Hạng B1
15/5/19
68
105
18
45
Nhiều tài xế tỏ ra khó hiểu khi phải bỏ ra hàng trăm nghìn đồng để được cấp "Chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải".

Thêm một giấy chứng nhận "hành" lái xe kinh doanh vận tải

Lái xe phải bỏ 300.000 đồng để tham gia lớp học kéo dài 2 tiếng và nhận về một "giấy chứng nhận" còn nhiều băn khoăn về lợi ích.

Học 2 tiếng, chứng nhận ghi 3 ngày

Anh Nguyễn Văn Chung (tên nhân vật đã được thay đổi - PV) sinh năm 1994, quê Hoài Đức, Hà Nội là tài xế Grab thuộc đơn vị Hợp tác xã dịch vụ vận tải cơ giới Hợp Nhất. Cuối tháng 5, anh Chung nhận được thông báo của hợp tác xã về việc mở lớp tập huấn cấp "chứng chỉ hành nghề cho lái xe kinh doanh vận tải".

Lớp được tổ chức tại hội trường tầng 2 Sở Giao thông vận tải Hà Nội (số 2, Phùng Hưng, quận Hà Đông). Kinh phí của khoá tập huấn là 300.000 đồng/người

"Thấy họ thông báo và anh em cũng kháo nhau nữa nên mình đi học thôi. Sợ không có bị phạt. Học ngay trong một chiều rồi kiểm tra luôn. Đợi mấy hôm là có kết quả, hợp tác xã gọi mình đến lấy là xong" - anh Chung nói.

Thêm một giấy chứng nhận "hành" lái xe kinh doanh vận tải

Rất đông tài xế đã tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ để cấp "giấy chứng nhận".

Dù vậy, khi đến lịch hẹn, thứ anh Chung nhận được không phải "chứng chỉ" mà lại là "Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải" do chính HTX Hợp Nhất cấp, trên giấy này ghi anh đã "qua lớp tập huấn tại Hà Nội từ 21.5 đến 23.5".

Anh Chung cũng cho hay không hiểu vì sao phải tham gia lớp học này trong khi trước đó nội dung này anh đã được học tới 2 lần. Một lần là lúc thi bằng lái xe, một lần là bên Grab tổ chức miễn phí cho các tài xế của hãng.

"Nói là giấy phép giấy tập huấn nghiệp vụ, tại sao lúc đầu trước khi mình đi lái xe vận tải sao không cho học đi, đến lúc làm bao năm rồi mới bảo đi học?" - vị tài xế thắc mắc.

Thêm một giấy chứng nhận "hành" lái xe kinh doanh vận tải

Phiếu thu tiền và tài liệu được phát sau khoá tập huấn kéo dài vẻn vẹn 2 tiếng.


Cũng từng trải qua khoá tập huấn chóng vánh như trên, anh Nguyễn Như Bình (tên nhân vật đã được thay đổi - PV) sinh năm 1994, quê Hưng Yên, là tài xế Grab thuộc HTX vận tải Nam Anh cho biết lớp học diễn ra chỉ vẻn vẹn trong một buổi, kéo dài 2 tiếng đồng hồ. Nhưng kết quả mà anh Bình nhận được cũng là giấy chứng nhận ghi thời gian đào tạo tới 3 ngày.

"Thấy thông tin nhiều người bị phạt khi không có "chứng chỉ" nên tôi đi học. Học có một hôm thôi rồi hợp tác xã họ gọi đến lấy. Vào học thì đóng 300.000 đồng, đóng ngay tại cửa phòng học luôn cũng được. Mỗi tháng chỉ 1 đợt thôi nên người ta đến học đông lắm" - anh Bình cho hay.

Thêm một giấy chứng nhận "hành" lái xe kinh doanh vận tải

Một “giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải” được cấp cho người lái xe.


Trong một hội nhóm có gần 30.000 thành viên trên mạng xã hội Facebook, câu hỏi về "chứng chỉ hành nghề" như: có bắt buộc phải học không? đi đường không có "chứng chỉ" liệu có bị phạt không,... thường xuyên xuất hiện.

Nhiều tài xế tỏ ra lo lắng khi chưa có được loại giấy tờ này nhưng một số khác đặt nghi vấn về sự cần thiết của chúng.

Loạn giấy phép, thủ tục

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Đỗ Văn Bằng - Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát sở hữu hãng xe Sao Việt (tuyến Lào Cai - Hà Nội) nhận định, đang có nhiều sự chồng chéo về các loại giấy tờ đối với người lái xe kinh doanh vận tải.

"Chỉ đơn cử như bằng lái xe hạng E, là loại bằng phục vụ xe chở khách nhưng lại phải học thêm chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ lái xe phục vụ, chứng chỉ phòng cháy chữa cháy,..." - ông Đỗ Văn Bằng chia sẻ.

Theo ông Bằng, "chứng chỉ hành nghề" hay tên chính xác là "Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải" có mục đích trùng lặp với giấy phép lái xe. Thậm chí, các nội dung để cấp giấy chứng nhận này là thừa thãi bởi người học đã được đào tạo rất bài bản từ trước đó khi học bằng lái xe.

Thêm một giấy chứng nhận "hành" lái xe kinh doanh vận tải

Nhiều tài xế Grab tỏ ra khó hiểu với việc phải bỏ tiền và thời gian để học lấy thứ mà mình đã được đào tạo tới 2 lần.


"Người điều hành vận tải, người kinh doanh vận tải, người lái xe đã học hết rồi nhưng lại phải học thêm để cấp "chứng chỉ" của Sở, của hiệp hội nữa thì đau đầu quá. Đấy chưa kể lại còn mất mấy trăm nghìn tiền học" - ông Bằng thẳng thắn cho biết.

Tuy nhiên, mục đích và giá trị thực sự của loại giấy tờ này vẫn đang là một dấu hỏi. Bởi theo các tài xế, tất cả các kĩ năng cần thiết đã có ngay khi hoàn thành đào tạo giấy phép lái xe các hạng.

Liên quan tới khóa học kể trên, trao đổi với PV Báo Lao Động, đại điện Phòng Vận tải (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) cho biết, việc đào tạo là chuyện nội bộ của các HTX. Ở góc độ cơ quan quản lý, Sở chỉ có trách nhiệm giám sát, cũng không đề xuất mức học phí. Còn hội trường là Sở tạo điều kiện cho doanh nghiệp mượn để giảng dạy.

Trước câu hỏi khóa học bị trùng lặp nhiều so với các chương trình mà các tài xế đã học từ trước, đặc biệt là các tài xế Grab, vị đại điện cho biết: Grab không được tính là doanh nghiệp vận tải nên khóa học của đơn vị này không được xem xét.

Lãnh đạo Phòng Vận tải cũng lưu ý, theo các quy định hiện hành, nếu tài xế không được "tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải" thì chủ thể bị xử phạt là doanh nghiệp sử dụng lao động chứ không phải tài xế.

Liên lạc với đường dây nóng HTX Dịch vụ Vận tải Hợp Nhất, phía đơn vị này cho biết loại "chứng chỉ" này là bắt buộc. Các tài xế muốn có "chứng chỉ tập huấn", hợp tác xã sẽ cho đăng ký, yêu cầu học và thi theo lớp do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội mở (?).
Tuy nhiên, khi được hỏi về mức phí thu 300.000 đồng/học viên là do Hợp tác xã quy định hay do Sở Giao thông Vận tải đưa ra, phía Hợp tác xã Hợp Nhất không trả lời.

Nguồn: Người lao động
 
Hạng B1
15/5/19
68
105
18
45
Đâu riêng gì Hà Nội, Lâm Đồng quê e cũng phải có chứng chỉ này mới được chạy taxi. Trước đây là 100k, còn bây giờ là 200k.
Tính ra giá cả mỗi khác bác nhỉ, kiểu này thích lấy nhiêu thì lấy, chán thật
 
  • Like
Reactions: Chú Thỏ