Giao Thông
22/3/19
1.127
2.739
131
34
Bộ GTVT dự kiến sẽ triển khai sử dụng cát biển đắp đường với đoạn tuyến Hậu Giang - Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025.

Thí điểm dùng cát biển thay thế cát sông đắp nền cao tốc khu vực Đồng bằng sông Củu Long


Ngày 28/12, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức họp báo thông tin về tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2017 – 2020 và giai đoạn 2021-2025.

Trong buổi họp báo trả lời về vấn đề đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng cao tốc ông Nguyễn Tiến Minh, Phó cục trưởng Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ GTVT cho biết nguồn cát biển tại đồng bằng sông Cửu Long cơ bản đáp ứng yêu cầu về thành phần hạt đắp nền đường. Cơ quan chuyên môn đang đánh giá ảnh hưởng nhiễm mặn của cát biển đối với môi trường xung quanh.

Bộ GTVT đã giao Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận thí điểm dùng cát biển làm vật liệu đắp nền đường đoạn cao tốc Hậu Giang - Cà Mau. Sau khi quan trắc, nếu đáp ứng yêu cầu, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ làm thủ tục cấp phép cho các đơn vị khai thác. "Cuối năm 2023, cơ quan chuyên môn mới đánh giá được kết quả nghiên cứu cát biển. Trước mắt, Bộ vẫn sử dụng cát sông từ 4 địa phương có nguồn cát dồi dào để triển khai cao tốc Bắc Nam", ông Minh nói.

"Dự kiến, đến cuối năm 2023 mới có thể có đánh giá về việc sử dụng cát biển thay thế vật liệu đắp đường. Hiện thi công cao tốc vẫn sử dụng cát sông", ông Minh cho biết.

Thí điểm dùng cát biển thay thế cát sông đắp nền cao tốc khu vực Đồng bằng sông Củu Long

Chi tiết độ dài, tổng đầu tư và tiến độ thực hiện 12 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2.

Bổ sung, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy thừa nhận khu vực ĐBSCL đang “căng” về nguồn cát. Quá trình khảo sát tại An Giang có trữ lượng cát sông lớn cho dự án nhưng sản lượng được phép khai thác chưa đạt. Vì vậy, chủ đầu tư, nhà thầu cần phối hợp với địa phương để mở mỏ mới cung cấp cho dự án. Trong đó, các tỉnh cần cấm việc kinh doanh các mỏ này, chỉ phục vụ riêng cho dự án.

Giai đoạn 2021-2025, đồng bằng sông Cửu Long có 4 dự án cao tốc, gồm: Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Mỹ An - Cao Lãnh. Nhu cầu cát đắp cho 4 dự án này khoảng 47 triệu m3.

Ngày 1/1/2023 sắp tới, Bộ GTVT tổ chức khởi công 12 dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Tuyến đường dài 729 km, chia thành 12 dự án độc lập, gồm các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km), đi qua 12 tỉnh, thành phố, tổng mức đầu tư 146.990 tỷ đồng. Dự án cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026. Sau khi hoàn thành, cao tốc Bắc Nam phía Đông sẽ được nối thông toàn tuyến dài khoảng 2.000 km.

Xem thêm:
 
Hạng D
3/1/16
1.130
802
113
Cát biển ở các tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đa số lại là cát nhiểm bùn phù sa nên theo mình cũng hơi khó đảm bảo về mặt kỹ thuật. Nếu có thì cũng phải ra xa mới có thể lấy dc cát tốt.
 
Hạng D
22/1/19
4.534
8.430
113
ĐBSCL mấy năm nay toàn bị biển xâm thực với nước biển dâng mà sao còn lấy cát biển để làm đường nữa ta ... Đâu phải cái thời bồi đắp tự nhiên như 20-30 năm về trước nữa đâu.
 
Việt Nam nên học tập Nauy trong việc Tổng chi Ngân sách bình quân đầu người Dân Việt Nam cho Hệ thống Hạ tầng Giao thông Việt Nam,

với mức số chi này thì sẽ từng bước đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng lưới và nâng cao năng lực toàn diện của Hệ thống Giao thông