Up lại phần lý thuyết của VN và Tây.
VN:
Luật 2008:
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
d)
Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
NĐ 46/2016:
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Vượt trong các trường hợp cấm vượt;
Tây:
Cấm vượt nơi đường giao nhau
1) Cấm bất cứ phương tiện nào vượt tại một điểm giao cắt nếu hành động vượt đó khiến bạn phải lấn sang vạch tim đường. Bạn không được đi vào phần đường của:
- Những phương tiện đi ngược chiều với bạn
- Những phương tiện đến từ đường nhánh.
View attachment 521137
2) Cấm vượt:
- Bất cứ phương tiện nào đang di chuyển khi bạn ở khoảng cách ngắn hơn 60m với một đường ray tàu hỏa cắt ngang.
- Bất cứ phương tiện nào đang dừng chờ tàu hỏa.
View attachment 521140
Vượt xe tại giao lộ
Trong một số tình huống bạn được phép vượt xe khác tại giao lộ, nhưng bạn phải rất cẩn thận khi thực hiện việc này.
Vượt bên phải (tại giao lộ) trên đường một làn cùng chiều đi của bạn.
Trong tình huống này, bạn có thể vượt bên phải nếu làn đường đủ rộng cho cho xe bạn vượt và xe bị vượt đang:
- dừng, hoặc
- xi nhan rẽ trái, hoặc
- rẽ trái
TH NÀY LUẬT MÌNH CÓ NÈ.
Không được vượt nếu xe bị vượt đang xi nhan rẽ phải.
Vượt bên phải tại giao lộ
Vượt bên phải tại giao lộ trên đường có nhiều làn cùng chiều đi của bạn
Trong tình huống này, bạn có thể vượt bên phải nếu xe bị vượt đang đi trong 1 làn khác làn xe của bạn và bạn có thể vượt an toàn.
TH NÀY LUẬT MÌNH MỚI CÓ LUÔN.
Vượt bên phải tại giao lộ
Vượt bên trái tại giao lộ trên đường có nhiều làn cùng chiều đi của bạn
Trong tình huống này, bạn có thể vượt bên trái nếu xe bạn sẽ rẽ trái hoặc đi thẳng.
Vượt bên trái tại giao lộ