Thảo Luận Chung Thế nào là chuyển hướng?

Hạng D
13/2/11
2.097
802
113
Ở những thớt khác thảo luận về vấn đề này khá nhiều. Em xin tạo ra một thớt mới chỉ đề cập đến chuyển hướng nói chung và vấn đề đi trên đường cong có phải là chuyển hướng hay không nói riêng.
Luật giao thông đường bộ không có định nghĩa như thế nào là chuyển hướng nhưng trong luật lại có điều khoản phạt về hành vi không có tín hiệu chuyển hướng khi muốn chuyển hướng.
Em trích luật:
Điều 15.Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt,đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Có nhiều ý kiến cho rằng xoay vô lăng để bánh xe khỏi vị trí đi thẳng là chuyển hướng nên phải xi nhan theo khoản 1 (chữ màu đỏ). Tuy nhiên theo khoản 1 thì phải có tín hiệu khi muốn chuyển hướng, có nghĩa là chưa thực hiện hành vi chuyển hướng, tức là chưa xoay vô lăng để chuyển hướng.
Thêm nữa nếu chiếu theo khoản 2 (chữ màu xanh) thì trong khi chuyển hướng người người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. Mà khi đi trên đường cong thì làm gì có các điều kiện như trên (chữ màu xanh)

Do đó ý kiến cho rằng đi trên đường cong phải xi nhan theo điều 15, khoản 1 là không hợp lý.


 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: SANPHAMMOI
Hạng D
22/5/08
1.680
1.297
113
nen chot tung van de bac a. Bac dua qua nhieu van de trong mot post. Em nghi nen ban the nao la chuyen huong thi cac van de khac se tu duoc giai quyet.
Sorry post test fone.
 
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
- Trong giao thông và theo luật GTĐB thì hướng di chuyển phương tiện gồm : đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải, quay đầu xe và các hành vi này thể hiện bằng biển báo quy định. Các chế tài về hành vi chuyển hướng cũng theo biển báo này. Trong giao thông và luật GT chỉ có biển báo cảnh báo đường cong chứ không có quy định cụ thể hành vi lái xe vào đường cong phải sử dụng đèn tín hiệu và chế tài xử phạt như thế nào.
- Việc áp dụng khái niệm toán học, cơ học : hướng di chuyển phương tiện là đường thẳng song song với bánh xe chủ động hay hướng di chuyển trong giao thông là đường thẳng song song bánh xe chủ động với đường lưu thông thì chưa rõ ràng, đầy đủ cũng như không phù hợp trong lĩnh vực giao thông.
Cụ thể :
- Đường GT không có đường nào làm thẳng, phẳng, .. như 1 đường thẳng toán học.
- Luật quy định áp dụng cho tất cả các phương tiện lưu thông trên đường chứ không riêng xe ôtô.
- Đối với xe máy, để điều khiển và di chuyển được thì phải kết hợp điều khiển tay lái và tốc độ di chuyển thích hợp. Không ai có thể giữ tay lái luôn luôn là đường thẳng toán học song song với đường trong suốt quá trình lưu thông.
- Khi vào đường cong thì bánh xe chủ động cũng phải điều chỉnh theo đường cong tức song song với đường thì mới đi đúng đường được, mà nếu như vậy thì sao lại có chuyển hướng? Có mâu thuẫn không trong khái niệm toán học áp dụng trên.
- Thực tế các bác oser đã chứng minh khi vào đường cong (đường dẫn vào cao tốc, đường TĐT góc Bason, ...) là không phải sử dụng đèn tín hiệu chuyển hướng.
- Với ý kiến cần bật đèn tín hiệu khi vào đường cong, em đồng ý khi gặp những đường cong bị che khuất một phần thì bật đèn cảnh báo (cả 2 đèn chuyển hướng) cho người chạy sau biết, chứ không sử dụng 1 đèn rẽ chuyển hướng.
- Cần phân biệt rẽ chuyển hướng với chuyển làn đường; đường cong với đường rẽ nhánh, .. vì các hành vi này bị điều chỉnh bởi các điều khác nhau trong luật GT.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
TOAGT nói:
- Trong giao thông và theo luật GTĐB thì hướng di chuyển phương tiện gồm : đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải, quay đầu xe và các hành vi này thể hiện bằng biển báo quy định. Các chế tài về hành vi chuyển hướng cũng theo biển báo này. Trong giao thông và luật GT chỉ có biển báo cảnh báo đường cong chứ không có quy định cụ thể hành vi lái xe vào đường cong phải sử dụng đèn tín hiệu và chế tài xử phạt như thế nào.
- Việc áp dụng khái niệm toán học, cơ học : hướng di chuyển phương tiện là đường thẳng song song với bánh xe chủ động hay hướng di chuyển trong giao thông là đường thẳng song song bánh xe chủ động với đường lưu thông thì chưa rõ ràng, đầy đủ cũng như không phù hợp trong lĩnh vực giao thông.
Cụ thể :
- Đường GT không có đường nào làm thẳng, phẳng, .. như 1 đường thẳng toán học.
- Luật quy định áp dụng cho tất cả các phương tiện lưu thông trên đường chứ không riêng xe ôtô.
- Đối với xe máy, để điều khiển và di chuyển được thì phải kết hợp điều khiển tay lái và tốc độ di chuyển thích hợp. Không ai có thể giữ tay lái luôn luôn là đường thẳng toán học song song với đường trong suốt quá trình lưu thông.
- Khi vào đường cong thì bánh xe chủ động cũng phải điều chỉnh theo đường cong tức song song với đường thì mới đi đúng đường được, mà nếu như vậy thì sao lại có chuyển hướng? Có mâu thuẫn không trong khái niệm toán học áp dụng trên.
- Thực tế các bác oser đã chứng minh khi vào đường cong (đường dẫn vào cao tốc, đường TĐT góc Bason, ...) là không phải sử dụng đèn tín hiệu chuyển hướng.
- Với ý kiến cần bật đèn tín hiệu khi vào đường cong, em đồng ý khi gặp những đường cong bị che khuất một phần thì bật đèn cảnh báo (cả 2 đèn chuyển hướng) cho người chạy sau biết, chứ không sử dụng 1 đèn rẽ chuyển hướng.
- Cần phân biệt rẽ chuyển hướng với chuyển làn đường; đường cong với đường rẽ nhánh, .. vì các hành vi này bị điều chỉnh bởi các điều khác nhau trong luật GT.
Vậy quan điểm này đúng hay sai?
sgb345 nói:
- Quan điểm 2 (là quan điểm của mình, và nhiều bác khác khi tranh luận trên thớt đường cong): chỉ có hành vi chuyển hướng khi xe từ bỏ tuyến đường mặc định đang đi để rẽ qua ngã rẽ khác.
 
Hạng D
10/9/08
2.894
6.273
113
Em ủng hộ quan điểm này.
sgb345 nói:
- Quan điểm 2 (là quan điểm của mình, và nhiều bác khác khi tranh luận trên thớt đường cong): chỉ có hành vi chuyển hướng khi xe từ bỏ tuyến đường mặc định đang đi để rẽ qua ngã rẽ khác.


 
  • Like
Reactions: nam_forza
Hạng D
14/3/10
1.213
5.324
113
target_locked nói:
Em ủng hộ quan điểm này.
sgb345 nói:
- Quan điểm 2 (là quan điểm của mình, và nhiều bác khác khi tranh luận trên thớt đường cong): chỉ có hành vi chuyển hướng khi xe từ bỏ tuyến đường mặc định đang đi để rẽ qua ngã rẽ khác.
080402cool_prv.gif

 
Hạng D
13/2/11
2.097
802
113
target_locked nói:
Em ủng hộ quan điểm này.
sgb345 nói:
- Quan điểm 2 (là quan điểm của mình, và nhiều bác khác khi tranh luận trên thớt đường cong): chỉ có hành vi chuyển hướng khi xe từ bỏ tuyến đường mặc định đang đi để rẽ qua ngã rẽ khác.
Theo khoản 2, điều 15 thì quan điểm này hợp lý.
 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
tieulinhtinh nói:
...
Em trích luật:
Điều 15.Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và (1) có tín hiệu báo hướng rẽ..

2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng (2) phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Có nhiều ý kiến cho rằng xoay vô lăng để bánh xe khỏi vị trí đi thẳng là chuyển hướng nên phải xi nhan theo khoản 1 (chữ màu đỏ). Tuy nhiên theo khoản 1 thì phải có tín hiệu khi muốn chuyển hướng, có nghĩa là chưa thực hiện hành vi chuyển hướng, tức là chưa xoay vô lăng để chuyển hướng.
Thêm nữa nếu chiếu theo khoản 2 (chữ màu xanh) thì trong khi chuyển hướng người người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. Mà khi đi trên đường cong thì làm gì có các điều kiện như trên (chữ màu xanh)
 
Do đó ý kiến cho rằng đi trên đường cong phải xi nhan theo điều 15, khoản 1 là không hợp lý.
 
 


Mình đồng ý với bác Tieulinhtinh, và xin nhấn mạnh vào 3 điểm quan trọng sau đây:

1- Hành vi chuyển hướng chỉ xảy ra tại nơi giao lộ, nơi có ngã rẽ.
Các bác có thể thấy rõ điều đó qua ngôn từ của Điều 15 trong luật, là phần in chữ đậm mình đánh dấu số (1) và (2) ở trích luật phía trên.

2- Phải xi nhan trước khi muốn chuyển hướng:
Bác Tieulinhtinh có một phát hiện rất hay về ý nghĩa chữ "muốn".
Như vậy, luật quy định phải xi nhan trước khi xoay vô lăng tại ngã rẽ để thực hiện hành vi chuyển hướng.
Như vậy, việc bật xi nhan báo hướng rẽ cũng chẳng liên quan gì đến thao tác xoay vô lăng hết.

3- Luật không yêu cầu phải xi nhan trong khi đang chuyển hướng
Khi đang xoay vô lăng để chuyển hướng, luật không quy định phải tiếp tục xi nhan nữa, mà chỉ quy định "Trong khi chuyển hướng, phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều".


------
Giải thích thêm:

Mình xin nhấn mạnh ý nghĩa của 6 chữ có tín hiệu báo hướng rẽ được quy định rõ trong luật, nhưng luôn bị những bác ủng hộ phương án "đi trên đường cong là chuyển hướng" cố tình lờ đi khi tranh luận. Chỉ tại nơi giao lộ mới có ngã rẽ, mới có lối đi của người đi bộ ngang đường (khi rẽ trái còn phải nhường đường cho xe đi ngược chiều), mà trên đường cong không thể có.

Với 3 chữ "báo hướng rẽ" được ghi đậm sau số (1), với mô tả các thao tác lái xe phải thực hiện khi chuyển hướng sau số (2) (phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, v.v...) Điều 15 của luật đang mô tả hành vi chuyển hướng chỉ xảy ra tại nơi giao lộ, nơi có ngã rẽ.


.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
.


Xin minh hoạ bằng hình vẽ Điều 15 "Chuyển hướng" cho cả 2 phương án để các bác tự rút kết luận cho chính mình nhé.


#1- Quy định của luật:
Thế nào là chuyển hướng?



#2- Nếu chuyển hướng là rẽ phải tại giao lộ: Sơ đồ này đáp ứng được cả 2 quy định trong Điều 15:
- Khi muốn chuyển hướng (trước khi thực hiện chuyển hướng) phải xi nhan báo hướng rẽ.
- Trong khi chuyển hướng phải nhường đường cho người đi bộ
Thế nào là chuyển hướng?



#3- Nếu chuyển hướng là rẽ trái tại giao lộ: Sơ đồ này đáp ứng được 2 quy định trong Điều 15:
- Khi muốn chuyển hướng (trước khi thực hiện chuyển hướng) phải xi nhan báo hướng rẽ.
- Trong khi chuyển hướng phải nhường đường cho người đi bộ và xe ngược chiều
Thế nào là chuyển hướng?




#4- Nếu chuyển hướng là di chuyển trên đường cong: Sơ đồ này không đáp ứng bất kì quy định nào trong 2 quy định của Điều 15:
- Phương án "đường cong" này cho rằng phải xi nhan trên suốt đoạn đường cong, trong khi Luật quy định "Khi muốn chuyển hướng (trước khi thực hiện chuyển hướng) phải xi nhan báo hướng rẽ".
- Trên đường cong không hề có người đi bộ qua đường để nhường đường. Còn các xe ngược chiều thì đi trên các làn đường riêng của chúng, không cản trở gì lẫn nhau nên không cần "xe đang chuyển hướng" phải nhường đường cho xe chiều ngược lại như nêu trong luật.
Thế nào là chuyển hướng?




.
 
Last edited by a moderator: