, liệu có thể coi là 3D ???
Cơn sốt phim Avatar ra đời đem lại cho khán giả một trải nghiệm của phim 3D đầy đủ (hay 4D?). Trước đó, nhiều người đã biết đến các phim hoạt hình cảm giác mạnh trình chiếu ở các công viên điện ảnh trên thế giới như Futuroscope (Pháp), Universal Studio (Nhật). Khi xem cần phải dùng kính xanh đỏ hay phân cực để tách hai luồng phim stereo cho mắt trái và mắt phải. Chỉ khi đó hiệu ứng 3D mới thể hiện trọn vẹn và đem lại sự khác biệt thực sự. Và những phiên bản đó mới đúng nghĩa là 3D theo định nghĩa ở trên.
Last edited by a moderator: